Khái quát về trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tình huống trong dạy học môn chính trị ở trường cao đẳng sư phạm khang khai, tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 41 - 46)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.1. Khái quát về trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai

Trong hệ thống các trường Sư phạm của Lào, trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai, tỉnh Xiêng Khoảng là một trong những ngôi trường trọng điểm của nước CHDCND Lào. Trường nằm trong làng Khang Khai, huyện Pek, tỉnh Xiêng Khoảng. Cách thành phố Phôn Sa Văn đi về phía đông theo đường số 7 khoảng 6 km. Phía Bắc giáp với trường Cao đẳng Khang Keo cũ và làng Lek. Phía Nam giáp với đường số 7 và sống Nhuôn. Phía Đông giáp với quân khu Phắt Chay, cơ quan Tư pháp và làng Đồng. Phía Tây giáp với núi Sa Ni.

Trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai là tổ chức giáo dục - đào tạo được kế thừa và phát triển từ Trường Trung cấp Sư phạm Trung ương, thành lập năm 1965 ở huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn, Lào.

Năm 1965 - 1978 trường có tên gọi là Trường Trung cấp sư phạm Trung ương, có nhiệm vụ đào tạo sinh viên và cán bộ cho vùng giải phóng Hoa Phăn và Phông Sa Li. Trong giai đoạn đó, nhà trường còn nhiều thiếu thốn do chiến tranh nên chưa có cơ sở vật chất khang trang như bây giờ. Việc dạy và học phải diễn ra trong hang động. Cán bộ và sinh viên của nhà trường phải vừa học, vừa đấu tranh chống đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai. Mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng thời gian này, dưới sự lãnh đạo của các thầy Hiệu trưởng: Thầy Bun Khăm Cha Lơn Súc (giai đoạn 1965 - 1968); Thầy Sin Xay Kéo Ma Ni Vông (giai đoạn 1968 - 1973); Thầy Khăm Phóng Phăn Vông Sa (giai đoạn 1971 - 1973); Hiệu trưởng In Kéo Viêng Vi Xay (giai đoạn 1973 - 1974);

Thầy Thông Sing Thăm Ma Vông (giai đoạn 1974 - 1976) và Thầy Bun Phêng Mun Phô Xay (giai đoạn 1976 - 1977), nhà trường đã từng bước phát triển đi lên và dần được khẳng định về chất lượng giáo dục - đào tạo. Các lứa sinh viên lần lượt tốt nghiệp ra trường đi đến mọi miền đất nước đóng góp cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo nước nhà.

Năm 1978, đất nước được giải phóng, giáo dục theo đó cũng phát triển mạnh và dần đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai dần được mở mang, phát triển, được chuyển từ huyện Viêng Xay, tỉnh Hoa Phăn sang huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng và đổi tên là Trường Trung cấp Sư phạm số 3. Thời điểm này có các thầy Bun Thon Seng Khăm Mi (giai đoạn 1978 - 1980), thầy Sai Thong Vông Lo Khăm (giai đoạn 1980 - 1995) là Hiệu trưởng, trực tiếp chỉ đạo phát triển nhà trường.

Đến năm học 1995 - 1996, Trường được chuyển đến huyện Khăm sang ở tỉnh Khăng Cưu, rồi chuyển qua huyện Pek, tỉnh Xiêng Khoảng và đổi tên là Trường Cao đẳng Sư phạm Xiêng Khoảng. Thời kỳ này có thầy Sai Thong Vông Lo Khăm và thầy Vông Sa Đoang Thong La là Hiệu trưởng nhà trường [6, tr.35 -37].

Ngày 16/10/1998, Chính phủ đã quyết định chuyển trường sang làng Khang Khai, thành lập Trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai cho đến nay.

Hiện nay, Hiệu trưởng trực tiếp lãnh đạo của nhà trường là đồng chí Vanny Yangchiamuoa. Với sự đầu tư của Chính phủ và đóng góp của nhân dân, cơ sở vật chất của Nhà trường đã khang trang hơn, các phòng học được sửa sữa, xây dựng mới, trang bị thiết bị dạy học hiện đại. Một số phòng học đã có hệ thống máy chiếu phục vụ công tác đổi mới dạy học. Trường gồm 8 Khoa: Khoa Văn, Khoa Sử, Khoa Địa, Khoa Toán, Khoa Lý, Khoa Hóa, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Tiểu học. Năm học 2019 - 2020, quy mô đào tạo toàn trường có 589 sinh viên hệ chính quy. Số cán bộ, giảng viên trong trường là 180 người (số cán bộ, giảng viên có học vị Thạc sỹ là 45 người, trình độ Đại học là 95 người; cao cấp

33 người, trung cấp 5 người và 2 người là sơ cấp). Độ tuổi của cán bộ, giảng viên trong trường không đồng đều, có khoảng 1/3 số giảng viên là ở độ tuổi trung và cao tuổi; số còn lại là những giảng viên còn rất trẻ về tuổi đời và tuổi nghề.

Là một trường của miền núi phía Bắc nước CHDCND Lào, trường Cao đẳng Khang Khai có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho các trường từ Mầm non, Tiểu học đến Trung học cơ sở, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo của các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, đặc biệt là hai tỉnh Xiêng Khoảng và Hủa Phăn.

Mặc dù với điều kiện kinh tế - xã hội đất nước còn nhiều khó khăn, cộng với những biến động của tình hình thế giới và trong nước, tác động của cơ chế thị trường, nhưng nhà trường đã và đang phấn đấu vươn lên xây dựng trường thành một trung tâm sư phạm lớn, có chất lượng, đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ và nhân viên phục vụ các trường học từ Mầm non đến Trung học cơ sở của đất nước. Để thực hiện mục tiêu này, hiện nay, Trường đào tạo sinh viên theo 3 hệ thống nhằm đáp ứng yêu cầu của Bộ Giáo dục và Thể thao, cụ thể như sau:

Một là, các học sinh tốt nghiệp cấp hai sẽ đến đây học 3 năm và được cấp bằng tốt nghiệp trung cấp, ra trường trở thành giáo viên tiểu học, gọi là hệ thống 9 + 3.

Hai là, các học sinh tốt nghiệp cấp ba đến đây học 2 năm và được cấp bằng tốt nghiệp cao cấp. Số sinh viên này ra trường được đi dạy cấp hai gọi là hệ thống 12 + 2.

Ba là, các học sinh tốt nghiệp cấp ba đến trường học 4 năm và được nhận bằng tốt nghiệp đại học, họ ra trường đi dạy cấp ba gọi là hệ thống 12 + 4.

Trong các năm học gần đây, sinh viên của Trường luôn đạt được kết quả cao trong các kỳ thi tốt nghiệp, góp phần quan trọng vào nền giáo dục của đất nước. Có được những thành tích nêu trên chính là nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước; sự chỉ đạo trực tiếp, sát sao của Bộ Giáo dục và Thể thao cùng với

chính quyền địa phương nơi Nhà trường đóng quân. Sự đóng góp toàn bộ sức lực, niềm tin, trí tuệ của tập thể cán bộ, giảng viên và sinh viên trong trường cũng là nhân tố quan trọng tạo nên thành tích của Nhà trường. Tất cả các đồng chí từ lãnh đạo nhà trường đến cán bộ, nhân viên, giảng viên trong trường đều luôn có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Các giảng viên trong trường luôn luôn trăn trở, tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy, đóng góp tích cực vào thành tích chung của nhà trường. Cùng với đó là hội cha mẹ sinh viên rất nhiệt tình và thường xuyên phối hợp, chăm lo đến các hoạt động của nhà trường - đó cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nhà trường.

Cũng giống như các trường sư phạm khác, trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, trọng trách lớn, đó là: Giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn và năng lực thực hành, Nhà trường còn phải coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, pháp luật, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng cho sinh viên. Kết hợp giảng dạy, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Chuẩn bị cho thanh niên bước vào cuộc sống lao động sản xuất và chiến đấu, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.

Để thực hiện nhiệm vụ cao cả đó, Nhà trường đã xây dựng chương trình giáo dục toàn diện. Với phương châm giáo dục tri thức đi đôi với giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, xây dựng người công dân xã hội chủ nghĩa trong thời đại mới, chương trình giáo dục của Nhà trường đã chú trọng đổi mới công tác giảng dạy và nghiên cứu các môn Lý luận chính trị theo hướng tích cực hóa người học.

* Về đội ngũ giáo viên dạy các môn Lý luận chính trị

Các môn Lý luận chính trị có vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục của nhà trường, do đó giảng viên giảng dạy các môn học này cũng được quan tâm, đầu tư để nâng cao trình độ, chất lượng giảng dạy, năng lực nghiệp vụ

sư phạm. Hiện nay, tổ Lý luận chính trị có 09 giảng viên, số giảng viên nam là 07 (chiếm 77,8%), nữ là 02 (chiếm 22,2 %). Độ tuổi từ 40 trở xuống là 07 người (chiếm 77,8%) và trên 40 tuổi là 02 người (chiếm 22,2%). Trình độ của giảng viên trong tổ Lý luận chính trị được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 2.1. Thống kê trình độ của giảng viên Lý luận chính trị, trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai

STT Phân loại theo trình độ và thâm niên công tác Số lượng

1 Trình độ đại học 6/9

2 Trình độ cao học 3/9

3 Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh 3/9

4 Thâm niên công tác từ 15 - 20 năm 2/9

5 Thâm niên công tác từ 10 - 15 năm 4/9

6 Thâm niên công tác từ 5 - 10 năm 2/9

7 Thâm niên công tác từ 1 - 5 năm 1/9

Nguồn: Trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai (năm học 2019 - 2020)

Số lượng giảng viên các môn Lý luận chính trị đang công tác tại trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai chiếm số lượng chưa nhiều, trình độ còn chưa nâng cao. Trong tổng số 9 giảng viên, chỉ có 3 người là có trình độ cao học, một đang theo học cao học tại Việt Nam, số còn lại mới chỉ có bằng đại học. So với yêu cầu, nhiệm vụ chung của nhà trường và thực tế phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế, giảng viên cần phải được nâng cao hơn nữa về trình độ.

Hằng năm, giảng viên giảng dạy các môn Lý luận chính trị đều được đi bồi dưỡng thường xuyên và đạt chuẩn. Thông qua các đợt tập huấn do Bộ Giáo dục và Thể thao tổ chức, giảng viên chính trị của Trường đã cập nhật được nhiều phương pháp dạy học theo hướng tích cực, hiệu quả, chất lượng các giờ dạy nhờ đó được nâng lên đáng kể. Nhà trường còn thường xuyên cử giảng viên đi thi giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia. Đã có 3 đồng chí được công nhận là giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh, 2 đồng chí đạt giảng viên giỏi cấp trường.

Bên cạnh công tác giảng dạy, giảng viên các môn Lý luận chính trị còn tham gia nghiên cứu khoa học nhưng số lượng còn ít, các công trình khoa học chưa nhiều. Giảng viên còn thụ động trong công tác nghiên cứu khoa học.

Để nâng cao chất lượng dạy học các môn Lý luận chính trị, giảng viên nhà trường không ngừng đổi mới, tiếp cận và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, phương tiện dạy học hiện đại. Phấn đấu mỗi giờ lên lớp là một giờ sáng tạo “yêu người, yêu nghề” hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tình huống trong dạy học môn chính trị ở trường cao đẳng sư phạm khang khai, tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 41 - 46)