7. Kết cấu của đề tài
2.3.2. Điều kiện đối với sinh viên
Để vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai, tỉnh Xiêng Khoảng, dưới góc độ tiếp cận điều kiện đối với sinh viên, cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Một là, sinh viên cần thay đổi thói quen học tập thụ động, ỷ lại vào bài giảng của thầy cô để chuyển sang ý thức tích cực, chủ động, sáng tạo, phát huy tinh thần hợp tác nhóm trong việc chiếm lĩnh tri thức, giải quyết tình huống.
Hai là, sinh viên phải có đầy đủ các phương tiện cần thiết phục vụ cho việc học tập giải quyết tình huống như: Sách giáo trình, sách tham khảo, giấy khổ A0, bút dạ, bút màu…
Ba là, sinh viên cần xác định rõ nhiệm vụ học tập mà giảng viên giao cho, trên cơ sở đó tự lập kế hoạch cho bản thân. Vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2, đòi hỏi sinh viên phải chuẩn bị tốt nhiệm vụ mà giảng viên giao cho; nghiên cứu sách giáo trình, đọc tài liệu tham khảo, tìm hiểu thêm kiến thức trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet và chuẩn bị các yếu tố cần thiết khác cho quá trình giải quyết tình huống. Có như vậy, khi vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 mới đem lại hiệu quả cao và khắc phục được những hạn chế, nhược điểm của phương pháp này.
Bốn là, sinh viên cũng cần khắc phục tâm lí tự ti, e ngại, nhút nhát, ngại phát biểu trước đám đông, không dám bộc lộ quan điểm, chính kiến của bản thân… Vì những yếu tố tâm lí này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của các giờ học vận dụng tình huống.
Năm là, sinh viên cũng cần phải có tính tự giác cao, nghiêm túc trong giờ học. Phải thân thiện, cởi mở với nhau trong quá trình thảo luận giải quyết tình huống, tích cực, nhiệt tình, hăng hái tham gia vào quá trình học tập, có tinh thần hợp tác với thầy cô, với bạn bè. Luôn luôn không ngững nỗ lực để nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân, chăm chỉ, tích cực học và nghiên cứu bài trước khi đến lớp để có thể biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo.
2.3.3. Điều kiện đối với các cấp quản lý
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai, cũng cần phải có được sự quan tâm, chỉ đạo từ nhiều cấp bộ ngành, mà trước hết là ngành giáo dục. Sự quan tâm của cấp quản lý sẽ tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và học tập của mình.
Đặc biệt ở cấp quản lý Nhà trường và Bộ môn Lý luận chính trị cần quán triệt và thực hiện tốt một số nội dung sau:
- Trước hết, Ban Giám hiệu nhà trường, trưởng các đơn vị Khoa chuyên môn và trưởng bộ môn Lý luận chính trị cần có nhận thức đúng đắn và có quan điểm chỉ đạo ưu tiên đối với hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị để khắc phục hạn chế ngại suy nghĩ, tính nhút nhát, thiếu kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giải quyết tình huống của một bộ phận sinh viên trong nhà trường.
- Nhà trường cần xác định đổi mới phương pháp dạy học là hoạt động trọng tâm trong kế hoạch công tác của nhà trường hằng tuần, hằng tháng. Tránh tình trạng chỉ kêu gọi, chú trọng đổi mới phương pháp dạy học trong các đợt thao giảng, hội thi, hội giảng sau đó lại quay trở lại cách dạy “thầy đọc trò ghi, thầy nói trò nghe đổi” vốn đã từng tồn tại phổ biến trong thực tiễn dạy học môn Chính trị trong những năm qua.
- Tăng cường đầu tư và kêu gọi các nguồn tài trợ cho các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt tạo mọi điều kiện để nâng cấp trang thiết bị cho các phòng học bộ môn để tiến hành dạy học với các phương pháp mới, trong đó có vận dụng tình huống trong dạy học.
- Nhà trường cần xây dựng các quy định mang tính chế tài và phân cấp quản lý cho tổ hoặc nhóm chuyên môn để quản lý có hiệu quả nền nếp và chất lượng hoạt động đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường. Khi thực hiện giải pháp này, Nhà trường nên có những chính sách khen thưởng kịp thời với những tổ/nhóm/giảng viên làm tốt hoặc trách phạt đối với những tổ/nhóm/giảng viên thực hiện theo kiểu hình thức, lấy lệ hoặc không hoàn thành nhiệm vụ, chây ỳ.
- Nhà trường cần xây dựng các văn bản mang tính pháp quy quy định về việc thực hiện phương pháp dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy và đưa vào tiêu chí đánh giá giờ giảng, từ đó tạo điều kiện khuyến khích giảng viên cải tiến phương pháp trong quá trình dạy học. Ủng hộ tinh thần giảng viên vận dụng tình huống trong dạy học bằng các hình thức động viên, khen ngợi kịp thời, giúp giảng viên có động lực để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
Nhà trường cũng cần tăng cường hơn nữa việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, giao lưu về đổi mới phương pháp dạy học giữa các Khoa, Tổ chuyên môn trong nhà trường, giữa trường mình với các trường bạn để tạo cơ hội cho giảng viên nói chung, giảng viên môn Lý luận chính nói riêng có cơ hội để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau về phương pháp dạy học mới, từ đó điều chỉnh lại phương pháp giảng dạy của bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục.
Hằng năm, nhà trường cũng cần tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên dạy Lý luận chính trị có điều kiện tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, nâng cao trình độ, năng lực vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại của bản thân, từng bước đóng góp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo chung của nhà trường.
Ngoài ra, Ban Giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn có thể dự giờ bất kỳ giảng viên nào để nắm được tình hình giảng dạy, phương pháp giảng dạy của từng người. Từ đó, đề xuất khen thưởng, biểu dương những người thực hiện tốt và có những biện pháp tác động đến giảng viên chưa có sự đầu tư cho chuyên môn, nhất là việc cải tiến phương pháp giảng dạy.
- Thực hiện tốt các chế độ chính sách cho giảng viên và sinh viên; chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giảng viên dạy Lý luận chính trị; đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng.
- Tập trung chỉ đạo việc nâng cao chất lượng dạy và học thông qua việc thực hiện tốt nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác của giảng viên và sinh viên trong học tập. Chú trọng công tác thanh, kiểm tra giáo án đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên, tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, nâng cao chất lượng đào tạo.