Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 39)

Hoạt động huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động kinh doanh nên chi nhánh luôn sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp tích cực như: điều hành lãi suất linh hoạt, cân đối và điều chỉnh kịp thời mục tiêu tăng trưởng huy động vốn phù hợp với tăng trưởng tín dụng, triển khai các sản phẩm huy động vốn phong phú và đa dạng, tăng cường công tác tiếp thị, đổi mới thái độ, tác phong, rút ngắn thời gian giao dịch, triển khai các chương trình chăm sóc khách hàng phù hợp với thực tế để giảm chi phí huy động vốn.

Bảng 2.1 Nguồn vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2015

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn vốn huy động

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Tổng nguồn vốn 6,037 14.82% 7,060 16.95% 8,838 25.18% 10,277 16.28% 12,139 18.12% Trong đó: - Nguồn vốn huy động 3,937 25.38% 5,436 38.07% 6,283 15.58% 7,442 18.45% 8,482 13.97%

- Vay ngân hàng cấp trên 2,100 -0.85% 1,624 -22.67% 2,555 57.33% 2,835 10.96% 3,657 28.99%

* Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

- Tiền gửi không kỳ hạn 651 -6.60% 914 40.40% 1,082 18.38% 1,162 7.39% 1,598 37.52%

- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 2,965 40.39% 3,658 23.37% 3,850 5.25% 4,198 9.04% 4,353 3.69%

- Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 321 82.39% 864 169.16% 1,351 56.37% 2,082 54.11% 2,531 21.57%

* Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại hình khách hàng

- Tiền gửi dân cư 3,422 -13.45% 4,766 39.28% 5,392 13.13% 6,576 21.96% 7,409 12.67%

- Tiền gửi các tổ chức kinh tế 515 34.46% 670 30.10% 891 32.99% 866 -2.81% 1,073 23.90%

Kết quả hoạt động huy động vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn 2011-2015 ở bảng 2.1 cho thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm đều có sự tăng trưởng tốt. Tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn của chi nhánh năm 2014 là 27.97%, của năm 2015 là 29.83% cao hơn nhiều so với tỷ lệ 8.15% của năm 2011. Đây là con số cho thấy cơ cấu nguồn vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đã có sự phát triển theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn giúp cho Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng phần nào ổn định về nguồn vốn. Bên cạnh đó, tỷ trọng tiền gửi dân cư năm 2015 đạt 87.35%, không có sự thay đổi đáng kể so với các năm trước (năm 2014 là 88.36%; năm 2013 là 85.82%; năm 2012 là 87.67% và năm 2011là 86.91%), tuy tỷ trọng không biến động nhiều nhưng nếu xét về số tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng thì số dư tiền gửi huy động từ dân cư tăng khá lớn, năm 2015 tăng 3,987 tỷ đồng so với năm 2011. Mặt khác, trong tổng nguồn vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng bao gồm có nguồn vốn chi nhánh tự huy động được và nguồn vốn từ cấp trên. Tỷ trọng nguồn vốn tự huy động được của chi nhánh ngày càng gia tăng cả về mặt số lượng cũng như tỷ trọng. Năm 2011, nguồn vốn chi nhánh tự huy động được chỉ có 3,937 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 65.2% nhưng đến năm 2015, nguồn vốn tự huy động được đã tăng lên 8,482 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 69.9%, điều này cho thấy sự gia tăng tự chủ về mặt nguồn vốn của chi nhánh.

Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank, 2011 – 2015

Hình 2.1 Diễn biến tăng trƣởng nguồn vốn

25.4% 38.1% 15.6% 18.4% 14.0% -0.9% -22.7% 57.3% 11.0% 29.0% 14.8% 16.9% 25.2% 16.3% 18.1% -30.0% -20.0% -10.0% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 2011 2012 2013 2014 2015

Thị phần huy động vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng năm 2015 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chiếm thị phần cao nhất so với các ngân hàng trên địa bàn. Số liệu cụ thể qua hình 2.2

Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank, 2011 – 2015

Hình 2.2 Thị phần huy động vốn của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Như vậy có thể thấy cơ cấu tăng trưởng nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng ngày càng ổn định và bền vững, trong bối cảnh nền kinh tế tại địa phương còn khó khăn, xuất phát điểm thấp và có nhiều tổ chức tín dụng ra đời thì duy trì được sự tăng trưởng và thị phần nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng như vậy là một kết quả rất đáng ghi nhận, đóng góp đáng kể vào lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của chi nhánh.

2.1.2. Hoạt động cho vay và đầu tƣ

Cũng như nhiều ngân hàng khác, hoạt động cho vay và đầu tư của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng mang lại nguồn lợi nhuận chính cho chi nhánh do đó nếu tích cực mở rộng hoạt động cho vay đồng thời với việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro sẽ là tiền đề tạo ra lợi nhuận của ngân hàng. Kết quả hoạt động cho vay và đầu tư của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2015: 12.08% 16.76% 9.04% 29.90% 3.66% 0.70% 2.11% 25.75% NH TMCP Công Thương NH TMCP Đầu tư và Phát triển NH TMCP Ngoại Thương

Agribank chi nhánh Lâm Đồng

Agribank chi nhánh Nam Lâm Đồng

NH Chính sách Xã hội

NH Hợp tác xã

Các NHTM cổ phần khác

Bảng 2.2 Kết quả cho vay của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2015

Đơn vị: Tỷ đồng

Kết quả cho vay

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Giá trị trưởng Tăng

(%) Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) A. Tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế 6,117 10.06% 7,060 15.42% 8,781 24.38% 10,188 16.02% 11,845 16.26% Trong đó: - Cho vay ngắn hạn 4,186 19.60% 5,043 20.47% 5,808 15.17% 6,394 10.09% 7,317 14.44% - Cho vay trung, dài hạn 1,931 -6.12% 2,017 4.45% 2,973 47.40% 3,794 27.62% 4,528 19.35%

B. Nợ xấu 83 -6.74% 30 -63.86% 92 206.67% 128 39.13% 35 -72.66%

C. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ

nợ 1.36% 0.42% 1.05% 1.26% 0.30%

Để đạt mục tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay có hiệu quả, Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đã quyết liệt chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiều giải pháp như: điều hành lãi suất cho vay linh hoạt, phù hợp với quy định của NHNN, của Agribank và tình hình thực tế; triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi để khuyến khích, hỗ trợ khách hàng mở rộng và tái đầu tư; tiếp tục xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, cho vay bổ sung để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, phục hồi sản xuất kinh doanh; củng cố kỷ cương, kỷ luật điều hành, củng cố sự đồng thuận nội bộ, giải tỏa tâm lý đối với cán bộ làm công tác tín dụng.

Kết quả hoạt động cho vay của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng qua bảng 2.2 cho thấy tổng dư nợ cho vay của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng qua các năm tăng trưởng đều đặn. Song song với việc tăng trưởng dư nợ cho vay, Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đồng thời thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý thu hồi, ngăn ngừa nợ xấu phát sinh, qua các năm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng nhỏ hơn 1.5% và luôn nằm trong tầm kiểm soát.

Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank, 2011 – 2015

Hình 2.3 Diễn biến dƣ nợ cho vay và nợ xấu qua các năm

Mặt khác, cùng với sự gia tăng về tỷ trọng vốn huy động trung và dài hạn, là sự gia tăng về tỷ trọng cho vay trung và dài hạn của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm

- 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 2011 2012 2013 2014 2015 6,117 7,060 8,781 10,188 11,845 83 30 92 128 35 Tổng dư nợ cho vay Dư nợ xấu

Đồng. Năm 2011, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm 31.56% nhưng đến năm 2015, tỷ trọng này đã tăng lên 38.23%. Đây là cơ sở để Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng cải thiện lợi nhuận vì lãi suất cho vay trung dài hạn luôn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn và bình quân dư nợ cho vay trung dài hạn sẽ ổn định hơn cho vay ngắn hạn.

Với ưu thế về cho vay nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nên dư nợ cho vay của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng chiếm thị phần khá lớn trên tổng dư nợ cho vay của toàn ngành Ngân hàng Lâm Đồng, thị phần năm 2012 là 41.25%, năm 2013 là 32.56%, năm 2014 là 31.34% và năm 2015 là 29.93%. Điều này cho thấy Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đang bị cạnh tranh gay gắt và thị phần đang dịch chuyển dần sang những NHTM khác trên địa bàn. Thị phần cho vay và đầu tư của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2015 được thể hiện cụ thể qua hình 3.5

Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank, 2011 – 2015

Hình 2.4 Thị phần cho vay và đầu tư của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

2.1.3. Hoạt động dịch vụ

Trong những năm qua, phát triển sản phẩm dịch vụ của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả nhất định, với việc thay đổi cách thức

14.22% 16.83% 5.78% 29.93% 5.94% 5.99% 1.39% 19.91% NH TMCP Công Thương NH TMCP Đầu tư và Phát triển NH TMCP Ngoại Thương Agribank chi nhánh Lâm Đồng Agribank chi nhánh Nam Lâm Đồng NH Chính sách Xã hội

NH Hợp tác xã

kinh doanh truyền thống, thay đổi tư duy nhận thức từ việc phục vụ khách hàng thông qua các hoạt động nghiệp vụ sang cách tiếp cận khách hàng bằng các sản phẩm dịch vụ, gắn liền sản phẩm dịch vụ với hoạt động tín dụng và hiện đại hóa công nghệ. Hiện tại chi nhánh đã triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ như: thanh toán trong nước, ngân quỹ và quản lý tiền tệ, thu ngân sách Nhà nước, kết nối thanh toán trực tiếp với khách hàng, thanh toán hóa đơn, Internet Banking, ngân hàng điện tử Mobile Banking, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, thẻ, dịch vụ liên kết bán chéo,…

Số liệu ở bảng 2.3 sẽ cho chúng ta thấy doanh thu dịch vụ của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng còn chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn so với quy mô hoạt động của chi nhánh, tốc độ tăng trưởng không đều qua các năm, và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Trong đó doanh thu từ dịch vụ thanh toán trong nước và các dịch vụ khác như: nghiệp vụ ủy thác và đại lý bảo hiểm, đại lý nhận lệnh chứng khoán, khách sạn nhà nghỉ,… chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu dịch vụ của chi nhánh.

Từ năm 2013, tốc độ tăng trưởng của doanh thu dịch vụ không bằng những năm trước chủ yếu là do thực hiện chính sách của Nhà nước về ưu tiên cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Agribank nói chung và Agribank chi nhánh Lâm Đồng nói riêng không thực hiện thu phí trả nợ trước hạn đối với đối tượng khách hàng này. Bên cạnh đó, theo quy định của Agribank, bắt đầu từ năm 2015 phí bảo lãnh cũng không được tính vào doanh số thu hoạt động dịch vụ. Mặt khác, chất lượng các sản phẩm dịch vụ của Agribank nhìn chung còn thua kém so với các NHTM khác đã làm giảm sức cạnh tranh của đơn vị trên địa bàn. Đây là một số nguyên nhân chủ yếu khiến cho doanh thu dịch vụ của Agrinbank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng có tốc độ tăng trưởng không đều và chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn trong tổng doanh thu của ngân hàng.

Bảng 2.3 Doanh thu từ hoạt động dịch vụ của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2015

Đơn vị: Tỷ đồng

Doanh thu từ hoạt động dịch vụ

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Doanh thu phí dịch vụ thanh toán

trong nước 10,572 18,21% 12,117 14.61% 12,870 6.21% 13,940 8.31% 14,986 7.50% Doanh thu phí dịch vụ thanh toán

quốc tế 585 8.12% 639 9.23% 693 8.45% 855 23.38% 1,026 20.00%

Thu ròng kinh doanh ngoại hối 963 -11.23% 571 -40.71% 511 -10.51% 686 34.25% 867 26.38% Doanh thu phí dịch vụ thẻ 1,442 3.45% 1,447 0.35% 2,034 40.57% 2,947 44.89% 4,196 42.38% Doanh thu dịch vụ từ phí, hoa hồng

bảo hiểm 872 2.38% 987 13.19% 1,311 32.83% 1,492 13.81% 2,067 38.54%

Doanh thu phí dịch vụ khác 10,146 61.54% 18,432 81.67% 15,350 -16.72% 17,798 15.95% 20,733 16.49%

TỔNG DOANH THU DỊCH VỤ 24,580 45.15% 34,193 39.11% 32,769 -4.16% 37,718 15.10% 43,875 16.32%

2.2. Thực trạng về lợi nhuận của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2015 thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2015

2.2.1. Kết quả lợi nhuận của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2015 Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2015

Bảng 2.4 Lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

Đơn vị: Tỷ đồng

STT Lợi nhuận hoạt động của Agribank 2011 2012 2013 2014 2015

Doanh thu từ hoạt động tín dụng 1,368 1,379 1,246 1,266 1,346 Chi phí cho hoạt động tín dụng 1,099 970 895 853 948

1 Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng 269 409 351 413 398

Doanh thu từ hoạt động dịch vụ 24 34 32 37 43 Chi phí cho hoạt động dịch vụ 13 13 12 13 10

2 Lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ 11 21 20 24 33

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh

ngoại hối 1 0.9 1.2 1.3 2.2

Chi phí cho hoạt động kinh doanh

ngoại hối 0.4 0.4 0.6 0.6 1.4

3 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 1.0 0.5 0.6 0.7 0.8 4 Lợi nhuận từ các khoản nợ đã xử lý rủi ro và các khoản lợi nhuận bất

thƣờng khác

41 23 35 45 43

Trong đó: Thu nợ đã xử lý rủi ro 16 15 23 26 31

5 Chi phí hoạt động 128 146 163 158 163

Trong đó: Chi phí cho nhân viên 67 79 89 79 76

6 Chi dự phòng rủi ro 34 86 50 68 64

7 Chi bảo hiểm tiền gửi 4 6 7 9 10

Tổng lợi nhuận (1)+(2)+(3)+(4)-(5)-

(6)-(7) 156 216 187 248 238

Tổng lợi nhuận chƣa lƣơng 213 284 264 314 302

Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank, 2011 – 2015

Cơ cấu lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng khá đa dạng, được cấu thành từ nhiều nguồn thu. Bảng 3.4 cho ta thấy lợi nhuận chưa lương của

Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011 (71 tỷ đồng, tương ứng 33.33%), năm 2013 giảm so với năm 2012 (20 tỷ đồng, tương ứng 7.04%), năm 2014 tăng so với năm 2013 (50 tỷ đồng, tương ứng 18.94%) và năm 2015 giảm so với năm 2014 (12 tỷ đồng, tương ứng 3.82%). Đây là kết quả đáng ghi nhận do những năm gần đây hầu hết các NHTM đều phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như: áp lực cạnh tranh của các NHTM trên địa bàn, nhiều khách hàng là doanh nghiệp lớn lâm vào tình trạng khó khăn, thị trường nước ngoài thu hẹp do khủng hoảng và suy thoái, việc phát triển sản phẩm dịch vụ gặp khó khăn, chênh lệch lãi suất ngày càng co hẹp, diễn biến tỷ giá ngoại tệ và vàng gây nhiều bất lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Kết quả lợi nhuận năm 2012 có biến động tăng khá lớn (tăng 60 tỷ tương đương 38.46% so với năm 2011), nguyên nhân chính là do chi nhánh thu được khoản lãi tồn đọng 71 tỷ đồng của một doanh nghiệp.

Năm 2014 cũng có lợi nhuận tăng nhiều (tăng 61 tỷ, tương đương 32.62% so với năm 2013) do chi nhánh không phải trích lập một phần dự phòng rủi ro (theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)