Phân tích cơ cấu lợi nhuận của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 49)

Xét về tỷ trọng, lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng, các hoạt động kinh doanh khác tuy đã được chi nhánh quan tâm đầu tư, khai thác và phát triển nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng khiêm tốn, không đáng kể trong tổng lợi nhuận chi nhánh đạt được.

Mặc dù lợi nhuận từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhưng lại có xu hướng giảm dần qua các năm, thay vào đó là sự gia tăng về lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ. Số liệu về tỷ trọng, lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng được thể hiện qua hình 2.5.

Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank, 2011 – 2015

Hình 2.5 Tỷ trọng lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

2.2.2.1. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

Bản thân là một NHTM Nhà nước, Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng mang đặc điểm là hoạt động tín dụng giữ vai trò chủ đạo và mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng.

Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank, 2011 – 2015

Hình 2.6 Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

Qua số liệu bảng 2.4 cho thấy lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng trung bình trên 85% hàng năm, trong đó doanh thu từ hoạt động tín dụng bình quân

83.54% 90.19% 86.33% 85.56% 83.82% 3.42% 4.63% 4.92% 4.97% 6.95% 0.31% 0.11% 0.15% 0.15% 0.17% 12.73% 5.07% 8.61% 9.32% 9.06% 75.00% 80.00% 85.00% 90.00% 95.00% 100.00% 105.00% 2011 2012 2013 2014 2015 LN từ hoạt động cho vay và đầu tư

LN từ hoạt động DV LN từ HĐKD ngoại hối LN từ các khoản nợ đã XLRR và các LN bất thường khác - 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 2011 2012 2013 2014 2015 1,368 1,379 1,246 1,266 1,346 1,099 970 895 853 948 269 409 351 413 398 DT từ hoạt động tín dụng CP từ hoạt động tín dụng LN từ hoạt động tín dụng

trên 94% trên tổng doanh thu, chi phí cho hoạt động tín dụng bình quân trên 80% trên tổng chi phí của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên đến cuối năm 2015, tổng lãi và phí còn phải thu của các khoản nợ nhóm 1 là 42 tỷ đồng, lãi chưa thu theo dõi ngoại bảng của các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 là 49 tỷ cho thấy số lãi còn tồn đọng khá lớn, trong trường hợp không thu được những khoản lãi này khi khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh thì chi nhánh sẽ phải gánh chịu rủi ro lớn.

2.2.2.2. Lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ

Lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng qua các năm cũng có tăng trưởng nhưng mức tăng nhỏ và không đều, chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng lợi nhuận và chưa tương xứng với tiềm năng của chi nhánh, tuy nhiên nó cũng có những đóng góp nhất định vào lợi nhuận cũng như sự phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank, 2011 – 2015

Hình 2.7 Lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

2.2.2.3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng bình quân ba năm gần đây chỉ chiếm tỷ trọng 0.13% trong tổng lợi

- 10 20 30 40 50 2011 2012 2013 2014 2015 24 34 32 37 43 13 13 12 13 10 11 21 20 24 33 Lợi nhuận Chi phí Doanh thu

nhuận của chi nhánh, doanh số gần như không tăng trưởng qua các năm. Nguyên nhân là do Lâm Đồng không có khu công nghiệp nên môi trường kinh doanh ngoại hối trên địa bàn gần như không có, khách hàng chỉ có một vài doanh nghiệp xuất khẩu hoa và cà phê, doanh số xuất nhập khẩu không lớn. Đây là một mảng hoạt động kinh doanh kém hiệu quả nhất và chi nhánh cần phải có giải pháp cải thiện trong những năm tới.

Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank, 2011 – 2015

Hình 2.8 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

2.2.2.4. Lợi nhuận từ các khoản nợ đã xử lý rủi ro và lợi nhuận bất thường khác

Nguồn thu này cũng có những đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, với tỷ trọng khoảng gần 10% trong tổng lợi nhuận, trong đó chủ yếu là thu nợ đã xử lý rủi ro, ta có bảng 2.5 thể hiện số liệu dư nợ đã xử lý rủi ro và doanh số thu gốc và lãi nợ đã xử lý rủi ro những năm gần đây.

1 0.9 1.2 1.3 2.2 0.4 0.4 0.6 0.6 1.4 1.0 0.5 0.6 0.7 0.8 - 1 1 2 2 3 2011 2012 2013 2014 2015 Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

Bảng 2.5 Dƣ nợ và doanh số thu gốc, lãi nợ xử lý rủi ro của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Dƣ nợ và doanh số thu nợ gốc,

lãi nợ xử lý rủi ro 2011 2012 2013 2014 2015

Dư nợ đã xử lý rủi ro hạch toán

ngoại bảng 131 186 187 208 219

Thu gốc nợ đã xử lý rủi ro 16 15 23 26 31

Thu lãi nợ đã xử lý rủi ro 20 7 7 8 8

Tỷ trọng thu gốc, lãi nợ xử lý rủi ro/tổng thu từ các khoản nợ đã xử lý rủi ro và thu nhập bất thường khác

87.80% 95.65% 85.71% 75.56% 90.70%

Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank, 2011 – 2015

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chương này, tác giả đã trình bày về quá trình phát triển và kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn từ 2011 đến 2015.

Qua việc phân tích thực trạng lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng có thể thấy chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đó là uy tín của chi nhánh là ngày càng được nâng cao, nguồn vốn thu hút ngày càng tăng, khách hàng ngày càng tín nhiệm sản phẩm dịch vụ mà chi nhánh cung cấp. Chi nhánh cũng đã thực hiện các giải pháp để tăng nguồn thu, giảm chi phí (như đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ cho vay và nguồn vốn huy động, tiếp cận các nguồn vốn có lãi suất rẻ, quản lý tốt chất lượng tín dụng, phát triển dịch vụ thẻ, tiết kiệm chi phí ….) góp phần tăng lợi nhuận cho chi nhánh. Chính vì vậy tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua các năm đều đạt kết quả khả quan.

Chƣơng 3

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH

TỈNH LÂM ĐỒNG

3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.1.1. Mô hình nghiên cứu

Dựa trên bài nghiên cứu của nhóm tác giả Samina Riaz, Ayub Mehar (2011) đã thực hiện nghiên cứu tác động của các yếu tố ngân hàng cụ thể và các chỉ số kinh tế vĩ mô đến lợi nhuận của NHTM ở Pakistan. Tác giả sử dụng các biến độc lập, biến phụ thuộc từ mô hình trong bài nghiên cứu này và có sự thay đổi cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu hẹp hơn là lợi nhuận của 1 chi nhánh ngân hàng cụ thể.

3.1.1.1.Biến phụ thuộc

Tổng hợp các nghiên cứu trong nước và nước ngoài về các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng của các tác giả Samina Riaz, Ayub Mehar (2011), Deger Alper và Adem Anbar (2011), Khizer Ali, Muahamad Farrhan Akhatar và Haiz Zafar Ahmed (2011), Andreas Dietricha và Gabrielle Wanzenried (2010), Ngô Phương Khanh (2013), Phan Thị Hằng Nga (2011) đều sử dụng 2 biến phụ thuộc thể hiện lợi nhuận của NHTM là ROA và ROE. Với đặc thù của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng là một đơn vị thành viên trực thuộc hệ thống Agribank, thực hiện hạch toán độc lập và bắt buộc phải tuân thủ quy chế: các đơn vị thành viên hoạt động trong phạm vi ủy quyền và nhận khoán tài chính theo quy định của Agribank, không có vốn chủ sở hữu riêng cho từng đơn vị mà nguồn vốn này do Agribank quản lý, do vậy biến phụ thuộc thể hiện lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng tác giả chỉ sử dụng chỉ tiêu ROA (Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản).

ROA được tính bằng tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng, tỷ lệ này cho thấy lợi nhuận đạt được từ mỗi đồng tài sản của ngân hàng và

hiệu quả quản lý tài sản của ngân hàng để tạo ra doanh thu. ROA được xác định bằng công thức:

ROA = Lợi nhuận x 100%

Tổng tài sản

Để tính được chỉ tiêu ROA tác giả lấy dữ liệu lợi nhuận trong báo cáo kết quả kinh doanh và tổng tài sản trong bảng cân đối tài sản. Số liệu được thu thập theo quý, bắt đầu từ quý I/2006 đến quý IV/2015.

3.1.1.2. Biến độc lập

Do phạm vi nghiên cứu giới hạn trong 1 chi nhánh của Agribank, tác giả chỉ xét các nhân tố nội bộ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Các nhân tố nội bộ ngân hàng là các nhân tố bên trong được xác định bởi các quyết định và chính sách quản lý của ngân hàng như qui mô ngân hàng, rủi ro tín dụng từ khách hàng, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi, qui mô tiền gửi khách hàng cá nhân, cho vay khách hàng cá nhân.

Quy mô ngân hàng (LNTA): Trong hầu hết các lý thuyết tài chính, tổng tài sản của ngân hàng được sử dụng đại diện cho quy mô ngân hàng. Quy mô ngân hàng bằng logarit tổng tài sản (Kossmidou, Paisouras và Tsaklanganos 2007; Samina Riaz, Ayub Mehar 2011). Kỳ vọng biến quy mô ngân hàng tác động tích cực đến biến phụ thuộc. Quy mô ngân hàng tính bằng:

LNTA = Log (Tổng tài sản)

Rủi ro tín dụng khách hàng (CR)

Tác giả sử dụng chỉ tiêu chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của khách hàng trên tổng dư nợ tín dụng để đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng (Sufian và Habiullah 2009; Samina Riaz, Ayub Mehar 2011). Lý thuyết cho thấy rằng tăng rủi ro tín dụng sẽ làm giảm lợi nhuận thu được của ngân hàng, vì vậy trong bài nghiên cứu tác giả kỳ vọng mối tương quan ngược chiều với ROA.

CR = Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng /Dư nợ tín dụng

Cho vay khách hàng (LA)

Tác giả sử dụng chỉ tiêu dư nợ cho vay khách hàng trên tổng tài sản để ước tính thành phần của thu nhập của ngân hàng do chất lượng quản lý tài sản mang lại.

Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức

LA = Dư nợ cho vay khách hàng /Tổng tài sản

Các khoản cho vay khách hàng dự kiến sẽ tạo ra lợi nhuận do đó tác giả kỳ vọng biến LA có mối quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc (Samina Riaz, Ayub Mehar 2011)

Quy mô tiền gửi (DA)

Tiền gửi là nguồn vốn chính của ngân hàng và tốn chi phí thấp nhất, càng nhiều các khoản tiền gửi chuyển sang cho vay thì ngân hàng thu được biên độ lãi suất và lợi nhuận càng cao (Samina Riaz, Ayub Mehar 2011). Quy mô tiền gửi càng lớn có nghĩa ngân hàng càng có nhiều vốn để tài trợ cho các hoạt động đầu tư và cho vay, gia tăng hoạt động đầu tư và cho vay sẽ mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Do đó, quy mô tiền gửi của khách hàng được mong đợi sẽ có mối tương quan thuận với lợi nhuận ngân hàng. Công thức xác định DA như sau:

DA = Tiền gửi khách hàng /Tổng tài sản

Tỷ lệ lợi nhuận ngoài lãi trên tổng tài sản (NII)

Tỷ lệ lợi nhuận ngoài lãi trên tổng tài sản được tính bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận ngoài lãi của ngân hàng với tổng tài sản.

Theo xu hướng chung hiện nay của các ngân hàng hiện đại, ngoài nguồn lợi nhuận chính là thu từ hoạt động cho vay và đầu tư thì nguồn thu từ các hoạt động khác đang ngày càng giữ vai trò quan trọng và là mục tiêu phấn đấu của các ngân hàng, quy mô của nguồn thu này biểu hiện mức độ hiện đại của ngân hàng. Tỷ lệ lợi nhuận ngoài lãi trên tổng tài sản là một biến đại diện cho các hoạt động kinh doanh phi truyền thống của ngân hàng.

Antonio Trujillo-Ponce (2013) đã khẳng định tỷ lệ lợi nhuận ngoài lãi trên tổng tài sản có mối liên hệ tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Do đó, tác giả kỳ vọng lệ lợi nhuận ngoài lãi trên tổng tài sản tác động cùng chiều với biến phụ thuộc.

Chênh lệch lãi suất (IR)

Chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi trong từng thời kỳ tác động trực tiếp đến lợi nhuận mà ngân hàng đạt được. Chênh lệch lãi suất được xác định

bằng công thức = lãi suất trung bình cho vay trong kỳ - lãi suất tiền gửi trung bình trong kỳ.

Trong số các nghiên cứu cho thấy có một mối quan hệ tích cực giữa chênh lệch lãi suất và lợi nhuận của ngân hàng là Bourke (1989), Claeys và VanderVennet (2008). Do đó, tác giả kỳ vọng lãi suất tác động cùng chiều với biến phụ thuộc.

3.1.1.3. Mô hình hồi quy

ROA = βo+ β1*LNTAt + β2*CRt + β3* LAt + β4*DAt + β5*NIIt +β6* IRt + ε

Trong đó

βo: là hằng số của mô hình βt: Hệ số hồi quy

ε: Phần dư của mô hình phương trình hồi quy (đại diện cho sai số và các biến không xuất hiện trong mô hình)

t: là thời gian nghiên cứu (hàng quý)

Các giả thuyết thống kê

H1: Quy mô ngân hàng tác động tích cực đến lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng (Kossmidou, Paisouras và Tsaklanganos 2007; Samina Riaz, Ayub Mehar 2011).

H2: Rủi ro tín dụng khách hàng tác động tiêu cực đến lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng (Sufian và Habiullah 2009; Samina Riaz, Ayub Mehar 2011).

H3: Cho vay khách hàng tác động tích cực đến lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng (Samina Riaz, Ayub Mehar 2011).

H4: Quy mô tiền gửi tác động tác động tích cực đến lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng (Samina Riaz, Ayub Mehar 2011).

H5: Tỷ lệ lợi nhuận ngoài lãi trên tổng tài sản tác động tích cực đến lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng (Antonio Trujillo-Ponce 2013).

H6: Chênh lệch lãi suất có tác động tích cực đến lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng (Bourke 1989, Claeys và Vander Vennet 2008).

3.1.2. Kích thƣớc mẫu nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu

Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng qua các báo cáo tài chính và báo cáo hoạt động kinh doanh từ năm 2006 – 2015 theo quý.

Kích cỡ mẫu: số liệu được thu thập từ thực tế tình hình hoạt động kinh doanh theo từng quý của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng từ năm 2006 đến năm 2015, mỗi biến có 40 quan sát.

3.1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phần mềm Eviews để phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan, phân tích hồi quy, đánh giá mức độ phù hợp của mô hình, kiểm định các giả thuyết,…

3.1.3.1. Phân tích thống kê mô tả

Phương pháp này được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập nhằm có cái nhìn tổng quát về mẫu nghiên cứu. Thông qua mô tả, tóm tắt thống kê các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu cho thấy được giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và bé nhất của từng biến nghiên cứu.

3.1.3.2. Phân tích tương quan

Phân tích tương quan được sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập trong mô hình. Kết quả phân tích tương quan có thể bước đầu đánh giá được các dự báo mô hình. Ngoài ra, trong trường hợp các biến độc lập có mối tương quan cao thì đây là dấu hiệu của đa cộng tuyến, do đó đây là một cơ sở để tác giả thực hiện kiểm định đa cộng tuyến và điều chỉnh mô hình.

3.1.3.3. Phân tích hồi quy

Trong khi phân tích tương quan kiểm tra có tồn tại mối tương quan giữa các biến hay không thì phân tích hồi quy được dùng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập với các biến phụ thuộc, qua đó cho biết chiều tác động của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc. Phương pháp này sẽ cho phép tác giả đưa ra những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)