Phân tích thống kê mô tả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 60)

Bảng 3.1 Kết quả phân tích thống kê mô tả

CR DA IR LA LNTA NII ROA

Mean 0.516 64.21 0.375 96.39 3.738 0.138 1.266 Median 0.201 65.62 0.400 96.53 3.754 0.131 1.219 Maximum 3.053 80.72 0.510 98.06 4.089 0.328 2.803 Minimum 0.000 49.61 0.230 94.70 3.361 0.000 0.257 Std. Dev. 0.726 9.198 0.086 0.750 0.215 0.080 0.670 Sum 20.67 2568. 15.03 3855. 149.5 5.525 50.67 Observations 40 40 40 40 40 40 40

Nguồn: Kết xuất eview, 2016

Kết quả phân tích thống kê mô tả của các biến được thể hiện ở bảng 3.1 đối với mỗi biến, phân tích thống kê mô tả các chỉ tiêu phổ biến như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và giá trị trung tâm.

Kết quả cho thấy, biến ROA có giá trị trung bình mỗi quý là 1.266% (giá trị lớn nhất là 2.803% và giá trị nhỏ nhất là 0.257%), độ lệch chuẩn của ROA là 0.67 là con số tương đối lớn cho thấy sự hoạt động chưa ổn định của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng trong các kỳ quan sát.

LNTA có giá trị trung bình là 3.738 với tổng tài sản là 6,133 tỷ đồng, trong đó, giá trị tập trung nhiều nhất là 3.754. Giá trị lớn nhất là 4.089 tương ứng với tổng tài sản 12,273 tỷ đồng và giá trị nhỏ nhất 3.361 tương ứng với tổng tài sản là 2,300 tỷ đồng. Điều này cho thấy, tổng tài sản (quy mô vốn) của ngân hàng biến động rất mạnh và có sự gia tăng nhanh chóng qua các năm.

Biến CR (Rủi ro tín dụng khách hàng) được xác định bằng tỷ lệ chi phí trích lập dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ. Biến CR có giá trị trung bình bằng 0.516% và biến động rất mạnh giai đoạn 2006 – 2015. Điều này được thể hiện qua giá trị lớn nhất của CR là 3.053% trong khi đó tỷ lệ chi phí trích lập dự phòng thấp nhất là 0% với độ lệch chuẩn là 0.726.

Biến LA (Cho vay khách hàng) được xác định bằng dư nợ cho vay khách hàng trên tổng tài sản. Trong giai đoạn 2006 - 2015, hoạt động cho vay của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng chiếm tỷ trọng rất lớn trong hoạt động tài sản có của ngân hàng. Trung bình tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản trong giai đoạn này là 96.39%, trong đó tỷ lệ cho vay lớn nhất 98.06% và tỷ lệ cho vay nhỏ nhất là 94.7%. Điều này cho thấy, hoạt động cho vay của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng rất ổn định, chiếm tỷ trọng cao và mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng.

Biến DA (quy mô tiền gửi) được xác định bằng công thức số dư tiền gửi khách hàng chia cho tổng tài sản. Theo kết quả thống kê cho thấy, giá trị trung bình DA bằng 64.21% điều này cho thấy số dư tiền gửi của khách hàng thường chiếm 64.21% trong tổng nguồn vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, số dư tiền gửi của khách hàng tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng có sự biến động mạnh qua các quý. Cụ thể, giá trị lớn nhất của DA là 80.72% trong khi giá trị nhỏ nhất là 49.6%. Độ lệch chuẩn của biến DA là 9.198.

Biến IR (chênh lệch lãi suất) được xác định bằng lãi suất trung bình cho vay trừ đi lãi suất trung bình vốn huy động. Theo kết quả thống kê cho thấy, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động trung bình ở mức 0.375%/tháng, trong khi đó mức chênh lệch lãi suất cao nhất đạt 0.51% và mức chênh lệch lãi suất thấp nhất là 0.23%. Với độ lệch chuẩn là 0.086. Điều này cho thấy, chênh lệch lãi suất của

Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng có sự biến động khá mạnh qua các quý.

Biến NII (Tỷ lệ lợi nhuận ngoài lãi trên tổng tài sản) được tính bằng lợi nhuận ngoài lãi chia cho tổng tài sản. Trong hoạt động của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng là hoạt động tín dụng, do đó giá trị trung bình của biến NII rất thấp chỉ đạt 0.138% tổng tài sản và có sự biến động rất mạnh qua các năm. Tỷ lệ lợi nhuận ngoài lãi cao nhất đạt 0.328%, giá trị thấp nhất là 0% với độ lệch chuẩn là 0.08% cho thấy đây không phải là hoạt động mang lại thu nhập ổn định cho ngân hàng và vẫn chưa được sự quan tâm đúng mức của ngân hàng. 0 20 40 60 80 100 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 CR DA IR LA LNTA NII ROA

Nguồn: Kết xuất eview, 2016

Nguồn: Kết xuất eview, 2016

Hình 3.2 Xu hƣớng biến thiên của từng biến trong mô hình 3.2.2. Phân tích tƣơng quan

Phân tích tương quan thể hiện mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa các cặp biến được phân tích. Các hệ số tương quan sẽ nằm trong khoảng từ -1 đến 1 và đo lường mức độ tương quan tuyến tính giữa các biến. Giá trị Prob thể hiện mức ý nghĩa thống kê cho các hệ số tương quan ước tính. Tác giả tiến hành phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình. Kết quả phân tích được thể hiện ở bảng 3.2

0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 0.0 0.4 0.8 1.2 1.6 2.0 2.4 2.8 3.2 Quantiles of CR Q ua nt ile s of N or m al CR 40 50 60 70 80 90 45 50 55 60 65 70 75 80 85 Quantiles of DA Q ua nt ile s of N or m al DA .2 .3 .4 .5 .6 .20 .25 .30 .35 .40 .45 .50 .55 Quantiles of IR Q ua nt ile s of N or m al IR 94 95 96 97 98 99 94 95 96 97 98 99 Quantiles of LA Q ua nt ile s of N or m al LA 3.2 3.4 3.6 3.8 4.0 4.2 4.4 3.2 3.4 3.6 3.8 4.0 4.2 Quantiles of LNTA Q ua nt ile s of N or m al LNTA -.1 .0 .1 .2 .3 .4 .0 .1 .2 .3 .4 Quantiles of NII Q ua nt ile s of N or m al NII -0.4 0.0 0.4 0.8 1.2 1.6 2.0 2.4 2.8 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 Quantiles of ROA Q ua nt ile s of N or m al ROA

Bảng 3.2 Kết quả phân tích tƣơng quan của các biến độc lập trong mô hình

Probability CR DA IR LA LNTA NII

CR 0.514250 --- DA -2.508775 82.49412 0.0141 --- IR 0.004491 0.316582 0.007274 0.6525 0.0088 --- LA 0.251900 2.996274 -0.015034 0.548508 0.0020 0.0040 0.1392 --- LNTA -0.058912 1.178847 -0.002763 -0.058352 0.045121 0.0137 0.0000 0.3475 0.0185 --- NII 0.009314 0.269855 0.001813 -0.000522 0.008752 0.006360 0.3153 0.0179 0.0964 0.9569 0.0006 ---

Nguồn: Kết xuất eview, 2016

Giá trị Prob nhỏ hơn 0.01 hoặc 0.05 cho thấy hệ số tương quan có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 99% hoặc 95%. Các cặp hệ số tương quan có ý nghĩa thống kê như sau:

Biến rủi ro tín dụng khách hàng CR có mối tương quan ngược chiều với biến quy mô tiền gửi DA (-2.508775), biến quy mô ngân hàng (-0.058912) và có mối tương quan cùng chiều với biến cho vay khách hàng LA (0.251900). Khi ngân hàng cho vay nhiều hơn sẽ mở rộng cho vay với những đối tượng có độ rủi ro cao nên dẫn tới rủi ro tín dụng sẽ cao hơn (tỷ lệ chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng so với tổng tài sản tăng lên). Mặt khác, với tổng tài sản và quy mô tiền gửi tăng lên giúp cho ngân hàng có thể đa dạng hóa cho vay với đối tượng khách hàng và lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề. Điều này giúp cho Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng có thể giảm rủi ro tín dụng (CR giảm)

Biến quy mô tiền gửi DA có mối tương quan thuận với biến chênh lệch lãi suất IR (0.316582), biến quy mô ngân hàng LNTA (1.178847) và với biến cho vay khách hàng LA (2.996274). Khi số lượng tiền gửi vào Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng càng cao là điều kiện giúp cho ngân hàng gia tăng tổng tài sản của ngân hàng. Mặt khác, với quy mô tiền gửi cao tạo điều kiện cho ngân hàng cho vay ra nền kinh

tế nhiều hơn, tìm kiếm được nhiều khách hàng với lãi suất phù hợp và mang lại chênh lệch lãi suất tiền vay và lãi suất tiền gửi cao hơn.

Biến quy mô ngân hàng LNTA có mối tương quan cùng chiều với tỷ lệ lợi nhuận ngoài lãi trên tổng tài sản của ngân hàng NII (0.008752). Khi quy mô ngân hàng tăng lên giúp cho ngân hàng không những mở rộng cho vay ra bên ngoài mà còn giúp cho ngân hàng mở rộng các hoạt động kinh doanh khác như hoạt động thanh toán, hoạt động tư vấn,… Từ đó giúp Agribank chi nhánh Lâm Đồng tăng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng và là điều kiện giúp ngân hàng tăng thu nhập.

Kết quả phân tích tương quan cho thấy, các biến độc lập có mối tương quan với nhau, nhưng các hệ số tương quan giữa các cặp biến tương đối thấp không có căp hệ số tương quan nào có giá trị lớn hơn 0.8. Nên nhiều khả năng, mô hình không gặp hiện tượng đa cộng tuyến.

3.2.3. Phân tích hồi quy

Để phân tích tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc tác giả thực hiện hồi quy mô hình tuyến tính theo phương pháp OLS. Kết quả phân tích hồi quy được thể hiện cụ thể qua bảng 3.3

Bảng 3.3 Kết quả mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

Biến số hệ số ƣớc lƣợng Sai số chuẩn Thống kê z Xác suất

C -21.10994 10.33150 -2.043259 0.0491 CR -0.300624*** 0.102772 -2.925163 0.0062 DA -0.005091 0.010678 -0.476751 0.6367 IR 4.745723*** 1.046207 4.536124 0.0001 LA 0.238072** 0.098031 2.428539 0.0208 LNTA -0.689631 0.547443 -1.259730 0.2166 NII 5.097424*** 1.084726 4.699275 0.0000 R-squared: 0.764111 Adjusted R-squared: 0.721223 F-statistic: 17.81610 Prob(F-statistic): 0.000000 Durbin-Watson stat: 2.029264

Nguồn: Kết xuất eview, 2016 Ghi chú ***, **, có ý nghĩa thống kê ở các mức 1%, 5%

Bảng 3.3 đã thể hiện hệ số hồi quy, sai số chuẩn và ý nghĩa thống kê của các biến số độc lập: quy mô ngân hàng, rủi ro tín dụng khách hàng, cho vay khách hàng, quy mô tiền gửi, tỷ lệ lợi nhuận ngoài lãi trên tổng tài sản, chênh lệch lãi suất đến biến phụ thuộc là ROA. Tuy nhiên trước khi phân tích cụ thể cần phải kiểm định sự phù hợp của mô hình, các ước lượng có đáng tin cậy hay không?

3.2.4. Kiểm định mô hình

3.2.4.1. Kiểm định vi phạm giả thuyết thống kê

Để các ước lượng của mô hình theo phương pháp tổng bình phương bé nhất mô hình cần thỏa mãn các giả thiết sau:

Giả thiết 1: Mẫu ngẫu nhiên

Giả thiết 2: Kỳ vọng sai số ngẫu nhiên bằng 0

Giả thiết 3: Phương sai sai số ngẫu nhiên không đổi

Giả thiết 4: Các biến độc lập không có quan hệ cộng tuyến hoàn hảo (Đa cộng tuyến)

Cov (X1,X2,…,Xk) = 0

Giả thiết 5: Không có tương quan giữa các sai số (Tự tương quan) Cov (e1,e2,…,ek) = 0

Kiểm định giả thiết mẫu ngẫu nhiên

Việc chọn mẫu (ngẫu nhiên, phi ngẫu nhiên) ảnh hưởng rất lớn đến kết quả cuối cùng. Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu này được lựa chọn hoàn toàn ngẫu nhiên với việc lựa chọn các phần tử trong tổng thể được lựa chọn bởi máy tính (Toàn bộ tổng thể được nhập vào excel, sau đó sử dụng câu lệnh Random (tổng thể) nhằm đưa ra các phần tử một cách ngẫu nhiên nhất). Phương pháp này được các nhà nghiên cứu sử dụng nhiều trong việc lựa chọn mẫu một cách ngẫu nhiên.

Kiểm định phân phối chuẩn và kỳ vọng của sai số.

Với cặp giải thiết: Ho: Phần dư có phân phối chuẩn H1: Phần dư có phân phối khác chuẩn

0 1 2 3 4 5 6 7 8 -0.6 -0.4 -0.2 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 Series: RESID Sample 2006Q1 2015Q4 Observations 40 Mean -7.96e-15 Median -0.033245 Maximum 0.871292 Minimum -0.667002 Std. Dev. 0.325749 Skewness 0.647544 Kurtosis 3.460975 Jarque-Bera 3.149583 Probability 0.207051

Nguồn: Kết xuất eview, 2016

Hình 3.3 Biểu đồ phân phối của phần dƣ

Giá trị Jarque – Bera = 3.149 với mức ý nghĩa Probability = 0.207051>0.05. Kết quả này cho thấy giả thiết kỳ vọng sai số ngẫu nhiên bằng 0 thỏa mãn.

Kiểm định giả thiết phương sai sai số ngẫu nhiên không đổi

Với cặp giả thiết: Ho: Phương sai của phần dư không đổi H1: Phương sai của phần dư thay đổi

Để thực hiện kiểm định giả thiết phương sai sai số ngẫu nhiên không đổi, tác giả sử dụng kiểm định White. Kết quả kiểm định cho thấy (Phụ lục 2) F = 1.017090 với mức ý nghĩa là 0.5076 >0.05; Số quan sát *R2 = 26.81687 với mức ý nghĩa 0.4190> 0.05 do đó chấp nhận Ho Phương sai của phần dư không thay đổi.

Kiểm định giả thiết mô hình không có hiện tượng tự tương quan:

Tác giả dùng chỉ số Breusch-Godfrey để kiểm định mô hình không có hiện tượng tự tương quan như sau:

Với cặp giả thiết: H0: Không có tự tương quan trong mô hình H1: Có tự tương quan trong mô hình

Kết quả kiểm định cho thấy (Phụ lục 2) giá trị F = 0.013080 với mức ý nghĩa là 0.9097> 0.05; Số quan sát *R2 = 0.016343 với mức ý nghĩa 0.8983 > 0.05, chấp nhận Ho  Mô hình không có hiện tượng tự tương quan.

Kiểm định đa cộng tuyến:

Để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, tác giả căn cứ trên kết quả của bảng ma trận hệ số tương quan (Bảng 3.2). Kết quả cho thấy, các cặp biến độc lập có sự tương quan với nhau nhưng hệ số tương quan rất thấp và đều nhỏ hơn 0.8. Do đó, mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến hoàn hảo.

3.2.4.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Hệ số R2 cho biết về mức độ phù hợp của mô hình: các biến độc lập giải thích được bao nhiêu phần trăm sự thay đổi của biến phụ thuộc. Theo kết quả hồi quy mô hình (phụ lục 2), có thể thấy rằng các biến độc lập giải thích được 76,41% sự thay đổi của lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên việc xem xét mức độ phù hợp của mô hình thông qua hệ số R2 cũng gặp phải nhược điểm: đó là việc tăng thêm các biến độc lập làm cho R2 tăng lên. Chính vì vậy, hệ số R2 hiệu chỉnh sẽ cho biết chính xác hơn về sự phù hợp của mô hình. Trong mô hình trên, căn cứ trên hệ số R2 hiệu chỉnh, các biến độc lập giải thích được 72,12% sự thay đổi của lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng.

- Sử dụng kiểm định F cho thấy F – Test = 17.81610 với giá trị xác suất Prob. = 0.0000  Điều này cho thấy mô hình hoàn toàn phù hợp và có ý nghĩa thống kê.

3.2.4.3. Kiểm định hệ số hồi quy

Giả thiết:

H0: Hệ số hồi quy không có ý nghĩa về mặt thống kê (hệ số hồi quy bằng 0) H1: Hệ số hồi quy có ý nghĩa về mặt thống kê (hệ số hồi quy khác 0) khi p- value (sig)< 0,05, bác bỏ H0

Qua bảng 3.3 cho thấy hệ số hồi quy của các biến CR, IR, LA, NII có ý nghĩa thống kê ở các mức ý nghĩa 1% và 5%. Các biến không có ý nghĩa thống kê bao gồm: DA và LNTA.

Với đặc thù của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng là một đơn vị thành viên trực thuộc hệ thống Agribank, thực hiện hạch toán độc lập và bắt buộc phải tuân thủ quy chế nhận khoán tài chính theo quy định của Agribank, không có vốn chủ sở hữu

riêng cho từng đơn vị mà nguồn vốn này do Agribank quản lý, do vậy việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ở quy mô một chi nhánh như Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng có những tiêu chí khác so với quy mô toàn hệ thống của một NHTM như Agribank, Vietcombank,... Mặt khác, Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng ngoài việc sử dụng nguồn vốn từ huy động tiền gửi để thực hiện cho vay còn có thể sử dụng nguồn vốn từ hệ thống Agribank cho vay để thực hiện cho vay. Theo thực trạng về huy động nguồn vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng cho thấy, nguồn vốn vay từ hệ thống của Agribank của ngân hàng chiếm tỷ trọng khá lớn khoảng hơn 30%. Do đó, quy mô ngân hàng và quy mô tiền gửi của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)