Tỷ lệ tài sản sinh lời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 75)

Tỷ lệ tài sản sinh lời tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng chiếm tỷ lệ rất cao qua các năm, trong cơ cấu tổng tài sản ngân hàng đã dùng hơn 95% tài sản để tạo ra lợi nhuận. Điều này cho thấy Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đã sử dụng tối đa tài sản có để tạo ra thu nhập cho ngân hàng.

Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank, 2011 – 2015

Hình 4.4 Tỷ lệ tài sản sinh lời trong tổng tài sản của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

4.2. Những kết quả đạt đƣợc

Trong giai đoạn 2011-2015, hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đó là:

Thứ nhất, tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ở mức tương đối cao, cao hơn so với ROA chung của cả hệ thống Agribank.

94.60 94.80 95.00 95.20 95.40 95.60 95.80 96.00 96.20 96.40 96.60 96.80 2011 2012 2013 2014 2015 95.74 95.38 95.72 96.12 96.67

Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank và báo cáo tài chính của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng 2011 - 2015

Hình 4.5 Hệ số ROA của Agribank chi nhánh Lâm Đồng so với ROA của toàn hệ thống Agribank

Qua hình 4.5 cho thấy, ROA của hệ thống Agribank dao động từ 0.34% đến 0.51% trong khi đó, ROA của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng ở mức cao hơn rất nhiều và dao động trong khoảng 1.96% đến 3.05%. Điều này cho thấy, khả năng sinh lời tổng tài sản của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng tốt hơn so với mặt bằng chung trong hệ thống Agribank.

Thứ hai, cơ cấu tài sản Nợ từng bước được chuyển đổi theo hướng tích cực, hạn chế rủi ro lãi suất và có tốc độ tăng trưởng hợp lý.

- Chú trọng việc tăng trưởng nguồn vốn ổn định và vốn trung dài hạn, số liệu ở bảng 2.1 cho thấy năm 2011 nguồn vốn trung dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng 8.15% trong tổng nguồn vốn huy động, đến năm 2015, tỷ trọng của nguồn vốn này là 29.84%; xét về số tuyệt đối, số dư năm 2015 đạt 2,531 tỷ đồng, tăng gần 8 lần so với năm 2011.

- Tỷ trọng tiền gửi dân cư luôn ổn định trong cơ cấu huy động vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, trong giai đoạn 2011-2015 giao động trong khoảng từ 85% đến 88%, đây là nguồn vốn khá ổn định, luôn tăng trưởng đều qua các năm, giúp chi nhánh có cơ sở để cân đối sử dụng vốn cho vay khách hàng.

- Chính sách huy động vốn linh hoạt, đúng với cơ chế chính sách của Nhà nước, phù hợp với diễn biến thị trường, nhu cầu khách hàng và định hướng phát

0.34% 0.60% 0.48% 0.46% 0.51% 2.58% 3.05% 2.11% 2.41% 1.96% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 2011 2012 2013 2014 2015 Agribank Agribank chi nhánh tình Lâm Đồng

triển của ngân hàng. Điều hành lãi suất linh hoạt, áp dụng chính sách ưu đãi về lãi suất, khuyến mãi phù hợp với từng phân đoạn khách hàng và đặc điểm mùa vụ trong năm, giảm lãi suất các kỳ hạn ngắn, tăng lãi suất các kỳ hạn dài nhằm thay đổi cơ cấu vốn, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý trong từng thời kỳ và đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của tín dụng.

- Hoạt động huy động vốn luôn giữ vai trò chủ đạo, các sản phẩm huy động vốn được đa dạng hóa, gia tăng tiện ích, phù hợp với các đối tượng khách hàng, đặc điểm vùng miền, đặc biệt là đối tượng khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Thứ ba, cơ cấu tài sản Có được cải thiện đáng kể, tăng trưởng tín dụng đạt mục tiêu đề ra, cơ cấu tín dụng được chuyển đổi phù hợp với cơ cấu nguồn vốn, nâng dần tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn góp phần cải thiện chênh lệch lãi suất bình quân cho vay khách hàng và lãi suất tiền gửi; tỷ lệ tài sản sinh lời luôn ở mức rất cao.

- Cùng với sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động trung và dài hạn, tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng cũng được cải thiện đáng kể, số liệu thống kê ở bảng 2.2 cho thấy: năm 2011 tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn của chi nhánh đạt 31.56%, đến năm 2015 tỷ trọng này đạt 38.23%; xét về số tuyệt đối, số dư năm 2015 đạt 4,528 tỷ đồng, tăng gấp 2.34 lần so với số dư của năm 2011. Đây là một kết quả đáng ghi nhận vì việc cải thiện tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ cho vay sẽ góp phần cải thiện chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi, góp phần cải thiện lợi nhuận của ngân hàng.

- Thường xuyên phối hợp chặt chẽ, tận dụng sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương để đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai chính sách tín dụng trong việc tăng trưởng tín dụng cũng như đôn đốc thu hồi, xử lý các khoản nợ có vấn đề.

- Tỷ lệ tài sản sinh lời tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng bình quân trong giai đoạn phân tích đạt trên 95%, điều này cho thấy, Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đã tận dụng toàn bộ tài sản có dùng cho các hoạt động cho vay và đầu tư nhằm tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, nâng cao hiệu suất sử dụng tổng tài sản của ngân hàng.

Thứ tư, các biện pháp quản lý chất lượng tín dụng, xử lý thu hồi nợ xấu được triển khai đồng bộ, quyết liệt và có hiệu quả. Các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ hết thời gian cơ cấu, nợ phải chuyển nhóm theo thông tin CIC được kiểm soát chặt chẽ và có biện pháp xử lý phù hợp, hạn chế nợ xấu phát sinh; tỷ lệ nợ xấu luôn duy trì ở mức thấp, dưới 1.5%. Bên cạnh đó, việc đặc biệt quan tâm đến công tác đôn đốc, xử lý, thu hồi các khoản nợ đã xử lý rủi ro cũng mang lại những kết quả đáng khích lệ. Các khoản thu nợ đã xử lý rủi ro qua các năm có sự gia tăng cả về mặt số lượng và tỷ trọng.

Bảng 4.1 Tỷ trọng các khoản thu nợ đã xử lý rủi ro trên tổng lợi nhuận

Đơn vị: Tỷ đồng

Nội dung 2011 2012 2013 2014 2015

Lợi nhuận từ thu nợ đã xử lý rủi ro 16 15 23 26 31

Tổng lợi nhuận 156 216 187 248 238

Tỷ trọng LN từ thu nợ đã xử lý rủi

ro/Tổng lợi nhuận 10.26% 6.96% 12.33% 10.50% 13.04%

Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

Qua bảng 4.1 cho thấy, lợi nhuận từ hoạt động thu nợ đã xử lý rủi ro tăng lên từ 16 tỷ năm 2011 lên 31 tỷ năm 2015, đồng thời, tỷ trọng cũng tăng lên từ 10.26% lên 13.04%.

Thứ năm, hoạt động kinh doanh dịch vụ được quan tâm đẩy mạnh; sản phẩm dịch vụ được cải tiến, đa dạng hoá gắn với nền tảng công nghệ hiện đại, tăng cường thực hiện các sản phẩm bán chéo, liên kết, cung cấp qua Mobilebanking, Internetbanking… Việc cung cấp sản phẩm dịch vụ được thực hiện qua nhiều kênh phân phối, bám sát nhu cầu của khách hàng, từng bước mở rộng tại địa bàn nông thôn. Doanh thu dịch vụ tăng đều qua các năm, đạt mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch tài chính hàng năm của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng.

Thứ sáu, hệ thống công nghệ thông tin, thiết bị máy móc thường xuyên được đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện, hoạt động ổn định, an toàn, đáp ứng có hiệu quả cho hoạt động kinh doanh và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới.

4.3. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 4.3.1.Những tồn tại, hạn chế 4.3.1.Những tồn tại, hạn chế

So với tiềm năng và quy mô của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, kết quả lợi nhuận tương đối khả quan tuy nhiên vẫn còn những tồn tại, hạn chế chủ yếu sau:

Thứ nhất, ROA của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng tuy cao hơn rất nhiều so với ROA của Agribank nhưng có xu hướng giảm dần (năm 2011 ROA của chi nhánh đạt 2.58% đến năm 2015 chỉ còn 1.96%) trong khi tổng tài sản của chi nhánh vẫn tăng trưởng đều qua các năm.

Thứ hai, thu nhập từ hoạt động cho vay và đầu tư chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, bình quân trong giai đoạn 2011-2015 chiếm 85%, đặc biệt năm 2012 chiếm 90%, tuy nhiên tỷ lệ thu nhập lãi cận biên lại có xu hướng giảm, năm 2011 tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đạt 4.19% nhưng đến năm 2015 tỷ lệ này chỉ còn 3.24%.

Thứ ba, trong cơ cấu lợi nhuận của chi nhánh lãi cho vay và đầu tư vẫn là nguồn thu chủ yếu, lợi nhuận ngoài lãi chiếm tỷ lệ thấp và tăng trưởng không đáng kể qua các năm cho thấy sự kém hiệu quả trong công tác phát triển sản phẩm dịch vụ của chi nhánh. Theo mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng ở bảng 3.4, thì tỷ lệ lợi nhuận ngoài lãi trên tổng tài sản có tác động lớn nhất đến lợi nhuận, do vậy đây là hạn chế lớn nhất mà Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng cần phải tìm mọi giải pháp để khắc phục.

- Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động cho vay và đầu tư bình quân chiếm trên 85% tổng lợi nhuận là một tỷ trọng quá cao so với thông lệ quốc tế về tiêu chuẩn hoạt động của một ngân hàng hiện đại, điều này chứng tỏ rằng Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng vẫn đi theo lối mòn như các NHTM khác, quá tập trung vào công tác cho vay làm cho tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động này chiếm đa phần trong tổng lợi nhuận trong khi tỷ trọng lợi nhuận của các hoạt động khác, đặc biệt là hoạt động dịch vụ, là hoạt động chủ lực của một ngân hàng hiện đại lại chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn.

- Mặc dù chi nhánh đã xác định đúng tầm quan trọng của nguồn lợi nhuận ngoài lãi và tính cấp thiết phải thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động này theo xu hướng phát triển chung của một ngân hàng hiện đại nên kết quả đạt được là lợi nhuận ngoài lãi có sự tăng trưởng qua các năm, nhưng nếu so sánh thì tỷ trọng từ nguồn thu này còn rất thấp so với lợi nhuận từ hoạt động cho vay và đầu tư.

- Ngày nay, nghiệp vụ ngân hàng thương mại ngày càng phát triển, hoạt động dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng thương mại, giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận đồng thời giảm rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, chất lượng sản phẩm dịch vụ chưa đạt yêu cầu, khả năng cạnh tranh chưa cao, một số dịch vụ và tiện ích sản phẩm dịch vụ vẫn còn thiếu so với thị trường, hạn chế về quy mô và phạm vi triển khai; chưa định hình được các sản phẩm thế mạnh, đặc trưng của Agribank. Các sản phẩm dịch vụ còn thiếu tính liên kết, chưa có nhiều sản phẩm trọn gói, sản phẩm mang tính đặc thù, phù hợp với văn hóa, tập quán của khách hàng.

- Theo xu thế phát triển, tỷ trọng từ hoạt động dịch vụ ngày càng có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ qua các năm tăng trưởng không đáng kể. Năm 2011, lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ đạt 11 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 3.42%, sau 5 năm, năm 2015 lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ đạt 33 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6.95%.

Thứ tư, chênh lệch lãi suất trung bình cho vay và lãi suất trung bình tiền gửi ngày càng thu hẹp, năm 2011 Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng có mức chênh lệch lãi suất là 0.48%/tháng, mức chênh lệch này giảm dần qua các năm và đến năm 2015 mức chênh lệch này chỉ còn là 0.3%/tháng. Theo kết quả nghiên cứu định lượng ở chương 3, mức độ ảnh hưởng của chênh lệch lãi suất đến lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng có tác động lớn thứ nhì, chỉ sau nhân tố Tỷ lệ lợi nhuận ngoài lãi trên tổng tài sản, do vậy việc thu hẹp chênh lệch lãi suất sẽ có tác động rất lớn đến lợi nhuận của chi nhánh.

tầm kiểm soát, số liệu bảng 2.2 cho thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ trong giai đoạn 2011-2015 luôn nhỏ hơn 1.5%, đây là một chỉ số mà các NHTM đều mong muốn. Tuy nhiên tiềm ẩn nợ xấu tại chi nhánh cũng không phải là nhỏ, năm 2015 dư nợ cho vay khách hàng đang nằm ở nhóm 2 là 510 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4.3% trên tổng dư nợ cho vay khách hàng, các khoản nợ bán cho công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) là 95 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0.8% trên tổng dư nợ cho vay khách hàng. Nếu không có giải pháp quản lý chặt chẽ các khoản nợ đang ở nhóm 2 và các khoản nợ bán cho VAMC thì khả năng chuyển sang nợ xấu sẽ là rất lớn và như vậy sẽ có ảnh hưởng lớn đến kết quả lợi nhuận của chi nhánh.

4.3.2 Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

4.3.2.1. Nguyên nhân khách quan

- Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng là một NHTM lớn trên địa bàn, ngoài nhiệm vụ tổ chức hoạt động kinh doanh bình thường như các NHTM khác, còn phải thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội với tư cách là một ngân hàng có 100% vốn Nhà nước, thay Nhà nước thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các chính sách an sinh xã hội,... Vì vậy mục tiêu lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh không phải lúc nào cũng được đặt lên hàng đầu mà còn bị chi phối bởi nhiều chính sách của Nhà nước, ví dụ như: chính sách cho vay ưu đãi trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, không thu phí trả nợ trước hạn đối với các khoản vay thuộc các lĩnh vực được ưu tiên, cho vay tái canh cải tạo giống cà phê với lãi suất thấp, cho vay hỗ trợ nhà ở, cho vay hỗ trợ thiên tai,...

- Xuất phát điểm của nền kinh tế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng còn thấp, thu nhập của phần lớn dân cư còn hạn chế, trình độ dân trí thấp nên khả năng tiếp cận với các sản phẩm của ngân hàng, khả năng hoạch định, mở rộng phương án sản xuất kinh doanh còn hạn chế nên phần nào cũng có tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Mức độ cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn ngày càng gay gắt trong mọi lĩnh vực như: huy động vốn, đầu tư tín dụng, sản phẩm dịch vụ và các tiện ích,... có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

4.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, về mặt tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua các năm khá ổn định, các chỉ tiêu về tổng tài sản, quy mô nguồn vốn, dư nợ đều có tăng trưởng tốt, tỷ lệ nợ xấu nằm trong tầm kiểm soát, tuy nhiên chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng có xu hướng giảm qua các năm, sở dĩ có hiện tượng này là do:

- Trong cơ cấu tài sản nợ của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn trong tổng nguồn vốn huy động khá nhỏ, theo số liệu bảng 2.1 cho thấy năm 2011 tỷ trọng nguồn vốn này là 10.78%, năm 2015 tỷ trọng này tuy có được cải thiện nhiều như cũng chỉ đạt 18.84%. Đây là nguồn vốn rẻ, nhưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)