Thứ nhất, hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng.
- Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp và được thể chế hóa bằng hệ thống văn bản đầy đủ để thống nhất cơ chế quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống, tạo môi trường quản lý rủi ro tín dụng minh bạch và hiệu quả, đảm bảo hoạt động kinh doanh của Agribank phát triển bền vững, chủ động đối phó với rủi ro tín dụng, hướng tới thực hiện quản lý rủi ro tín dụng tập trung nhằm kiểm soát tối ưu chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng.
- Tiến hành chấm điểm xếp hạng tín dụng cho toàn bộ khách hàng là khách hàng cá nhân làm cơ sở cho việc cấp tín dụng. Để thực hiện điều này, bộ phận chấm
điểm tín dụng phải liên tục nâng cấp, chỉnh sửa mô hình chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp sao cho phù hợp với yêu cầu và mục tiêu kinh doanh trong từng thời kỳ.
- Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tín dụng, tăng nguồn dự phòng cho rủi ro tín dụng như: mua bảo hiểm, tăng cường tài sản bảo đảm, tăng cường tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm, phê duyệt tập trung đối với các khoản vay không có tài sản bảo đảm, các khoản vay thuộc lĩnh vực, ngành nghề Agribank hạn chế cấp tín dụng. Thực hiện mua bảo hiểm cho các khoản cấp tín dụng như đã thực hiện đối với tiền gửi.
- Hình thành đội ngũ chuyên gia quản lý rủi ro, chuyên nghiên cứu, dự báo để xây dựng chính sách và ứng phó kịp thời với các biến động của tình hình thực tế. Cần tách biệt bộ phận thẩm định giá độc lập, thường xuyên định giá lại tài sản đảm bảo.
Thứ hai, đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.
- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, gia tăng tiện ích và các kênh phân phối hiện đại, tăng cường triển khai các chương trình khuyến mại, ưu đãi nhằm thu hút khách hàng. Tăng cường trang bị cơ sở hạ tầng, công nghệ tiên tiến để triển khai các sản phẩm dịch vụ hiện đại.
- Xây dựng hệ thống thông tin đánh giá hiệu quả theo từng sản phẩm dịch vụ,
đối tượng khách hàng.
-Rà soát, thực hiện cơ cấu lại mạng lưới kênh phân phối: kênh phân phối Internet Banking, kênh thanh toán thẻ, kênh phân phối ngân hàng lưu động, kênh phân phối qua đại lý và các tổ liên kết, kênh phân phối truyền thống (chi nhánh, phòng giao dịch). Điều chỉnh các kênh phân phối phù hợp với từng địa bàn hoạt động. Từng bước thực hiện quản lý đa kênh, phát triển và khai thác trên kênh phân phối tự động đối với các sản phẩm dịch vụ và tiện ích hiện đang cung ứng trên kênh phân phối truyền thống trên cơ sở đảm bảo an toàn, phù hợp với trình độ quản lý của Agribank.
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án công nghệ thông tin: E-Banking; dự án nâng cấp, mở rộng hạ tầng trung tâm dữ liệu, xây dựng kho dữ liệu
DataWarehouse nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác, phân tích dữ liệu, xây dựng báo cáo quản lý tới từng sản phẩm dịch vụ, chăm sóc khách hàng.
- Xây dựng hệ thống Contact center (trung tâm hỗ trợ khách hàng): chăm sóc, tư vấn, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng, tư vấn các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, các chương trình khuyến mãi của ngân hàng, gửi thư cám ơn, chúc mừng khách hàng,…
Thứ ba, tăng cường công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Xây dựng quy định chế độ đào tạo đối với mọi cấp cán bộ, tổ chức khảo sát chất lượng cán bộ để xác định mục tiêu, nhu cầu, nội dung đào tạo. Da dạng hóa các hình thức đào tạo, có cơ chế khuyến khích cán bộ tự học tập để nâng cao trình độ. Xây dựng lại quy chế tuyển dụng trong đó chú trọng khâu tuyển dụng qua thi tuyển để nâng cao chất lượng nhân lực đầu vào, xây dựng cơ chế chính sách nhằm thu hút tài năng, cán bộ giỏi.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5
Căn cứ vào kết quả phân tích thực trạng lợi nhuận và kết quả mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng tác giả đã đề xuất một số giải pháp nâng cao lợi nhuận của ngân hàng. Các giải pháp cụ thể như sau: Gia tăng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi, giảm tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro, tăng chênh lệch lãi suất cho vay và huy động vốn, tăng tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, phát triển nguồn nhân lực và chiến lược marketing. Đồng thời tác giả cũng mạnh dạn đưa ra những kiến nghị với hệ thống Agribank nhằm tạo thêm điều kiện và môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, nâng cao lợi nhuận và hiệu quả hoạt động tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng.
KẾT LUẬN CHUNG
Trong bài nghiên cứu này tác giả tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận của NHTM nói chung và đi sâu vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Trên cơ sở sử dụng phương pháp định tính kết hợp định lượng trong việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, luận văn đã hoàn thành được các nội dung sau:
Nghiên cứu các vấn đề lý thuyết liên quan đến lợi nhuận của NHTM, nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM.
Phân tích, đánh giá thực trạng về lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, kết hợp với việc xây dựng mô hình định lượng để tiến hành khảo sát thực tế, phân tích và kiểm định mô hình để rút ra những điểm mạnh, điểm yếu cùng nguyên nhân cần khắc phục tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, bài nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng chịu ảnh hưởng của 4 yếu tố nội bộ ngân hàng là tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro trên tổng tài sản, Chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu tác giả đã đề xuất một số giải pháp liên quan đến các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập để tăng thu nhập của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng.
Những điểm mới của luận văn bao gồm:
Một là, đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng về lợi nhuận tại một ngân hàng cụ thể.
Hai là, đã ứng dụng các mô hình lý thuyết nghiên cứu định lượng vào việc thu thập số liệu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của một ngân hàng cụ thể.
Mặt hạn chế của luận văn là chưa nghiên cứu sự tác động của các nhân tố vĩ mô đến lợi nhuận của một ngân hàng cụ thể do những yếu tố đặc trưng của ngân hàng được nghiên cứu như đã trình bày trong luận văn.
Về hướng phát triển của luận văn, ngoài việc bổ sung những hạn chế đã nêu còn có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu cho tất cả hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hoặc cả khu vực Tây Nguyên, như vậy nội dung của luận văn sẽ có thể đánh giá, phân tích sâu hơn ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận của NHTM trên địa bàn và từ đó hệ thống giải pháp sẽ có trọng lượng hơn.
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do trình độ và kiến thức còn hạn chế, nội dung luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô, cơ quan chủ quản và các bạn đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện đề tài, đem lại tính khả thi cao khi áp dụng vào thực tiễn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
Lê Văn Tề 2003. Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.
Lý Hoàng Ánh và Lê Thị Mận 2013, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Đại học Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh.
Lý Hoàng Ánh và Lê Thị Mận 2013, Tiền tệ ngân hàng, NXB Đại học Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Đề án chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn đến 2025, 2015.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, Bảng cân đối tài sản các năm từ 2006 đến 2015.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, Báo cáo tổng kết hoạt động sản phẩm, dịch vụ các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015.
Ngô Phương Khanh 2013, Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Peter S.Rose 2001, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Hà Nội.
Phạm Hữu Hồng Thái 2011, Tác động nợ xấu đến khả năng sinh lời của Ngân hàng, NXB Thanh niên.
Phan Thị Cúc 2009, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tải. Phan Thị Hằng Nga 2011, “Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010”, Tạp chí công nghệ ngân hàng, số 68.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
Andreas Dietricha và Gabrielle Wanzenried 2010, Determinants of bank profitability before and during the crisis: Evidence from Switzerland Journal of International Financial Markets, Institutions & Money, 21, 307 - 327.
Antonio Trujillo-Ponce 2013, What determines the profitability of banks? Evidence from Spain, Accounting and Finance 53 (2013) 561 - 586.
Bourke, P. 1989, "Concentration and other determinants of bank profitability in Europe, North America and Australia", Journal of Banking and Finance 13: 65-79. Bennaceur và Goaied 2008, The Determinants of Commercial Bank Interest Margin and Profitability: Evidence from Tunisia. Frontiers in Finance and Economics, 5, 106 - 130.
Claeys, VanderVennet 2008, Determinants of bank interest margins in Central and Eastern Europe: A comparison with the West, Economics systems, Volume 32, issue 2, June 2008, page 197 – 216.
Deger Alper và Adem Anbar 2011, Bank Specific and Macroeconomic Determinants of Commercial Bank Profitability: Empirical Evidence from Turkey,
Business and Economics Research Journal Volume 2, Number 2, 2011 pp. 139- 152.
Fadzlan Sufian 2010, Developments in the profitability of the Thailand banking sector: panel evidence from the post Asian crisis period, Int. J. of Economics and Accounting, 2010 Vol.1, No.1/2, pp.161 -179.
Fadzlan Sufian 2010, Financial Depression and the profitability of the banking sector of the Republic of Korea: Panel Evidence on bank specific and macroeconomic determinants, Asia-Pacific Development Journal, 17, 65-92.
Fadzlan Sufian 2011, Profitability of the Korean banking Sector: Panel Evidence on Bank –Specific and Macroeconomic Determinants, Journal of Economics and Management,2011, Vol.7, No.1, 43-72.
Guorong Jiang, Nancy Tang, Eve Law and Angela Sze 2003, The Profitability of the Banking Sector in Hong Kong, Hong Kong Monetary Authority Quarterly Bulletin, September 2003.
Hong Liu and John O.S. Wilson 2009, The profitability of banks in Japan: the road to recovery?, Centre for Banking Research, Cass Business School, City University London.
Khizer Ali, Muhammad Farhan Akhtar và Hafiz Zafar Ahmed 2010, Bank -Specific and Macroeconomic Indicators of Profitability - Empirical Evidence from the Commercial Banks of Pakistan, International Journal of Business & Social Science, 2011, Vol. 2 Issue 6, p235.
Kosmidou, Pasiouras và Tsaklanganos 2007, Bank - specific and industry - specific and macroeconomic determinants of bank profitability, Bank of Greece, No. 25 June 2005.
Myrna R. Berríos, Modern Hairstyling Institute 2013, The relationship between bank credit and profitability and liquidity, The International Journal of Business and Finance Research, Volume 7, Number 3, 2013.
Samina Riaz, Ayub Mehar 2011, The impact of Bank Specific and Macroeconomic Indicators on the Profitability of Commercial banks, The Romanian Economic Journal, Paper No. 91 -110.
Sufian và Habibullah 2009, Bank specific and macroeconomic determinants of bank profitability: Empirical evidence from the china banking sector, Frontiers of Economics in China, l4, 274 - 291.
Perry 1992, Gait Analysis: Normal and Pathological Function, Second Edition.
Valentina Flamini, Calvin McDonald, and Liliana Schumacher 2009, The Determinants of Commercial Bank Profitability in Sub-Saharan Africa,
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1
Bảng dữ liệu dùng cho chạy phần mềm Eview
Thời điểm Quy mô ngân hàng (LNTA) RR tín dụng khách hàng (CR) (%) Cho vay khách hàng (LA) (%) Quy mô tiền gửi (DA) Tỷ lệ lợi nhuận ngoài lãi trên tổng tài sản (NII) Chênh lệch lãi suất (IR) (%) ROA (%) QI.2006 3.3617 0.0000 95.8696 65.9565 0.0435 0.42 1.0761 QII.2006 3.3888 1.4364 96.6912 56.4542 0.0817 0.43 0.6434 QIII.2006 3.3997 1.9326 96.8924 54.0239 0.0797 0.40 1.2251 QIV.2006 3.4140 2.3857 96.9545 58.0185 0.0771 0.40 0.8963 QI.2007 3.4086 0.0000 96.8774 65.3396 0.0781 0.43 1.4344 QII.2007 3.4495 0.0000 97.6199 66.2167 0.1776 0.45 2.1581 QIII.2007 3.4688 1.6286 98.0632 56.1332 0.1699 0.45 2.8033 QIV.2007 3.5135 3.0532 97.3942 55.1809 0.1839 0.46 1.5865 QI.2008 3.5256 0.0000 96.7501 57.3047 0.0596 0.45 1.3864 QII.2008 3.5171 0.0000 97.1420 54.6671 0.0608 0.41 2.4400 QIII.2008 3.5371 0.4478 97.2706 57.5203 0.0871 0.34 1.4808 QIV.2008 3.5893 1.2715 97.1936 56.0505 0.1030 0.28 0.3090 QI.2009 3.6403 0.0000 96.6575 57.8526 0.00 0.23 0.4636 QII.2009 3.6989 0.1851 97.2394 54.8710 0.0600 0.24 0.5401 QIII.2009 3.7042 0.8587 96.6410 51.1559 0.0790 0.23 0.2667 QIV.2009 3.6943 1.1081 96.7044 49.6159 0.1415 0.23 0.6975 QI.2010 3.7189 0.0000 96.1032 51.3085 0.0191 0.23 0.2579 QII.2010 3.7312 0.0000 96.1003 53.8162 0.0743 0.26 0.4735
QIII.2010 3.7500 0.2413 95.7859 54.5164 0.1245 0.27 0.5468 QIV.2010 3.7617 0.5759 96.1918 54.3362 0.1904 0.29 0.9997 QI.2011 3.7461 0.0000 94.8681 71.7029 0.0538 0.42 0.8075 QII.2011 3.7592 0.2188 95.4735 68.8370 0.1393 0.47 1.2143 QIII.2011 3.7804 0.2784 95.2910 62.3446 0.1658 0.48 1.6540 QIV.2011 3.8041 0.5559 96.0276 61.8307 0.2512 0.48 1.8370 QI.2012 3.7958 0.0000 94.7032 74.1559 0.0800 0.48 1.7403 QII.2012 3.8144 0.0000 95.4775 77.0504 0.1840 0.49 2.3340 QIII.2012 3.8510 0.2955 95.3918 72.1815 0.2678 0.51 2.7163 QIV.2012 3.8644 1.2038 96.4881 74.2963 0.3280 0.48 2.2342 QI.2013 3.8688 0.0000 95.4957 79.4265 0.0812 0.44 0.8217 QII.2013 3.9016 0.0524 95.7858 72.5950 0.2007 0.41 1.3452 QIII.2013 3.9425 0.1549 95.8333 65.9018 0.2055 0.39 1.5497 QIV.2013 3.9576 0.5694 96.8137 69.2834 0.2536 0.36 1.5215 QI.2014 3.9530 0.0000 95.9773 80.1872 0.0780 0.32 0.6853 QII.2014 3.9703 0.1669 96.2197 80.7239 0.1713 0.33 1.0441 QIII.2014 3.9910 0.6873 96.5493 76.7534 0.1838 0.33 1.1715 QIV.2014 4.0209 0.6773 97.0840 70.9167 0.2382 0.32 1.7653 QI.2015 4.0341 0.0000 96.7551 70.3984 0.0647 0.42 0.6102 QII.2015 4.0487 0.0000 96.7370 71.3124 0.1609 0.37 1.0795 QIII.2015 4.0628 0.1617 96.3399 69.3173 0.2250 0.33 1.3953 QIV.2015 4.0890 0.5319 96.5127 69.1111 0.3015 0.30 1.4666
PHỤ LỤC 2
Thống kê mô tả các biến
Date: 04/18/16 Time: 04:09
Sample: 2006Q1 2015Q4
CR DA IR LA LNTA NII ROA
Mean 0.516978 64.21663 0.375750 96.39916 3.738223 0.138127 1.266968 Median 0.201950 65.62070 0.400000 96.53100 3.754600 0.131900 1.219700 Maximum 3.053200 80.72390 0.510000 98.06320 4.089000 0.328000 2.803300 Minimum 0.000000 49.61590 0.230000 94.70320 3.361700 0.000000 0.257900 Std. Dev. 0.726247 9.198334 0.086377 0.750048 0.215124 0.080763 0.670702 Skewness 1.791085 0.147526 -0.329765 -0.219096 -0.177982 0.469245 0.500265 Kurtosis 5.833759 1.729676 1.838682 2.670066 1.923672 2.356225 2.580477 Jarque-Bera 34.77023 2.834629 2.972731 0.501448 2.141986 2.158681 1.961765 Probability 0.000000 0.242364 0.226193 0.778237 0.342668 0.339820 0.374980 Sum 20.67910 2568.665 15.03000 3855.967 149.5289 5.525100 50.67870 Sum Sq. Dev. 20.56998 3299.765 0.290978 21.94030 1.804854 0.254383 17.54382 Observations 40 40 40 40 40 40 40 Ma trận hệ số tƣơng quan
Covariance Analysis: Ordinary Date: 04/18/16 Time: 03:57 Sample: 2006Q1 2015Q4 Included observations: 40 Covariance
Probability CR DA IR LA LNTA NII
CR 0.514250 --- DA -2.508775 82.49412 0.0141 --- IR 0.004491 0.316582 0.007274 0.6525 0.0088 --- LA 0.251900 2.996274 -0.015034 0.548508 0.0020 0.0040 0.1392 --- LNTA -0.058912 1.178847 -0.002763 -0.058352 0.045121 0.0137 0.0000 0.3475 0.0185 --- NII 0.009314 0.269855 0.001813 -0.000522 0.008752 0.006360 0.3153 0.0179 0.0964 0.9569 0.0006 ---
Mô hình hồi quy
Dependent Variable: ROA Method: Least Squares Date: 04/18/16 Time: 03:59 Sample: 2006Q1 2015Q4 Included observations: 40
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C -21.10994 10.33150 -2.043259 0.0491 CR -0.300624 0.102772 -2.925163 0.0062