5.2.3.1. Cơ sở của giải pháp
Chi phí dự phòng là một khoản chi phí trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Việc giảm chi phí dự phòng không những giúp cho Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng gia tăng lợi nhuận mà còn là minh chứng cho hoạt động tín dụng có hiệu quả của ngân hàng. Mặt khác, kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều và mức độ tác động mạnh thứ ba. Do đó việc thực hiện các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của chi nhánh là điều hết sức cần thiết. Để giảm được tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng cần phải thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng nói riêng và hệ thống Agribank nói chung.
5.2.3.2. Nội dung của giải pháp
Thứ nhất, cần cơ cấu lại danh mục cho vay phù hợp với mục tiêu phát triển của từng thời kỳ, thường xuyên điều chỉnh cơ cấu danh mục đầu tư. Căn cứ vào xếp hạng tín nhiệm, phân tích, đánh giá, lựa chọn ngành nghề đầu tư, bám sát quy hoạch, các chương trình kinh tế của địa phương và dự báo theo các biến động của nền kinh tế vĩ mô để có chính sách tín dụng phù hợp. Chuyển đổi cơ cấu tín dụng, giảm tỷ trọng của các ngành có rủi ro lớn như bất động sản, chứng khoán, vận tải...
Thứ hai, hoàn thiện quy trình phê duyệt và giám sát tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng.
- Hiện tại, quy trình phê duyệt và giám sát tín dụng của Agribank khá chặt chẽ thông qua quy định thẩm quyền phê duyệt tín dụng rõ ràng ở các cấp bậc và quy chế hậu kiểm, kiểm tra. Tuy nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng và kiểm soát chất lượng tín dụng, chi nhánh cần đẩy nhanh tốc độ phê duyệt tín dụng đối với những khoản vay nhỏ bằng cách ban hành những quy định cụ thể về thời gian phê duyệt và phân cấp phê duyệt tín dụng.
dụng, hợp đồng thế chấp, hợp đồng cầm cố và các chứng từ pháp lý trong hoạt động tín dụng.
- Tăng cường nhân sự cho bộ phận giám sát tín dụng đảm bảo tất cả các hồ sơ tín dụng đều được giám sát đầy đủ thay vì chọn mẫu, trên cơ sở thực trạng của các hồ sơ tín dụng bộ phận này có trách nhiệm cảnh báo rủi ro cho hoạt động tín dụng của chi nhánh.
Thứ ba, đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu, nợ quá hạn, quản lý nợ bán cho VAMC. Đây là yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với Agribank nói chung và Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Việc giữ được chất lượng tín dụng tốt, danh mục đầu tư lành mạnh, đa dạng và an toàn, kiểm soát được nợ xấu sẽ giúp hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng an toàn hơn, đảm bảo cho sự phát triển bền vững và mạnh mẽ trong những năm tiếp theo.
- Rà soát, phân tích thực trạng và khả năng thu hồi của từng món nợ vay có vấn đề, từ đó có biện pháp cụ thể như xử lý tài sản đảm bảo, quản lý dòng tiền,... cho từng trường hợp.
- Quan tâm, theo dõi tình hình nợ có vấn đề để có giải pháp, biện pháp phù hợp với từng đối tượng khách hàng nhằm kiểm soát nợ xấu, đảm bảo tỷ lệ nợ có vấn đề nằm dưới mức cho phép.
- Đối với những khách hàng gặp khó khăn tạm thời trong hoạt động sản xuất, kinh doanh: thực hiện việc miễn giảm lãi tiền vay, thu gốc trước thu lãi sau, cho vay bổ sung để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng để khách hàng có thể tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh, tạo nguồn thu trả nợ cho ngân hàng.
- Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng, đánh giá trung thực về các khoản nợ, bản chất và khả năng thu hồi, phân loại nợ tồn đọng thành từng nhóm cụ thể: nợ tồn đọng có tài sản đảm bảo, nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo và không còn đối tượng để thu, nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo và con nợ còn tồn tại đang hoạt động để có giải pháp xử lý phù hợp và quyết liệt.
- Tập trung ngăn chặn, hạn chế việc phát sinh nợ xấu mới theo hướng: chấm dứt việc cho vay mới đối với bên vay có nợ nần chồng chất, dây dưa, chây ỳ hoặc không có
tài sản thế chấp; tăng cường giám sát tình trạng và việc sử dụng vốn vay của bên đi vay; quy định rõ trách nhiệm trong việc cấp tín dụng đối với cán bộ ngân hàng.
- Đổi mới về nhận thức, hành vi ứng xử, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của từng cán bộ nhân viên liên quan đến công tác tín dụng, đặc biệt là sự nhận thức đầy đủ về chính sách tín dụng, ý thức tuân thủ nghiêm túc quy định, quy trình nghiệp vụ tín dụng, quy trình quản lý tín dụng, quản lý tài sản đảm bảo, tuân thủ chế độ kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.
- Rà soát, củng cố và tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng, thường xuyên tập huấn, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng thẩm định cho vay và quản lý, giám sát khoản vay.