Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 79 - 81)

4.3.1.Những tồn tại, hạn chế

So với tiềm năng và quy mô của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, kết quả lợi nhuận tương đối khả quan tuy nhiên vẫn còn những tồn tại, hạn chế chủ yếu sau:

Thứ nhất, ROA của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng tuy cao hơn rất nhiều so với ROA của Agribank nhưng có xu hướng giảm dần (năm 2011 ROA của chi nhánh đạt 2.58% đến năm 2015 chỉ còn 1.96%) trong khi tổng tài sản của chi nhánh vẫn tăng trưởng đều qua các năm.

Thứ hai, thu nhập từ hoạt động cho vay và đầu tư chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, bình quân trong giai đoạn 2011-2015 chiếm 85%, đặc biệt năm 2012 chiếm 90%, tuy nhiên tỷ lệ thu nhập lãi cận biên lại có xu hướng giảm, năm 2011 tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đạt 4.19% nhưng đến năm 2015 tỷ lệ này chỉ còn 3.24%.

Thứ ba, trong cơ cấu lợi nhuận của chi nhánh lãi cho vay và đầu tư vẫn là nguồn thu chủ yếu, lợi nhuận ngoài lãi chiếm tỷ lệ thấp và tăng trưởng không đáng kể qua các năm cho thấy sự kém hiệu quả trong công tác phát triển sản phẩm dịch vụ của chi nhánh. Theo mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng ở bảng 3.4, thì tỷ lệ lợi nhuận ngoài lãi trên tổng tài sản có tác động lớn nhất đến lợi nhuận, do vậy đây là hạn chế lớn nhất mà Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng cần phải tìm mọi giải pháp để khắc phục.

- Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động cho vay và đầu tư bình quân chiếm trên 85% tổng lợi nhuận là một tỷ trọng quá cao so với thông lệ quốc tế về tiêu chuẩn hoạt động của một ngân hàng hiện đại, điều này chứng tỏ rằng Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng vẫn đi theo lối mòn như các NHTM khác, quá tập trung vào công tác cho vay làm cho tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động này chiếm đa phần trong tổng lợi nhuận trong khi tỷ trọng lợi nhuận của các hoạt động khác, đặc biệt là hoạt động dịch vụ, là hoạt động chủ lực của một ngân hàng hiện đại lại chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn.

- Mặc dù chi nhánh đã xác định đúng tầm quan trọng của nguồn lợi nhuận ngoài lãi và tính cấp thiết phải thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động này theo xu hướng phát triển chung của một ngân hàng hiện đại nên kết quả đạt được là lợi nhuận ngoài lãi có sự tăng trưởng qua các năm, nhưng nếu so sánh thì tỷ trọng từ nguồn thu này còn rất thấp so với lợi nhuận từ hoạt động cho vay và đầu tư.

- Ngày nay, nghiệp vụ ngân hàng thương mại ngày càng phát triển, hoạt động dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng thương mại, giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận đồng thời giảm rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, chất lượng sản phẩm dịch vụ chưa đạt yêu cầu, khả năng cạnh tranh chưa cao, một số dịch vụ và tiện ích sản phẩm dịch vụ vẫn còn thiếu so với thị trường, hạn chế về quy mô và phạm vi triển khai; chưa định hình được các sản phẩm thế mạnh, đặc trưng của Agribank. Các sản phẩm dịch vụ còn thiếu tính liên kết, chưa có nhiều sản phẩm trọn gói, sản phẩm mang tính đặc thù, phù hợp với văn hóa, tập quán của khách hàng.

- Theo xu thế phát triển, tỷ trọng từ hoạt động dịch vụ ngày càng có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ qua các năm tăng trưởng không đáng kể. Năm 2011, lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ đạt 11 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 3.42%, sau 5 năm, năm 2015 lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ đạt 33 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6.95%.

Thứ tư, chênh lệch lãi suất trung bình cho vay và lãi suất trung bình tiền gửi ngày càng thu hẹp, năm 2011 Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng có mức chênh lệch lãi suất là 0.48%/tháng, mức chênh lệch này giảm dần qua các năm và đến năm 2015 mức chênh lệch này chỉ còn là 0.3%/tháng. Theo kết quả nghiên cứu định lượng ở chương 3, mức độ ảnh hưởng của chênh lệch lãi suất đến lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng có tác động lớn thứ nhì, chỉ sau nhân tố Tỷ lệ lợi nhuận ngoài lãi trên tổng tài sản, do vậy việc thu hẹp chênh lệch lãi suất sẽ có tác động rất lớn đến lợi nhuận của chi nhánh.

tầm kiểm soát, số liệu bảng 2.2 cho thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ trong giai đoạn 2011-2015 luôn nhỏ hơn 1.5%, đây là một chỉ số mà các NHTM đều mong muốn. Tuy nhiên tiềm ẩn nợ xấu tại chi nhánh cũng không phải là nhỏ, năm 2015 dư nợ cho vay khách hàng đang nằm ở nhóm 2 là 510 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4.3% trên tổng dư nợ cho vay khách hàng, các khoản nợ bán cho công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) là 95 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0.8% trên tổng dư nợ cho vay khách hàng. Nếu không có giải pháp quản lý chặt chẽ các khoản nợ đang ở nhóm 2 và các khoản nợ bán cho VAMC thì khả năng chuyển sang nợ xấu sẽ là rất lớn và như vậy sẽ có ảnh hưởng lớn đến kết quả lợi nhuận của chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 79 - 81)