Một số giải pháp phụ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 98 - 102)

Ngoài một số giải pháp tác động trực tiếp đến các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thì các yếu tố khác cũng quan trọng không kém trong việc tác

động trực tiếp đến lợi nhuận của Agribank chi nhánh Lâm Đồng. Đầu tiên phải kể đến là nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng tốt là điều kiện cần giúp cho ngân hàng thực hiện tốt hoạt động kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Tiếp đó, hoạt động marketing không kém phần quan trọng. Marketing giúp nâng cao hình ảnh, uy tín của ngân hang, gia tăng doanh thu và mở rộng thị phần cho ngân hàng. Ngoài ra, hoạt động thanh tra, kiểm soát giúp hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh từ đó làm giảm chi phí dự phòng và gia tăng lợi nhuận. Do đó, các giải pháp phụ trợ như giải pháp về nguồn nhân lực, chiến lược Marketing và hoạt động thanh tra kiểm soát sẽ góp phần làm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

5.2.5.1. Nguồn nhân lực

Nhận thức được việc phát triển nguồn nhân lực vững mạnh là vấn đề mấu chốt, quyết định sự thành công hay thất bại của một tổ chức, do vậy đòi hỏi Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng phải xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực một cách khả thi dựa trên nhu cầu thực tế. Tổ chức công tác đào tạo riêng biệt với từng nghiệp vụ kế toán, tín dụng, marketing, đào tạo kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ tác nghiệp trên cơ sở hiểu rõ sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tính năng ưu việt cũng như những điểm yếu để có thể xây dựng chiến lược bán hàng phù hợp.

Bên cạnh công tác đào tạo, Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng cần ban hành các chính sách khuyến khích cán bộ nhân viên tự học tập, nâng cao kiến thức và rèn luyện bản thân cùng với chính sách đãi ngộ nhân tài, động viên cán bộ nhân viên có năng lực, nhiều tâm huyết gắn bó với ngân hàng và đóng góp công sức vào sự nghiệp phát triển của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng.

5.2.5.2. Chiến lược Marketing

Bên cạnh việc phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì phát triển marketing cũng không kém phần quan trọng trong công tác phát triển hoạt động dịch vụ, gia tăng lợi nhuận ngân hàng, do vậy rất cần thiết phải phát triển hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm với một số giải pháp cụ thể khi áp dụng vào

thực tế. Một số giải pháp cơ bản như sau:

Thứ nhất, tăng cường quảng bá và phát triển thương hiệu Agribank.

- Thực hiện định hướng chung của Agribank về triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu đồng bộ, khẳng địng thương hiệu của một ngân hàng năng động, hiện đại, phát triển ổn định.

- Thực hiện khảo sát, thăm dò ý kiến khách hàng nhằm đánh giá về chất lượng sản phẩm dịch vụ, chất lượng phục vụ khách hàng, mức độ nhận biết thương hiệu Agribank,… từ đó đưa ra những cải tiến về sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Thứ hai, tăng cường hoạt động quảng cáo, tài trợ thương mại, tài trợ an sinh xã hội.

- Phối hợp với cơ quan truyền thông tại địa phương (đài phát thanh truyền hình, báo) để thực hiện các hình thức quảng cáo, tài trợ phù hợp (chuyên mục, chuyên trang, chân trang treo logo, phát hành báo,…).

- Ký kết các hợp đồng quảng bá thương hiệu thông qua quảng cáo, tài trợ một số chương trình, sự kiện có ý nghĩa, mang tầm địa phương và quốc gia. Các chương trình được lựa chọn phải phù hợp với chủ trương truyền thông gắn với đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân của Agribank; các chương trình được tổ chức nhân các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn của đất nước, thu hút được sự quan tâm theo dõi của đông đảo quần chúng, hiệu quả quảng bá lớn. Thông qua đó vừa quảng bá thương hiệu Agribank đồng hành với các sự kiện lớn của địa phương, vừa giúp tuyên truyền, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của Agribank trước cộng đồng và toàn xã hội.

- Thực hiện tài trợ các sự kiện văn hóa, các lễ hội, Festival tại địa phương như Lễ hội Festival Hoa, tuần văn hóa Trà, triển lãm làng nghề; qua đó đưa hình ảnh của Agribank liên tục tiếp cận công chúng một cách thân thiện, góp phần đáng kể trong việc quảng bá thương hiệu.

Thứ ba, tăng cường công tác tiếp thị sản phẩm dịch vụ

- Triển khai quảng bá các sản phẩm dịch vụ của Agribank trên toàn tỉnh một cách có hệ thống, hiệu quả thông qua nhiều hình thức phong phú (truyền thanh,

truyền hình, báo, băng rôn, tờ rơi,…), đưa thông tin sản phẩm dịch vụ của Agribank đến với công chúng một cách thân thiện, hiện đại, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng.

- Tiếp tục rà soát các công cụ để quảng bá tiếp thị sản phẩm dịch vụ trọng tâm của Agribank.

- Khuyến khích, động viên cán bộ ngân hàng viết các bài PR về sản phẩm dịch vụ.

Thứ tư, đẩy mạnh công tác quan hệ báo chí.

- Quan hệ thường xuyên, sâu rộng với các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn.

- Hợp tác chặt chẽ với một nhóm phóng viên chuyên mục tài chính ngân hàng đặt viết bài truyền thông về Agribank.

- Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao; tổ chức gặp mặt, chúc mừng các cơ quan truyền thông, báo chí nhân các ngày lễ tết.

- Liên tục cập nhật thông tin liên quan đến hoạt động của Agribank tại địa phương. Kịp thời chủ động gửi văn bản thông báo đến cơ quan truyền thông báo chí góp phần đưa thông tin xác thực đến công chúng.

5.2.5.3. Nâng cao chất lượng kiểm tra kiểm soát

Xuất phát từ công tác kiểm tra kiểm soát là khâu hết sức quan trọng trong ngành ngân hàng vì nó có tác dụng ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro có thể xảy ra trong ngân hàng (rủi ro tín dụng, rủi ro thất thoát tài sản) một cách khách quan hay chủ quan (các hành vi trục lợi, cố ý làm trái pháp luật, gian lận trong ngành ngân hàng). Công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động tốt sẽ gián tiếp giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận một cách an toàn. Do đó, Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng được phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ, tuy nhiên vẫn còn một số điểm cần phải cải tiến như sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng hoạt động của phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ. Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ nên kết hợp phương pháp kiểm tra kiểm soát dựa trên cơ sở “định hướng theo rủi ro”, ưu tiên tập trung nguồn lực để thực hiện

kiểm tra kiểm soát nội bộ ở những bộ phận được đánh giá là có rủi ro cao. Phương pháp này đòi hỏi nhân viên bộ phận này phải thực hiện việc xác định, phân tích, đánh giá những rủi ro và xây dựng hồ sơ rủi ro theo từng hoạt động nghiệp vụ trong ngân hàng. Việc đánh giá phân loại rủi ro được thực hiện ít nhất 1 năm một lần.

Thứ hai, đảm bảo năng lực của nhân viên phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ. Về nguyên tắc, nhân viên kiểm tra kiểm soát nội bộ là những nhân viên giỏi về nghiệp vụ ngân hàng, am hiểu quy định của pháp luật và quy định của ngân hàng. Do đó, nhằm nâng cao chất lượng kiểm soát, Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng phải đảm bảo chất lượng nguồn đầu vào: tốt nghiệp đại học từ những trường có chuyên môn đào tạo phù hợp, có năng lực, kinh nghiệm. Ngoài ra, tạo điều kiện cho nhân viên kiểm tra kiểm soát nội bộ tham gia vào các hiệp hội nghề nghiệp trong nước và quốc tế như viện kiểm toán nội bộ, hiệp hội kiểm toán viên, kiểm toán hệ thống thông tin,… nhằm giúp cán bộ kiểm tra kiểm soát nắm bắt kịp các bước phát triển.

Thứ ba, tập trung kiểm tra kiểm soát đảm bảo tính an toàn trong hoạt động. Giảm dần việc kiểm tra phát hiện sai phạm để tập trung kiểm tra theo hướng phòng ngừa, cảnh báo và ngăn chặn rủi ro: kiểm soát tuân thủ mọi hoạt động của từng cấp đơn vị; rà soát quy trình nghiệp vụ, phát hiện sớm và chỉnh sửa, hoàn thiện đảm bảo chặt chẽ, không để bị lợi dụng khi có kẽ hở trong quy trình nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật thông tin vụ việc, các sơ hở trong quản lý để cảnh bá trên toàn đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 98 - 102)