Gia tăng chênh lệch lãi suất trung bình cho vay và lãi suất trung bình tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 92 - 94)

tiền gửi.

5.2.2.1. Cơ sở của giải pháp

Kết quả phân tích thực trạng lợi nhuận ở chương 2 và đánh giá thực trạng lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng ở chương 4 cho thấy, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trên 85% trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Khi chênh lệch lãi suất trung bình đầu ra với lãi suất trung bình đầu vào càng tăng điều này giúp cho lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng càng cao. Mặt khác, theo kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng cho thấy, biến chênh lệch lãi suất trung bình đầu ra và đầu vào (IR) có tác động mạnh thứ hai đến lợi nhuận và có hệ số ước

lượng bằng 4.746. Do đó, việc gia tăng chênh lệch lãi suất là điều hết sức cần thiết để gia tăng lợi nhuận.

5.2.2.2. Nội dung của giải pháp

Lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi của Agribank chi nhánh Lâm Đồng được quy định bởi hệ thống Agribank, bị giới hạn bởi lãi suất trần của NHNN và bị chi phối nhiều bởi áp lực cạnh tranh trên địa bàn. Do đó, việc gia tăng chênh lệch lãi suất bằng việc tăng lãi suất cho vay và giảm lãi suất huy động không phải lúc nào cũng thực hiện được. Để gia tăng được chênh lệch lãi suất cho vay và huy động, Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng cần:

- Đặc biệt chú trọng công tác tăng trưởng nguồn vốn huy động, giảm tỷ trọng sử dụng vốn vay ngân hàng cấp trên để tạo tính chủ động trong kinh doanh của chi nhánh. Tăng cường các mối quan hệ với sở ban ngành, chính quyền địa phương để huy động các nguồn tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất rẻ của các đơn vị trên địa bàn nhằm cải thiện chênh lệch lãi suất. Tăng cường huy động các nguồn tiền gửi có kỳ hạn dài, ổn định tạo điều kiện cải thiện tỷ trọng cho vay trung dài hạn đảm bảo tính tăng trưởng ổn định trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

- Cải thiện lãi suất cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, thôn thôn bằng cách xác định rõ từng mục đích vay vốn của khách hàng. Một khách hàng thuộc đối tượng được ưu tiên có thể có nhiều mục đích vay vốn, cần phân định rõ mục đích vay vốn nào được hưởng chính sách ưu tiên về lãi suất, mục đích vay vốn nào có thể áp dụng lãi suất cho vay cao hơn mà không vi phạm quy định của Nhà nước.

- Xây dựng cơ chế chăm sóc, quản lý, chủ động tiếp cận các khách hàng lớn tại địa phương nhằm duy trì, củng cố và mở rộng mối quan hệ, giữ ổn định và tăng trưởng dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.

- Nâng cao chất lượng trong công tác xây dựng kế hoạch, quản trị có hiệu quả nguồn vốn của chi nhánh. Căn cứ vào tình hình kinh tế vĩ mô, phân tích, nhận định về biến động lãi suất trên thị trường, để xây dựng kế hoạch nguồn vốn, sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 92 - 94)