Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 81)

4.3.2.1. Nguyên nhân khách quan

- Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng là một NHTM lớn trên địa bàn, ngoài nhiệm vụ tổ chức hoạt động kinh doanh bình thường như các NHTM khác, còn phải thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội với tư cách là một ngân hàng có 100% vốn Nhà nước, thay Nhà nước thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các chính sách an sinh xã hội,... Vì vậy mục tiêu lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh không phải lúc nào cũng được đặt lên hàng đầu mà còn bị chi phối bởi nhiều chính sách của Nhà nước, ví dụ như: chính sách cho vay ưu đãi trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, không thu phí trả nợ trước hạn đối với các khoản vay thuộc các lĩnh vực được ưu tiên, cho vay tái canh cải tạo giống cà phê với lãi suất thấp, cho vay hỗ trợ nhà ở, cho vay hỗ trợ thiên tai,...

- Xuất phát điểm của nền kinh tế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng còn thấp, thu nhập của phần lớn dân cư còn hạn chế, trình độ dân trí thấp nên khả năng tiếp cận với các sản phẩm của ngân hàng, khả năng hoạch định, mở rộng phương án sản xuất kinh doanh còn hạn chế nên phần nào cũng có tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Mức độ cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn ngày càng gay gắt trong mọi lĩnh vực như: huy động vốn, đầu tư tín dụng, sản phẩm dịch vụ và các tiện ích,... có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

4.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, về mặt tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua các năm khá ổn định, các chỉ tiêu về tổng tài sản, quy mô nguồn vốn, dư nợ đều có tăng trưởng tốt, tỷ lệ nợ xấu nằm trong tầm kiểm soát, tuy nhiên chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng có xu hướng giảm qua các năm, sở dĩ có hiện tượng này là do:

- Trong cơ cấu tài sản nợ của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn trong tổng nguồn vốn huy động khá nhỏ, theo số liệu bảng 2.1 cho thấy năm 2011 tỷ trọng nguồn vốn này là 10.78%, năm 2015 tỷ trọng này tuy có được cải thiện nhiều như cũng chỉ đạt 18.84%. Đây là nguồn vốn rẻ, nhưng với tỷ trọng nhỏ nên mức độ đóng góp vào việc giảm lãi suất bình quân tiền gửi là không đáng kể. Mặt khác, với tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn luôn được cải thiện qua các năm, cũng như tỷ trọng nguồn tiền gửi dân cư ổn định trên 85%, tuy là cơ sở để chi nhánh xác định mức độ tăng trưởng tín dụng trong khoảng an toàn nhưng thực chất cũng là lý do làm giảm lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh, vì hai nguồn tiền gửi này thường có lãi suất khá cao.

- Tỷ lệ nguồn vốn vay ngân hàng cấp trên trong tổng nguồn vốn ở mức tương đối cao từ 23% đến 35% cho thấy sự phụ thuộc trong hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Lâm Đồng vào nguồn vốn vay từ ngân hàng cấp trên, điều này một phần làm mất tính chủ động trong nguồn vốn kinh doanh của chi nhánh. Mặt khác, lãi suất vay vốn ngân hàng cấp trên khá cao, tương đương với lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, đã làm tăng chi phí trả lãi của chi nhánh.

- Trong cơ cấu tài sản có của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, đối tượng cho vay của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các lĩnh vực ưu tiên theo chính sách của Nhà nước. Đến cuối năm 2015, tỷ lệ cho vay các lĩnh vực ưu tiên đạt trên 85%, riêng cho vay nông

nghiệp, nông thôn đạt trên 80%. Đây là lĩnh vực tương đối rủi ro và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Do đó, bản chất trong hoạt động cho vay của Agribank tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặt khác, hầu hết các khoản vay trong lĩnh vực này đều là các khoản vay nhỏ lẻ dẫn đến tốn kém chi phí quản lý, thời gian và sức lao động của cán bộ ngân hàng, đồng thời lãi suất cho vay thấp hơn các đối tượng cho vay khác, có tác động không nhỏ đến kết quả lợi nhuận của chi nhánh.

- Tỷ lệ tài sản sinh lời của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng luôn đạt trên 95%, đây là một ưu điểm trong điều hành hoạt động đầu tư tín dụng của chi nhánh. Tuy nhiên, nếu căn cứ trên thực trạng về tình hình thu lãi cho vay trong giai đoạn 2011-2015 qua bảng cân đối tài sản của chi nhánh, chúng ta có thể thấy lãi tồn đọng chưa thu được khá lớn, năm 2011 là 151 tỷ đồng, năm 2012 là 92 tỷ đồng, năm 2013 là 107 tỷ đồng, năm 2014 là 91 tỷ đồng và năm 2015 là 49 tỷ đồng; tỷ lệ thực thu lãi qua các năm chỉ đạt xấp xỉ 85% - 89%. Như vậy tuy tỷ lệ tài sản sinh lời khá cao nhưng với hiện trạng về tỷ lệ thực thu lãi và số dư lãi tồn đọng khá lớn, chắc chắn lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng sẽ phải chịu ảnh hưởng không nhỏ.

Thứ hai, Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng tập trung đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tuy nhiên phân khúc khách hàng, cơ cấu đầu tư chưa phù hợp, chỉ chú trọng khách hàng hộ sản xuất và cá nhân, chưa chú trọng đến khách hàng doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ ba, trong giai đoạn 2011 – 2015, kinh tế vĩ mô biến động khôn lường, lãi suất trên thị trường biến động nhưng công tác dự đoán lãi suất, xây dựng chiến lược kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng vẫn còn nhiều hạn chế và chưa theo sát thị trường dẫn đến rủi ro về lãi suất. Điều này đã ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận của Agribank chi nhánh Lâm Đồng.

Thứ tư, các hoạt động dịch vụ tuy đã được đầu tư nhưng chưa đạt yêu cầu. Các dự án E-Banking, Contact Center, phát hành và thanh toán thẻ Chip theo chuẩn EMV của Agribank còn chậm tiến độ, một số phần mềm ứng dụng và kênh phân phối hiện đại chưa hoàn thiện, ảnh hưởng tới việc phát triển, đa dạng hóa dịch vụ

của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng.

Thứ năm, nguồn nhân lực còn thiếu, yếu về chất lượng trong nhiều năm nhưng việc bổ sung, nâng cao chất lượng còn chậm. Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chậm đổi mới, kém hiệu quả, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh. Chuẩn mực văn hóa Agribank đã triển khai thực hiện, tuy nhiên thái độ, tác phong, lề lối làm việc, giao dịch với khách hàng của người lao động chậm được đổi mới, thiếu tính chuyên nghiệp, cạnh tranh thấp, kém thu hút, chưa thuyết phục được khách hàng. Năng suất lao động còn hạn chế; tâm lý người lao động chưa ổn định do ảnh hưởng của nhiều vụ việc đã phát sinh của Agribank.

Thứ sáu, hạ tầng công nghệ thông tin đã được đầu tư xây dựng, phát triển tuy nhiên chưa hoàn thiện, còn nhiều khoảng cách so với mô hình công nghệ của ngân hàng hiện đại: hệ thống Core Banking IPCAS, kho dữ liệu, hệ thống thông tin khách hàng, quản trị rủi ro chưa thực sự đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển dịch vụ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Trong chương 4, tác giả đã đánh giá kết quả lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng theo các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận như tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ lệ thu nhập cận biên, tỷ lệ tài sản sinh lời. Qua đánh giá cho thấy, Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả nhất định như tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ lệ tài sản sinh lời cao, hoạt động xử lý các khoản nợ đã xử lý rủi ro tương đối tốt. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được còn những hạn chế như tỷ lệ thu nhập ngoài lãi còn rất thấp, chênh lệch lãi suất bình quân cho vay và tiền gửi ngày càng bị thu hẹp, tỷ lệ thực thu lãi thấp, lãi tồn đọng lớn và tiềm ẩn nợ xấu khá cao, thu nhập của ngân hàng không ổn định...

Trong chương cuối của luận văn, trên cơ sở kết hợp, phân tích các thông tin đã thu thập được từ 4 chương đầu, tác giả sẽ xây dựng hệ thống các nhóm giải pháp nâng cao lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị với Agribank để tạo thêm điều kiện, môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Chƣơng 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

CHI NHÁNH TỈNH LÂM ĐỒNG

5.1. Định hƣớng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2016-2020

5.1.1. Định hƣớng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2016-2020

Xây dựng Agribank trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, hình thức đa sở hữu; nền tảng công nghệ và mô hình quản trị hiện đại, tiên tiến; hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, phát triển ổn định và bền vững; giữ vững vai trò chủ lực trong đầu tư, hỗ trợ phát triển và cung cấp các dịch vụ tài chính, tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Trong đó chú trọng 04 nhiệm vụ đột phá chiến lược:

Thứ nhất, đổi mới, đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến; phát triển, mở rộng, hiện đại hóa các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ tới khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Thứ hai, hoàn thiện, chuẩn hóa mô hình quản trị điều hành, quản trị rủi ro, các quy trình nghiệp vụ theo tiêu chuẩn của Basel II, phù hợp với thực tiễn hoạt động của Agribank và hướng tới phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ chuyên gia; đổi mới văn hóa kinh doanh đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập.

Thứ tư, chuyển đổi mô hình hoạt động sang ngân hàng thương mại cổ phần; Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư đặc biệt là đầu tư tại nước ngoài.

Mục tiêu cụ thể:

- Tổng tài sản tăng trưởng hàng năm từ 11 – 13%, mục tiêu đến năm 2020 đạt 1,500,000 tỷ đồng. Vốn điều lệ đến năm 2020 đạt 56,000 tỷ đồng.

- Về tài chính: tỷ lệ thực thu lãi đạt trên 85%, mục tiêu đến 2020 nâng tỷ lệ thực thu lãi lên trên 90%. Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng từ 8-10% hàng năm, mục tiêu đến năm 2020 đạt 5,600 tỷ đồng.

- Doanh thu dịch vụ tăng trưởng hàng năm đạt trên 15%, tỷ lệ thu ròng ngoài tín dụng đạt trên 15%.

- Nguồn vốn huy động (thị trường 1) tăng trưởng hàng năm từ 13-15%, mục tiêu đến năm 2020 đạt 1,250,000 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn đạt trên 12%. Các tỷ lệ an toàn vốn, thanh khoản đảm bảo theo quy định của NHNN, đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

- Dư nợ nền kinh tế tăng trưởng hàng năm từ 12-14%, mục tiêu đến năm 2020 đạt 1,100,000 tỷ đồng. Trong đó tỷ lệ dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt trên 70%; tỷ lệ cho vay trung, dài hạn trên tổng dư nợ đạt 45%. Tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.

5.1.2. Định hƣớng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020

Bám sát định hướng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2016-2020, một số điểm chính trong định hướng hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020 như sau:

- Xây dựng định hướng, mục tiêu kinh doanh giai đoạn 2016-2020 cụ thể theo từng năm, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương, định hướng, chỉ đạo của Agribank và của NHNN trong từng thời kỳ. Đổi mới và nâng cao hiệu quả quản trị, sử dụng linh hoạt các công cụ điều hành kế hoạch, lãi suất, kiểm tra kiểm soát, thi đua khen thưởng,...

- Phát huy lợi thế về mạng lưới, nâng cấp chất lượng sản phẩm dịch vụ và kênh phân phối, ưu tiên mở rộng các sản phẩm dịch vụ qua kênh phân phối hiện đại để nâng cao năng suất lao động, tăng nhanh tỷ trọng thu dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của chi nhánh.

- Tăng trưởng nguồn vốn ổn định, bền vững, đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu hoạt động kinh doanh; tăng trưởng tín dụng hợp lý đi đôi với nâng cao chất lượng

tín dụng, phù hợp với tăng trưởng nguồn vốn và khả năng quản trị rủi ro. Xử lý, kiểm soát nợ xấu phát sinh, duy trì tỷ lệ nợ xấu trong tầm kiểm soát.

Mục tiêu cụ thể:

- Tổng tài sản tăng trưởng hàng năm trên 15%, mục tiêu đến năm 2020 đạt 24,500 tỷ đồng.

- Về tài chính: phấn đấu đưa tỷ lệ thực thu lãi đạt trên 90%, mục tiêu đến 2020 nâng tỷ lệ thực thu lãi lên trên 92%. Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 10% hàng năm, mục tiêu đến năm 2020 đạt 500 tỷ đồng.

- Doanh thu dịch vụ tăng trưởng hàng năm đạt trên 15%, tỷ lệ thu ròng ngoài tín dụng đạt trên 15%.

- Nguồn vốn huy động tăng trưởng hàng năm từ 13-15%, mục tiêu đến năm 2020 đạt 16,000 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn đạt trên 25%.

- Dư nợ nền kinh tế tăng trưởng hàng năm từ 12-14%, mục tiêu đến năm 2020 đạt 21,000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu dưới 1.5%.

5.2. Các giải pháp nâng cao lợi nhuận của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

Trong chương 3 tác giả đã trình bày khá chi tiết kết quả nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, bao gồm tỷ lệ thu nhập ngoài lãi, chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi, tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro và tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản. Trong chương 4 tác giả đã đánh giá thực trạng lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng. Kết quả này bao hàm nhiều ý nghĩa trong việc xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận cho Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng.

Để nâng cao lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, trước tiên phải có giải pháp lần lượt hoặc đồng bộ cải thiện những yếu tố liên quan đến các nhân tố đã được tính toán và kiểm định ở trên. Điều này chỉ làm được và phát huy hiệu quả trước tiên phải do chính nhận thức của bản thân Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng và toàn thể cán bộ công nhân viên trong chi nhánh.

trong việc thu hút khách hàng, phát triển, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh trong khi các sản phẩm dịch vụ của các NHTM gần như không có sự khác biệt đáng kể, số lượng ngân hàng, các tổ chức tín dụng ngày càng tăng. Vì vậy để nâng cao lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, tác giả đề xuất một số nhóm giải pháp cụ thể như sau:

5.2.1 Giải pháp tăng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi

5.2.1.1. Cơ sở của giải pháp

Kết quả các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)