Lý thuyết đánh đổi được đưa ra lần tiên bởi Alan Kraus và Robert H. Litzenberger nhằm phản bác lại lý thuyết M&M, sau đó được tiếp tục phát triển bởi Stewart C. Myers và các nhà kinh tế học khác.
Theo Kraus và Litzenberger (1973), CTV phản ánh sự đánh đổi giữa lợi ích của lá chắn thuế và chi phí phá sản. DN tuân theo lý thuyết đánh đổi nên thiết lập một tỷ lệ nợ mục tiêu dựa trên việc cân bằng giữa lợi ích và chi phí.
Lý thuyết đánh đổi lý giải nguyên nhân các DN thích tài trợ một phần bằng nợ vay và một phần bằng vốn cổ phần trong CTV doanh nghiệp. DN không muốn được tài trợ hoàn toàn bằng nợ vay vì trong trường hợp hệ số nợ vay quá cao, áp lực trả nợ sẽ trở thành gánh nặng cho DN và gây ra nhiều rủi ro. Hơn nữa, trong kinh doanh luôn tồn tại những rủi ro tiềm ẩn có thể khiến lợi nhuận DN giảm sút, thậm chí gây thua lỗ, đẩy DN vào tình trạng kiệt quệ tài chính, thậm chí phá sản. Tuy nhiên, nếu DN sử dụng nợ ở mức hợp lý, xác suất dẫn đến kiệt quệ tài chính sẽ thấp và khi đó, DN sẽ tận dụng được lợi ích từ lá chắn thuế.
Lý thuyết đánh đổi về CTV có thể được tổng quát qua công thức sau:
VL = VU + T*D – PV
Hình 2.3: Giá trị của doanh nghiệp theo lý thuyết đánh đổi
Giá trị của doanh nghiệp
PV
(chi phí kiệt quệ tài chính) Giá trị tối đa của
doanh nghiệp
Hiện giá của lá chắn thuế
D
Nguồn: Myers (1984)
Hình 2.3 mô tả giá trị của DN trong ảnh hưởng của thuế và chi phí kiệt quệ tài chính. Khi tỷ trọng nợ trong CTV của DN tăng lên, đến một thời điểm nào đó, việc sử dụng thêm một đồng vốn vay sẽ làm chi phí kiệt quệ tài chính tăng lên một phần đúng bằng phần tăng của lợi ích từ lá chắn thuế. Đây chính là tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu tối ưu (CTV tối ưu) của DN, tại đây giá trị của DN là cao nhất. Nếu tỷ trọng nợ vay tiếp tục tăng lên thì việc vay nợ không còn mang lại lợi ích cho DN.
Lý thuyết này không chỉ giải thích được khác biệt giữa các ngành khác nhau mà còn giải thích được ảnh hưởng của thuế, chi phí phá sản và chi phí đại diện có liên quan. Lý thuyết đánh đổi CTV gợi ý cho các DN sử dụng nợ vay nhiều không có điều kiện chi trả bằng tiền mặt trong một khoản thời gian ngắn nên phát hành thêm cổ phần nhưng hạn chế chi trả cổ tức, bán bớt tài sản để thu tiền mặt về và tiến hành tái CTV, ổn định việc kinh doanh.
Nhìn chung, lý thuyết đánh đổi đã tiếp cận thực tế hơn về việc xây dựng CTV của DN khi xem xét đến tình trạng kiệt quệ tài chính nhằm lựa chọn mức độ sử dụng nợ thích, do đó có ý nghĩa thực tiễn hơn lý thuyết M&M.