Khảo lược một số nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành dầu khí niêm yết tại việt nam (Trang 36 - 43)

Đối với các nghiên cứu quốc tế về thị trường Việt Nam, Booth và cộng sự (2001), Deesomsak và cộng sự (2004) nhận định Việt Nam vắng mặt trong các phân

tích quốc tế về cơ cấu vốn tại các thị trường mới nổi. Hiện có hai nghiên cứu xem xét cụ thể bối cảnh thị trường kinh tế và các DN Việt Nam là nghiên cứu của Nguyen và Ramachandran (2006) và Biger và cộng sự (2008).

Nguyen và Ramachandran (2006) nghiên cứu về CTV của 558 DN vừa và nhỏ (SMEs) trong giai đoạn 1998-2001, còn Biger và cộng sự (2008) đã nghiên cứu các DN chưa niêm yết trong giai đoạn 2002-2003. Các biến độc lập đưa vào mô hình nghiên cứu bao gồm hệ số nợ - TLEV (tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản), hệ số nợ ngắn hạn – SLEV (tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản), hệ số nợ dài hạn – LLEV (tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản).

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các DN Việt Nam chủ yếu dựa vào khoản vay ngắn hạn thay vì vốn chủ sở hữu (tại thời điểm nghiên cứu). Về các yếu tố tác động đến CTV của DN, các yếu tố phổ biến rút từ kết quả hồi quy là quy mô DN, cơ hội tăng trưởng (tác động cùng chiều) và khả năng sinh lời (tác động ngược chiều). Hơn nữa, 02 nghiên cứu trên cho thấy rằng cấu trúc tài sản hữu hình có mối quan hệ ngược chiều với hệ số nợ. Theo Nguyen và Ramachandran (2006) điều này là do nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nợ, không nhất thiết đòi hỏi tài sản thế chấp. Biger và các cộng sự (2008) cung cấp thêm rằng các ngân hàng Việt Nam chú ý hơn đến tính thanh khoản hơn là tài sản hữu hình bởi vì chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Ngoài các yếu tố quan sát phổ biến, kết quả thực nghiệm cho thấy rằng các DNNN sử dụng nợ nhiều hơn so với các đơn vị tư nhân do mối quan hệ tốt với các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước.

Một số hạn chế trong 02 nghiên cứu này là tập trung vào các công ty chưa niêm yết và các DN vừa và nhỏ, độ tin cậy của dữ liệu sử dụng thấp, thời gian nghiên cứu từ năm 1998-2001 và 2002-2003 phản ánh bối cảnh kinh tế đã lạc hậu.

Vũ Thị Ngọc Lan và Nguyễn Tiến Dũng (2013) phân tích tác động của các nhân tố nội tại tới CTV của các 151 DN tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2011. Điểm mới của nghiên cứu là kiểm định ảnh hưởng của một số “nhân tố đặc thù” của mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nước đến CTV của các DN. Kết quả nghiên cứu cho thấy: khả năng tăng trưởng, quy mô và mức độ liên quan đến lĩnh

vực kinh doanh chính có tác động cùng chiều đến cơ cấu vốn; trong khi đó, mức độ rủi ro kinh doanh và thái độ không thích sử dụng vốn vay của các nhà quản trị có tác động ngược chiều đến cơ cấu vốn. Hai biến còn lại là cơ cấu tài sản và cơ cấu chủ sở hữu không độ tin cậy để giải thích cho cơ cấu vốn.

Lê Đạt Chí (2013) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định cơ cấu vốn của nhà quản trị tài chính tại Việt Nam, thu thập dữ liệu từ 178 DN phi tài chính niêm yết trong giai đoạn 2007-2010. Nghiên cứu này sử dụng mô hình các yếu tố tác động cố định trên nền tảng của phép lựa chọn mô hình BMA (Bayesian Model Averaging) và dựa trên nền tảng các lý thuyết đánh đổi, lý thuyết trật tự phân hạng, thời điểm thị trường, lý thuyết tài chính chính hành vi. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 6 nhân tố đóng vai trò quan trọng trong quyết định CTV của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2010, đó là thuế, hành vi quản trị, đòn bẩy ngành với tác động cùng chiều; trong khi đó lạm phát, tăng trưởng (tỷ số giá trị thị trường trên giá sổ sách của tài sản), tỷ suất sinh lợi (ROA) có tác động ngược chiều. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc quyết định CTV của DN trong giai đoạn này cũng có điểm tương đồng với lý thuyết trật tự phân hạng.

Nguyen và các cộng sự (2014) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến CTV của 116 DN phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2007- 2010. Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng GMM, kết quả hồi quy cho thấy các nhân tố về tính thanh khoản và khả năng sinh lời có mối quan hệ ngược chiều với hệ số nợ, trong khi đó các nhân tố quy mô, cơ hội tăng trưởng và tỷ sở hữu của nhà nước có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ sử dụng nợ. Riêng nhân tố cấu trúc tài sản hữu hình tác động ngược chiều đối với hệ số nợ ngắn hạn và tác động cùng chiều với hệ số nợ dài hạn. Tác giả giải thích với các DN có ít tài sản hữu hình thường ưu tiên nợ ngắn hạn thông qua tín dụng thương mại, trong khi đó các DN có nhiều tài sản hữu hình sẽ dễ dàng thế chấp để vay nợ dài hạn thông qua các ngân hàng.

Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến (2014) nghiên cứu trên dữ liệu của 180 doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn 2010 – 2013. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các nhân tố như tỷ suất sinh lợi, thuế

và quy mô DN giải thích được hơn 71,51% sự ảnh hưởng đến CTV. Trong đó tỷ suất sinh lợi và thuế có mối quan hệ ngược chiều (-) với CTV, sự tác động của quy mô DN cùng chiều (+) với CTV chứng tỏ quy mô DN càng lớn thì chi phí khốn khó càng nhỏ, DN có khả năng vay nợ nhiều hơn để có lợi nhiều hơn từ tấm chắn thuế.

Lê Thị Mỹ Phương (2014) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của công ty cổ phần ngành Xây dựng niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội trong giai đoạn 2009 – 2011 thông qua dữ liệu từ báo cáo tài chính. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tương quan và hồi quy bội, kết quả chỉ ra rằng có bốn nhân tố thật sự ảnh hưởng đến tỉ suất nợ của các công ty cổ phần ngành xây dựng, nhân tố tính thanh khoản có tác động trái chiều mạnh nhất, tiếp theo là nhân tố quy mô và tỷ lệ vốn nhà nước có tác động cùng chiều, cuối cùng nhân tố rủi ro kinh doanh với tác động trái chiều.

Võ Xuân Vinh (2014) sử dụng dữ liệu bảng không cân bằng của 104 DN phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn 2006- 2012 để tìm ra mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu và CTV. Tác giả kết luận cơ cấu sở hữu là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định CTV của DN. DN có sở hữu tập trung càng cao thì đòn bẩy tài chính càng cao, có sở hữu nước ngoài và sở hữu tổ chức cao thì đòn bẩy tài chính thấp. Ngoài ra, nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng để đưa ra kết luận yếu tố sở hữu nhà nước có ảnh hưởng làm tăng đòn bẩy tài chính của các DN này.

Một nghiên cứu khác của Phan Thanh Hiệp (2016) đưa ra kết quả khác với các nghiên cứu trên, cụ thể các nhân tố về khả năng sinh lời, tài sản hữu hình, tính thanh khoản có ảnh hưởng ngược chiều, trong khi đó nhân tố quy mô và sở hữu nhà nước có tác động thuận chiều lên CTV của các DN sản xuất công nghiệp tại Việt Nam.

Thêm một nghiên cứu của Lê Trung Thành và Đỗ Mai Hương (2017) với mẫu dữ liệu lấy từ 228 DN niên yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2010-2014, có cùng kết quả với nghiên cứu của Nguyen và các cộng sự (2014) đã trình bày ở trên.

Tóm lại, các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước đã xác định nhiều nhân tố ảnh hưởng đến CTV của các DN, tuy nhiên kết quả nghiên cứu đạt được không hoàn toàn giống nhau. Đồng thời các nghiên cứu trong và ngoài nước về CTV của ngành dầu khí còn hạn chế, trong đó giới hạn cả số lượng quan sát và độ dài thời gian của dữ liệu hay độ tin cậy của nguồn số liệu cung cấp.

Vì vậy tác giả đã lựa chọn nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến CTV của các DN ngành dầu khí niêm yết tại Việt Nam với mong muốn cung cấp thêm cơ sở cho các vấn đề liên quan đến tái CTV trong giai đoạn hiện nay, đồng thời cập nhật tính hợp lý của CTV theo thời kỳ.

Bảng 2.3: Tóm tắt kết quả một số nghiên cứu thực nghiệm về nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp

STT Các nghiên cứu SIZE TANG LIQ ROA GROW STATE

I Các nghiên cứu của nước ngoài

1 Mahvish Sabir, Qaisar Ali

Malik (2011) + + + -

2 Irfan Ali (2011) + + - +

3 Wahab và Ramli (2014) - + - - -

4 Obeid Gharaibeh (2015) + + + - + N/A

5 Mehmet Arslan và Mustafa

Fatih Boz (2017) + + - - +

II Các nghiên cứu trong nước

6 Nguyen và Ramachandran,

(2006) + - N/A + +

7 Biger và các cộng sự

(2008) + - - + +

8 Vũ Thị Ngọc Lan và

Nguyễn Tiến Dũng (2013) + N/A + N/A

STT Các nghiên cứu SIZE TANG LIQ ROA GROW STATE 10 Nguyen và các cộng sự (2014) TLEV: + LLEV: + SLEV: - TLEV: + LLEV: + SLEV: - - - + + 11 Đặng Thị Quỳnh Anh và

Quách Thị Hải Yến (2014) + -

12 Lê Thị Mỹ Phương (2014) + - +

13 Võ Xuân Vinh (2014) N/A

14 Phan Thanh Hiệp (2016) + - - - +

15 Lê Trung Thành và Đỗ Mai Hương (2017) + TLEV: + LLEV: + SLEV: - - - + +

Nguồn: Tổng hợp của tác giả Chú thích:

(+): tác động cùng chiều, (-): tác động ngược chiều, (N/A): không tác động TLEV: Hệ số nợ tổng thể (tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản);

SLEV: Hệ số nợ ngắn hạn (tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản); LLEV: Hệ số nợ dài hạn (tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã tổng quát các lý thuyết nền tảng về CTV cũng như các yếu tố tác động đến CTV của DN. Ngoài ra thông qua việc phân tích các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam về CTV, tác giả đã đưa ra các yếu tố chính ảnh hưởng đến CTV của DN. Các yếu tố này sẽ được phân tích, chọn lọc để đưa vào mô hình hồi quy nhằm đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố đến CTV trong thực tiễn của các DN dầu khí đang niêm yết tại Việt Nam trong các chương sau.

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU SỬ DỤNG

Nội dung chính của chương 3 là trình bày cụ thể về phương pháp nghiên cứu áp dụng cho đề tài, trên cơ sở các lý thuyết kinh tế và các công trình nghiên cứu thực nghiệm đã được khảo lược trong chương 2. Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu, đề tài sẽ sử dụng chủ yếu phương pháp định lượng thông qua phân tích thống kê mô tả và phân tích mô hình hồi quy dữ liệu bảng.

3.1. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng chủ yếu là phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua phân tích thống kê mô tả và phân tích mô hình hồi quy dữ liệu bảng.

Thứ nhất, trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm đã được trình bày trong chương hai, tác giả đã lựa chọn các biến và mô hình hồi quy.

Thứ hai, tác giả tiến hành đo lường các biến thông qua bộ số liệu nghiên cứu thứ cấp thu thập từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong giai đoạn 2012 đến 2017 của 29 công ty trong ngành dầu khí niêm yết trên TTCK Việt Nam. Sau đó dữ liệu bảng (panel data) được được vào phần mềm Stata 13 để phân tích định lượng.

Thứ ba, thực hiện thống kê mô tả các giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và độ lệch chuẩn của các biến trong mô hình để phân tích đặc điểm CTV của các DN dầu khí hiện nay và có cái nhìn tổng quát về tất cả các biến.

Thứ tư, sử dụng phần mềm Stata 13 để thiết lập ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến giải thích nhằm xem xét tổng quát mối quan hệ của từng biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa những biến độc lập với nhau.

Thứ năm, thực hiện hồi quy dữ liệu với mô hình đã lựa chọn. Cụ thể ba phương pháp được sử dụng là hồi quy bình phương tối thiểu gộp (Pooled OLS), hồi quy tác động cố định (FEM) và hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM). Từ kết quả của các mô hình nghiên cứu, tác giả tiến hành kiểm định để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Cụ thể thực hiện kiểm định F để lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và FEM, nếu bác bỏ giả thuyết H0 (tất cả các hệ số hồi quy bằng 0 ngoại trừ hằng số) thì mô hình FEM được lựa chọn. Để lựa chọn giữa mô hình FEM và REM, tiếp tục

thực hiện kiểm định Hausman. Nếu bác bỏ giả thuyết H0 thì mô hình FEM phù hợp hơn. Sau khi lựa chọn được mô hình phù hợp nhất, tiến hành thực hiện các kiểm định vi phạm giải thuyết và khắc phục các khuyết tật để xác định mô hình cuối cùng.

Thứ sáu, trình bày kết quả hồi quy chính thức, thảo luận về các nhân tố ảnh hưởng đến CTV của DN từ đó đưa ra kết luận, đề xuất tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành dầu khí niêm yết tại việt nam (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)