Cấu trúc sở hữu của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành dầu khí niêm yết tại việt nam (Trang 74 - 77)

Trong mô hình nghiên cứu biến phụ thuộc TLEV và SLEV, kết quả đều cho thấy biến STATE không có ý nghĩa thống kê. Tác giả xem xét yếu tố cấu trúc sở hữu Nhà nước để thể hiện một yếu tố đặc trưng cho thể chế, môi trường kinh doanh của các DN trong ngành dầu khí niêm yết tại Việt Nam.

Bên cạnh các nghiên cứu của Nguyen và Ramachandran (2006), Biger và các cộng sự (2008), Nguyen và các cộng sự (2014), Lê Thị Mỹ Phương (2014), Phan Thanh Hiệp (2016) cho kết quả là quan hệ cùng chiều thì một số các nghiên cứu khác như Obeid Gharaibeh (2015), Vũ Thị Ngọc Lan và Nguyễn Tiến Dũng (2013), Võ Xuân Vinh (2014) cho thấy chưa có một bằng chứng xác thực với ý nghĩa thống kê về ảnh hưởng của yếu tố sở hữu nhà nước đến CTV của các DN. Việc biến số STATE có nhiều kết quả thực nghiệm khác nhau cho thấy biến số này không thật sự là một biến số quan trọng trong mô hình nghiên cứu về CTV.

Hiện nay, vai trò, ảnh hưởng của Nhà nước đối với các DN hoạt động trong ngành dầu khí vẫn luôn tồn tại, tuy nhiên mức độ đã giảm đáng kể so với trước đây, do quá trình thoái vốn, cổ phần hóa DN. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại hiện nay đang thực hiện quá trình cải tổ, sắp xếp, cơ cấu lại hoạt động, có những quy định mới về an toàn trong hoạt động ngân hàng cũng khiến cho các ngân hàng chấp hành nghiêm túc hơn các quy định cho vay, buộc phải thẩm định kỹ năng lực tài chính của chủ đầu tư, dự án vay vốn phải trên cơ sở có hiệu quả, có đủ khả năng trả nợ, không chỉ dựa vào mối quan hệ với DN. Đồng thời, trong giai đoạn 2014- 2017, ngành dầu khí bộc lộ nhiều yếu kém trong hoạt động SXKD với nhiều nguyên nhân cả khách quan về tình hình giá dầu thế giới và chủ quan về vấn đề quản trị tài chính lỏng lẻo, vì vậy các ngân hàng cũng hạn chế mở rộng hạn mức tín dụng cho các DN này so với trước đây, luôn được ưu tiên cấp tín dụng để đầu tư dự án. Vì vậy dù DN có tỷ lệ vốn Nhà nước sở hữu cao hay thấp thì việc sử dụng nợ nhiều hay ít cũng không thực sự ảnh hưởng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4 đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đặt ra thông qua kết quả thống kê mô tả và hồi quy mô hình trên cơ sở dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu được xây dựng ở chương ba, các kết quả chính được tóm tắt như sau:

Thứ nhất, về đặc điểm CTV của các DN ngành dầu khí niêm yết tại Việt Nam: Trong cơ cấu nợ, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng vượt trội so với nợ dài hạn, đặc biệt là nợ vay ngân hàng ngắn hạn và các khoản phải trả người bán (nhà cung cấp/ thầu phụ); trong khi đó đặc điểm của ngành chủ yếu là đầu tư dự án dài hạn. Điều này cho thấy một số DN hiện đang sử dụng vốn một cách không hợp lý, trái ngược với các quốc gia phát triển, các DN sử dụng nhiều nợ vay dài hạn hơn nợ vay ngắn hạn. Thứ hai, về việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CTV: Theo kết quả nghiên cứu định lượng, mô hình phù hợp được lựa chọn để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến CTV là mô hình FGLS. Phần lớn các biến số được lựa chọn đều có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Trong đó, các biến số SIZE, GROW có quan hệ cùng chiều với hệ số nợ; các biến số TANG, LIQ, ROA có quan hệ ngược chiều với hệ số

nợ. Biến STATE không có ý nghĩ thống kê, không phù hợp với giả thuyết ban đầu cho thấy các lý thuyết về CTV ra đời ở các quốc gia phát triển chưa có được sự giải thích mạnh mẽ lên việc lựa chọn CTV ở Việt Nam.

Nghiên cứu này đã đạt được những kết quả có ý nghĩa thống kê nhất định, giúp các nhà quản lý DN có thêm bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến CTV của các công ty dầu khí niêm yết trên TTCK Việt Nam, từ đó có những định hướng, giải pháp phù hợp để đạt hiệu quả hoạt động cao nhất. Trong chương 5, tác giả sẽ trình bày một số kết luận chính, khuyến nghị cũng như các hạn chế cần phải cải thiện trong các nghiên cứu sau.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ

Sau khi đã phân tích chi tiết kết quả nghiên cứu ở chương bốn, chương năm sẽ trả lời câu hỏi nghiên cứu còn lại về các giải pháp, kiến nghị định hướng, xây dựng CTV của các DN ngành dầu khí niêm yết tại Việt Nam. Các nội dung được đề cập cụ thể bao gồm: tóm tắt các kết quả nghiên cứu chính (mục 5.1), một số khuyến nghị cho bản thân DN và đối với Nhà nước (mục 5.2). Bên cạnh đó, đề tài cũng nêu lên những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai (mục 5.3).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành dầu khí niêm yết tại việt nam (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)