Kết quả hồi quy hệ số nợ ngắn hạn (SLEV)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành dầu khí niêm yết tại việt nam (Trang 65 - 70)

4.4.1. Kết quả hồi quy mô hình

Kết quả hồi quy theo phương pháp Pooled OLS được trình bày ở Bảng 4.10.

Bảng 4.10: Kết quả hồi quy hệ số nợ ngắn hạn theo phương pháp Pooled OLS Biến quan sát Hệ số hồi quy Sai số chuẩn P-value SIZE 0,0060476 0,0074571 0,419

TANG -0,5575555*** 0,0711537 0,000

LIQ -0,059036*** 0,0054606 0,000

ROA -0,5152551*** 0,1350562 0,000

STATE 0,022514 0,0255554 0,380 Số quan sát 174

R2 0,6013

F (6,167) 41,97 Prob > F 0.0000

(*) mức ý nghĩa 10%, (**) mức ý nghĩa 5%, (***) mức ý nghĩa 1%

Nguồn: Kết quả hồi quy từ phần mềm Stata 13.

Kết quả hồi quy theo phương pháp Pooled OLS cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số nợ ngắn hạn của DN gồm cấu trúc tài sản cố định hữu hình, khả năng thanh khoản, khả năng sinh lời với mức ý nghĩa 1%; cả 03 yếu tố đều tác động ngược chiều lên hệ số nợ ngắn hạn (SLEV) và yếu tố cơ hội tăng trưởng với mức ý nghĩa 10%, có quan hệ cùng chiều với hệ số nợ ngắn hạn.

Tác giả tiếp tục thực hiện hồi quy theo mô hình tác động cố định với kết quả thể hiện ở Bảng 4.11.

Bảng 4.11: Kết quả hồi quy hệ số nợ ngắn hạn theo phương pháp FEM Biến quan sát Hệ số hồi quy Sai số chuẩn P-value SIZE 0,053384* 0,0291411 0,069 TANG -0,0289462 0,1093836 0,792 LIQ -0,0273487*** 0,0036324 0,000 ROA -0,096128 0,0781619 0,221 GROW 0,092583*** 0,0319297 0,004 STATE 0,012656 0,028914 0,662 Số quan sát 174 R2 0,4617 F-test: F (28,139) 23,10 Prob > F 0,0000

(*) mức ý nghĩa 10%, (**) mức ý nghĩa 5%, (***) mức ý nghĩa 1%

Kết quả hồi quy theo phương pháp FEM cho thấy các nhân tố về khả năng thanh khoản và cơ hội tăng trưởng tác động đến hệ số nợ ngắn hạn với mức ý nghĩa 1%; quy mô DN với mức ý nghĩa 10%, trong đó chỉ có yếu tố khả năng thanh khoản có tác động ngược chiều lên hệ số nợ ngắn hạn của DN.

Tiếp tục tiến hành hồi quy theo mô hình tác động ngẫu nhiên, kết quả như sau:

Bảng 4.12: Kết quả hồi quy hệ số nợ ngắn hạn theo phương pháp REM Biến quan sát Hệ số hồi quy Sai số chuẩn P-value SIZE 0,0034253 0,0130579 0,793 TANG -0,2765139*** 0,0926301 0,003 LIQ -0,0333126*** 0,0036562 0,000 ROA -0,1460867* 0,0831232 0,079 GROW 0,1019556*** 0,032529 0,002 STATE 0,019089 0,027563 0,489 Số quan sát 174 R2 0,4360 Wald chi2 (7) 130,07 Prob > chi2 0,0000

(*) mức ý nghĩa 10%, (**) mức ý nghĩa 5%, (***) mức ý nghĩa 1%

Nguồn: Kết quả hồi quy từ phần mềm Stata 13.

Kết quả hồi quy theo phương pháp REM cho thấy có bốn nhân tố ảnh hưởng đến hệ số nợ ngắn hạn là cấu trúc tài sản cố định hữu hình, khả năng thanh khoản và cơ hội tăng trưởng với mức ý nghĩa 1%; khả năng sinh lời với mức ý nghĩa 10%. Trong đó, chỉ có yếu tố cơ hội tăng trưởng có tác động cùng chiều.

4.4.2. Kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp

Tác giả thực hiện kiểm định F để lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và FEM. Với giả thuyết H0: mô hình Pooled OLS là phù hợp. Kết quả kiểm định được trình bày tại phụ lục 4 cho thấy trị thống kê F (28, 139) = 23,10 và Prob > F = 0,0000 (nhỏ hơn 0,05). Như vậy với mức ý nghĩa 5%, giải thuyết H0 bị bác bỏ, mô hình FEM phù hợp hơn mô hình Pooled OLS. (3)

Để lựa chọn giữa mô hình FEM và mô hình REM, tác giả xem xét tiếp kiểm định Hausman với giả thuyết H0: mô hình REM là phù hợp. Kết quả kiểm định được trình bày tại phụ lục 4 cho thấy trị thống kê chi bình phương là 17,01 và Prob > F = 0,0092 (nhỏ hơn 0,05). Với mức ý nghĩa 5% thì bác bỏ giả thuyết H0, mô hình FEM là thích hợp hơn so với mô hình REM. (4)

Từ (3) và (4) dẫn đến kết luận mô hình tác động cố định là mô hình phù hợp nhất để xem xét tác động của các biến độc lập đến hệ số nợ ngắn hạn của các DN.

4.4.3. Kiểm định các giả thuyết của mô hình

Trên cơ sở mô hình đã lựa chọn, tác giả tiến hành kiểm định các giả thuyết của mô hình. Kiểm định Wald có kết quả cho thấy Prob > chi2 = 0,0000 (nhỏ hơn 0,05), như vậy mô hình có phương sai phần dư thay đổi. Kiểm định Wooldridge với kết quả Prob > F = 0,0000 (nhỏ hơn 0,05), do đó mô hình có hiện tượng tự tương quan giữa các biến (kết quả kiểm định được trình bày chi tiết tại phụ lục 4).

4.4.4. Mô hình hồi quy sau khi khắc phục khuyết tật

Để khắc phục khuyết tật của mô hình, tác giả tiến hành hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát khả thi FGLS (Feasible Generalized Least Square), thêm lựa chọn Panel (hetero). Kết quả hồi quy mô hình FEM sau khi khắc phục được trình bày trong Bảng 4.13.

Bảng 4.13: Kết quả hồi quy mô hình sau khi khắc phục khuyết tật Biến quan sát Hệ số hồi quy Sai số chuẩn P-value SIZE 0,0151777* 0,0091947 0,099 TANG -0,4359068*** 0,0620998 0,000 LIQ -0,0435344*** 0,0043385 0,000 ROA -0,2209578*** 0,071619 0,002 GROW 0,1054402*** 0,0228482 0,000 STATE -0,0216365 0,021729 0,319 Hằng số 0,402283 0,1316552 0,002

(*) mức ý nghĩa 10%, (**) mức ý nghĩa 5%, (***) mức ý nghĩa 1%

Kết quả hồi quy cho thấy có năm biến có ý nghĩa thống kê, trong đó với mức ý nghĩa 1% gồm biến cấu trúc tài sản cố định hữu hình (TANG), khả năng thanh khoản (LIQ), khả năng sinh lời (ROA), cơ hội tăng trưởng (GROW) và với mức ý nghĩa 10% là biến quy mô DN (SIZE). Biến sở hữu của Nhà nước (STATE) không có ý nghĩa thống kê.

Từ kết quả bảng 4.13, mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến CTV (thông qua hệ số nợ ngắn hạn) của các DN ngành dầu khí tại Việt Nam được xây dựng như mô hình (4.2).

SLEV = 0,402 + 0,015 SIZE – 0,436 TANG – 0,043 LIQ – 0,221 ROA + 0,105 GROW (4.2)

Với kết quả ước lượng của phương pháp FGLS để kiểm chứng lại các kết quả ước lượng trong Pooled OLS, FEM và REM, cho thấy ảnh hưởng của các nhân tố lên CTV của DN là rất chắc chắn và có ý nghĩa thống kê cao. Kết quả này tương đối phù hợp với giả thuyết ban đầu và trùng hợp với khá nhiều các nghiên cứu thực nghiệm khác, theo kết quả trình bày tại Bảng 4.14.

Bảng 4.14: Tổng hợp kết quả nghiên cứu Nhân tố

Kết quả nghiên cứu So sánh với giả thuyết ban đầu

Kết quả của nghiên cứu trước TLEV SLEV

SIZE Thuận chiều Thuận chiều H1 phù hợp hoàn toàn

(a), (b), (d) thuận chiều

(c) ngược chiều với SLEV và thuận chiều với LLEV

TANG Ngược chiều Ngược chiều H2 không phù hợp

(a), (b) ngược chiều (c) ngược chiều với SLEV và thuận chiều với LLEV

(d) thuận chiều

LIQ Ngược chiều Ngược chiều H3 phù hợp hoàn toàn

(a), (b): không nghiên cứu

Nhân tố

Kết quả nghiên cứu So sánh với giả thuyết ban đầu

Kết quả của nghiên cứu trước TLEV SLEV

(c) ngược chiều (d) thuận chiều

ROA Ngược chiều Ngược chiều H4 phù hợp hoàn toàn

(a) N/A;

(b), (c), (d) ngược chiều

GROW Thuận chiều Thuận chiều H5 phù hợp hoàn toàn

(a), (b), (c), (d) thuận chiều

STATE N/A N/A H6 không phù hợp

(a), (b), (c) thuận chiều

(d) N/A

Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu và tóm tắt của tác giả

Ghi chú:

LLEV: Hệ số nợ dài hạn (tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản); N/A: không có ý nghĩa; (a): Nguyen và Ramachandran (2006), (b): Biger và các cộng sự (2008), (c): Nguyen và các cộng sự (2014), (d): Obeid Gharaibeh (2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành dầu khí niêm yết tại việt nam (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)