Khảo lược một số nghiên cứu thực nghiệ mở nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành dầu khí niêm yết tại việt nam (Trang 34 - 36)

Về mặt nghiên cứu thực nghiệm, hiện nay trên thế giới có rất nhiều đề tài nghiên cứu khác nhau về nhân tố ảnh hưởng đến CTV của các DN. Đa số nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định các lý thuyết về CTV như lý thuyết đánh đổi, lý thuyết trật tự phân hạng.

Đối với các nghiên cứu thực nghiệm liên qua đến công ty dầu khí trên thế giới, có thể kể đến nghiên cứu của Mahvish Sabir, Qaisar Ali Malik (2011) cùng thực hiện nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến CTV tại 05 công ty dầu khí ở Pakistan trong giai đoạn 2005 – 2010. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng thông qua mô hình bình phương tối thiểu thông thường gộp (Pooled OLS). Kết quả cho thấy 61% sự biến đổi của đòn bẩy tài chính do sự ảnh hưởng của các biến lợi nhuận, quy mô, tính thanh khoản và tài sản cố định hữu hình của DN. Về chiều

hướng tác động thì các biến tài sản hữu hình, quy mô và thanh khoản có mối quan hệ đồng biến (+) với đòn bẩy tài chính còn riêng lợi nhuận có mối tương quan nghịch biến với đòn bẩy tài chính của các DN. Hạn chế của nghiên cứu là các số liệu thu thập còn hạn chế về số lượng DN và phạm vi hẹp về thời gian nghiên cứu nên làm giảm số quan sát, giảm độ tin cậy của đề tài nghiên cứu khi xác định các yếu tố ảnh hưởng đến CTV của các DN dầu khí.

Thêm một tác giả khác tại Pakistan, Irfan Ali (2011) nghiên cứu về CTV của 436 công ty phi tài chính đăng ký trên Sở giao dịch Karachi Pakistan từ năm 2003 đến năm 2008 để xác định những nhân tố tác động đến CTV của các công ty này. Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy mô hình dữ liệu bảng bao gồm mô hình Pooled OLS và mô hình hồi quy tác động cố định. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các nhân tố quy mô, tài sản cố định, cơ hội tăng trưởng, cổ tức và lạm phát có quan hệ đồng biến với đòn bẩy tài chính, trong khí đó lợi nhuận lại tác động nghịch biến với đòn bẩy tài chính. Kết quả nghiên cứu đã nhấn mạnh sự tồn tại của lý thuyết đánh đổi CTV và lý thuyết trật tự phân hạng trong việc lựa chọn CTV của các công ty phi tài chính tại Pakistan.

Wahab và Ramli (2014) nghiên cứu về CTV của các DN niêm yết trên TTCK Malaysia có cơ cấu sở hữu của nhà nước trong giai đoạn 1997-2009. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích mô hình hồi quy kết hợp tất cả các quan sát với dữ liệu bảng. Điểm mới của nghiên cứu này so với một số nghiên cứu khác là bổ sung các biến độc lập bên ngoài hoạt động của DN như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất và đặc điểm ngành. Kết quả thực nghiệm cho thấy cấu trúc tài sản hữu hình có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ vay của các DN niêm yết thuộc sở hữu của nhà nước, trong khi đó quy mô DN, lợi nhuận, tính thanh khoản, tốc độ tăng trưởng kinh tế và lãi suất có quan hệ nghịch chiều. Nghiên cứu cũng cho thấy các DN niêm yết có cơ cấu sở hữu nhà nước ưu tiên sử dụng nguồn tài trợ là nguồn vốn nội bộ. Tuy nhiên hạn chế trong nghiên cứu này là mẫu chỉ bao gồm 13 DN trên tổng số 33 DN niêm yết có cơ cấu sở hữu của nhà nước.

Obeid Gharaibeh (2015) nghiên cứu các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các 49 DN niên yết trên TTCK Kuwait từ nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, dầu khí và nhiên liệu. Thời gian thu thập dữ liệu bắt đầu từ năm 2009 đến năm 2013. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy mô hình Pooled OLS, trong đó biến phụ thuộc là tổng nợ/tổng tài sản. Các biến độc lập có ý nghĩa thống kê là đặc điểm ngành độ tuổi, quy mô của DN, cơ hội tăng trưởng, tính thanh khoản, lợi nhuận và tài sản hữu hình. Trong đó các biến chính sách cổ tức và cơ cấu sở hữu không có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận của DN là nhân tố duy nhất có tác động nghịch chiều với đòn bẩy tài chính, trong khi các nhân tố còn lại đều có tác động thuận chiều. Nghiên cứu này có một số hạn chế về giới hạn một số lĩnh vực của nền kinh tế Kuwait và chỉ xác định các nhân tố bên trong công ty. Do vậy tác giả cũng đề xuất các công trình nghiên cứu tiếp theo nên tăng quy mô nhiều lĩnh vực khác nhau và xem xét các nhân tố của ngành và vĩ mô bên ngoài DN để có cái nhìn toàn diện hơn.

Mehmet Arslan và Mustafa Fatih Boz (2017) nghiên cứu về sự tác động của các nhân tố đến CTV của 06 DN dầu khí lớn trên thế giới từ năm 2006 đến năm 2014. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp định lượng thông qua hồi quy tuyến tính và phân tích hồi quy dữ liệu bảng với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS. Kết quả cho thấy quy mô, cơ hội tăng trưởng, tài sản cố định hữu hình và dòng tiền ròng có tác động thuận chiều với đòn bẩy tài chính. Mặt khác nghiên cứu chỉ ra tác động trái chiều giữa lợi nhuận, tính thanh khoản, rủi ro (sự biến động của lợi nhuận) với đòn bẩy tài chính của các DN này. Các kết quả nghiên cứu trên phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết đánh đổi. Tuy nhiên, đề tài cũng gặp phải một số hạn chế nhất định như: số lượng DN được nghiên cứu chưa đại diện cho tổng thể các DN thuộc ngành dầu khí, điều này dẫn đến lo ngại về mức độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành dầu khí niêm yết tại việt nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)