8. Cấu trúc của luận văn
3.4.3. Nội dung khảo sát
Đánh giá về mức độ cấp thiết của 6 biện pháp đề ra theo 3 mức độ - Cần thiết; ít cần thiết; Không cần thiết
Đánh giá về mức độ khả thi của 6 biện pháp đề ra theo 3 mức độ - Khả thi; Ít khả thi; Không khả thi
3.4.4. Kết quả khảo sát
Quy ước cách tính điểm như sau: Đánh giá tính cấp thiết: Cần thiết: 3 điểm; ít cần thiết: 2 điểm; Không cần thiết: 1 điểm. Đánh giá tính khả thi: Khả thi: 3 điểm; Ít khả thi: 2 điểm; Không khả thi: 1 điểm, sau đó chúng tôi tính tỷ lệ %, thứ bậc và điểm trung bình. Sau khi xử lý chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá tính cần thiết của các biện pháp STT Biện pháp Tính cần thiết Điểm trung bình Thứ bậc Cần thiết Không cần thiết Rất cần thiết 1
Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của công tác giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số
2 8 90 2.96 1
2
Tăng cường tích hợp giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số vào các môn học
5 10 85 2.91 3
3
Chỉ đạo đổi mới công tác chủ nhiệm lớp về giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số
7 15 78 2.88 4
4
Huy động Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động phù hợp để giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số
0 11 89 2.86 5
5
Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số
3 8 89 2.93 2
6
Tăng cường cơ sở vật chất thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số
Từ kết quả ở phiếu trưng cầu ý kiến, thấy rằng, phần lớn cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng các biện pháp nêu trên là cần thiết và rất cần thiết trong việc nâng cao hiệu quả công tác dạy học và giáo dục học sinh của các trường THCS huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (bình quân là trên 80%). Trong đó biện pháp có tính cần thiết nhất là: nâng cao năng lực quản lý tổ chuyên môn cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môm với điểm TB là 2,96. Tổ trưởng chuyên môn không chỉ là cánh tay nối dài từ hiệu trưởng đến từng giáo viên trong tổ, họ là người quản lý cấp cơ sở. Vì vậy, tổ trưởng chuyên môn được đào tạo và bồi dưỡng tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tổ chức kỷ luật, là tấm gương sáng cho giáo viên thì mọi chủ trương, kế hoạch của nhà trường sẽ thực hiện hiệu quả.
Tuy nhiên quan điểm của giáo viên cũng có những điểm khác nhau. Cá biệt một vài người còn cho rằng biện pháp này, biện pháp kia là chưa cần thiết. Có thể do nhận thức hoặc do họ chưa cố gắng. Vì tác giả tiến hành khảo sát ngẫu nhiên, không áp đặt, lựa chọn nên kết quả phản ánh khách quan. Tuy nhiên số cán bộ quản lý, giáo viên cho rằng không cần thiết là rất ít.
Kết quả này phản ánh sự thừa nhận, đồng tình của đa số cán bộ quản lý, giáo viên về các biện pháp đề xuất trên cho công tác quản lý giáo dục ý thức công dân cho giáo viên ở các nhà trường.
Không chỉ vậy, khi được hỏi về tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi cũng nhận được những kết quả đáng khích lệ như sau:
Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất, cho thấy những biện pháp đề xuất đều có tính khả thi, nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao của cán bộ quản lý và giáo viên tại các nhà trường THCS. Kết quả khảo sát trên mới chỉ là những quan điểm, nhận định chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các nhà trường THCS huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Do đó, cần phải có thời gian để thực nghiệm, cải tiến và phát triển những biện pháp quản lý được đề xuất.
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp TT Biện pháp Tính khả thi Cần thiết Không cần thiết Rất cần thiết Điểm TB Thứ bậc 1
Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của công tác giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số
5 10 85 2.73 2
2
Tăng cường tích hợp giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số vào các môn học
2 8 90 2.82 1
3
Chỉ đạo đổi mới công tác chủ nhiệm lớp về giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số
1 15 84 2.71 5
4
Huy động Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động phù hợp để giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số
0 11 89 2.72 4
5
Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số
3 8 89 2.73 2
6
Tăng cường cơ sở vật chất thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số
0 14 86 2.80 6
Từ kết quả trên cho thấy phần lớn cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng các biện pháp nêu trên là cần thiết và rất cần thiết trong việc nâng cao công tác dạy học và giáo dục tại các trường THCS huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (bình quân là trên 80%). Trong đó việc tổ chức triển khai các hoạt động quản lý giáo dục ý thức công dân cho giáo viên mang tính khả thi cao, tuy nhiên việc xây dựng các công cụ quản lý, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên đòi hỏi sự đầu tư thời gian, sự tâm huyết của tất cả các thành viên trong nhà trường. Tuy nhiên quan điểm của giáo viên cũng còn khác nhau, biểu hiện là chênh lệch mức điểm giữa các tiêu chí. Một vài người còn cho rằng có biện pháp không khả thi. Tuy nhiên số người cho rằng không khả thi là không đáng kể.
Kết luận chương 3
1. Để giáo dục ý thức công dân có hiệu quả phải nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia. Cần cải tiến hệ thống quản lý các mối quan hệ hợp tác trong và ngoài nhà trường. Phải thành lập Ban chỉ đạo hoạt động đồng thời có một kế họach hoạt động chu đáo, một kế hoạch dài hạn, cụ thể, chi tiết mới đạt mục tiêu. Đây là một khâu quan trọng để tạo ra tính thống nhất, đa dạng hóa, cần phải phối hợp ngay từ khâu lên kế hoạch đầu năm cho đến suốt quá trình thực hiện và ban chỉ đạo có nhiệm vụ để điều hành hoạt động trong suốt quá trình.
2. Phải cải tiến về nội dung giáo dục ý thức công dân để thực hiện sao cho phù hợp với thực trạng địa phương. Bất kỳ một hoạt động nào cũng cần có điều kiện, CSVC để đảm bảo cho việc thực hiện hoạt động và kế hoạch đề ra; song khi xây dựng kế hoạch cũng cần phải căn cứ vào CSVC đã có và có thể tiếp tục trang bị hoặc huy động thì kế hoạch hoạt động mới có tính thực tiễn.
3. Cần thiết có sự kiểm tra, đánh giá những mặt đã đạt được, chưa đạt được và rút kinh nghiệm để hoạt động tiếp theo thành công hơn; việc kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào kế hoạch đề ra, yêu cầu về mục tiêu giáo dục cần đạt của hoạt động.
4. Để công tác giáo dục ý thức công dân đạt hiệu quả thì tất cả các khâu phải được hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ thống nhất và bổ trợ cho nhau.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Từ những kết nghiên cứu thu được, có thể rút ra các kết luận sau đây: 1.1. Giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS là một vấn đề quan trọng. Giáo dục ý thức công dân cho học sinh là hoạt động tổ chức cho học sinh lĩnh hội những những chuẩn mực xã hội, trách nhiệm của người công dân và những giá trị tốt đẹp mà học sinh cần lĩnh hội và phát huy. Quản lý giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho các em, giúp các em thấy được những giá trị tốt đẹp của con người với những chuẩn mực của cuộc sống đương đại để các em lĩnh hội thể hiện ra bằng chính hành vi tương ứng của mình, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, một xã hội văn minh, đáp ứng mục tiêu giáo dục THCS trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Quản lý giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể nhằm đưa hoạt động giáo dục đạt mục tiêu đã đề ra. Quản lý hoạt động giáo dục ý thức công dân là hoạt động giáo dục được tổ chức một cách chặt chẽ, có mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện và các nguồn lực hỗ trợ để đảm bảo thực hiện các mục tiêu đã xác định.
Nội dung quản lý hoạt động giáo dục ý thức công dân cho HS dân tộc thiểu số bao gồm quản lý mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, quản lý phương pháp giáo dục, quản lý việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục và quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ cho hoạt động giáo dục.
1.3. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy: Ý thức công dân của học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đang được cán bộ quản lý, giáo viên đặc biệt quan tâm. Đội ngũ cán bộ giáo viên có trách nhiệm, toàn tâm, toàn ý, thống nhất hành động theo mục tiêu đề ra. Tính tự giác thực hiện theo ý thức công dân của học sinh có sự chuyển biến rõ nét.
Tuy đã có nhiều kết quả song ý thức công dân của học sinh vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định: Học sinh có nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của ý thức công dân, nhưng chưa thể hiện bằng hành động cụ thể. Tính tự quản của tập thể lớp chưa cao. Các biện pháp quản lý ý thức công dân của học sinh chưa đủ mạnh, chưa tác động toàn diện đến đội ngũ CBGV và học sinh. Chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp, chưa bền vững.
Nguyên nhân chủ yếu là lãnh đạo nhà trường chưa thể chế hóa các chương trình hành động, các biện pháp quản lý ý thức công dân của học sinh, chưa thường xuyên kiểm tra, đánh giá, giám sát.
1.4. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục ý thức công dân cho HS cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây:
1. Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của công tác giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số
2. Tăng cường tích hợp giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số vào các môn học
3. Chỉ đạo đổi mới công tác chủ nhiệm lớp về giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số
4. Huy động Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động phù hợp để giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số
5. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số
6. Tăng cường cơ sở vật chất thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số
1.5. Các biện pháp được đề xuất đều có ý nghĩa, vai trò riêng nhưng chúng có mối quan hệ thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất thúc đẩy nhau phát triển. Kết quả khảo nghiệm qua ý kiến, CBQL, GV và chuyên gia cho thấy: các biện pháp đều được khẳng định là cần thiết và có tính khả thi cao.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với lãnh đạo các trường THCS huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
- Cần có sự đầu tư mạnh mẽ, đồng bộ để tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động của HS dân tộc thiểu số. Xây dựng văn bản quy định cơ chế phối hợp hoạt động giữa các phòng, tổ, GVCN, Đoàn TN và Công đoàn nhà trường để làm hành lang pháp lý giúp các đơn vị trong nhà trường phối hợp một cách tốt nhất, hiệu quả nhất trong việc quản lý GD YTCD cho HS.
- Tăng cường cán bộ có phẩm chất, năng lực quản lý, tổ chức hoạt động để nâng cao đời sống tinh thần, hình thành thói quen tốt, YTCD trên tất cả các lĩnh vực cho HS dân tộc thiểu số, trong đó chú ý các lĩnh vực giao tiếp, ứng xử, học tập, hoạt động cá nhân, tập thể… Tạo điều kiện cho học sinh đi tham quan, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm ở các trường bạn việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện HS.
- Tích cực đẩy mạnh các hoạt động thi đua xây dựng YTCD ở trường học, thường xuyên kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, động viên những thành viên có nhiều sáng kiến cải tiến, quản lý GD YTCD HS ở trường học có hiệu quả thiết thực. Phê bình những tập thể, cá nhân không thực hiện nghiêm túc quy định của nhà trường và vi phạm nội quy của trường.
2.3. Đối với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền giáo dục thái độ, động cơ học tập, thi cử và ý thức chấp hành nội quy trường học của học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
- Phối hợp các buổi tọa đàm, sinh hoạt về các chuyên đề, hoạt động rèn luyện đạo đức, bài trừ tệ nạn xã hội ra khỏi trường học.
- Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao của trường.
- Phát triển mạnh các câu lạc bộ, nhóm học, nhóm quản lý, nhóm trực ban... để học sinh trao đổi kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng học tập, kiểm tra, giám sát hoạt động tự học và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của trường học,trên lớp học cũng như tại ký túc xá
- Tăng cường sự quan tâm chỉ đạo sát sao hơn nữa của chi bộ Đảng, Ban Giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường đối với công tác giáo dục ý thức công dân cho học sinh.
- Thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức để giáo dục cho học sinh, nhằm thu hút người học tham gia học tập, rèn luyện một cách tích cực và có ý thức rèn luyện đạo đức, ý thức công dân
- Việc kiểm tra đánh giá kết quả của hoạt động giáo dục ý thức công dân phải đảm bảo công bằng, công khai, khen thưởng, phê bình, nhắc nhở kịp thời.
2.2. Đối với phụ huynh học sinh
- Phải thường xuyên quan tâm đến con cái về mọi mặt: ăn, ở, học hành, các mối quan hệ ban bè,... để luôn có thông tin chính xác về con em mình.
- Phải thường xuyên cập nhật thông tin về con em mình thông qua: nhà trường, địa phương, thôn tổ nơi học sinh trọ học, qua ban bè củ con em mình. Đồng thời phải thường phối hợp với nhà trường xã hội để quản lý con em mình được sát sao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Vân Anh (Chủ biên) - Lưu Thu Thủy- Trịnh Thị Anh Hoa (2013), Giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực học đường về tệ nạn xã hội cho học sinh
trung học phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
2. Ban Bí thư ĐCSVN (1996), Thông báo ý kiến của Ban Bí thư về tăng cường nghiên cứu và chỉ đạo vấn đề giáo dục ở nước ta.
3. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2004), Xây dựng môi trường văn hóa - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Hà Nội.
4. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, trường Cán