8. Cấu trúc của luận văn
2.3.3. Quản lý phương pháp giáo dục
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 60 đồng chí là CBQL và 120 giáo viên chủ nhiệm 2 năm học 2017-2018, 2018-2019 về phương pháp, hình thức giáo dục ý thức công dân mà nhà trường đã thực hiện để QL giáo dục ý thức công dân cho HS như sau: Tốt: 3 điểm, bình thường: 2 điểm, chưa tốt: 1 điểm
Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL và giáo viên về các biện pháp chỉ đạo GD ý thức công dân cho HS
TT Nội dung Mức độ thực hiện Trung bình Xếp thứ Không khả thi Ít khả thi Khả thi
1 Kế hoạch hóa hoạt động GD ý
thức công dân cho HS 0 2 28 2.93 1
2 Giáo dục ý thức tư tưởng, tác động đến tâm lý CBQL và giáo viên
1 4 25 2.8 2
3 Chỉ đạo bằng các văn bản
hành chính 1 6 23 2.73 3
4 Tổ chức các hội nghị, hội thảo 1 7 22 2.7 4 5 Khuyến khích động viên, có
chế độ đãi ngộ với ý thức công dân và giáo viên trực tiếp tham gia QL GD HS
6 3 21 2,5 5
Kết quả bảng trên cho thấy: Xếp thứ bậc 1 chính là nội dung kế hoạch hóa hoạt động GD ý thức công dân cho HS. Điều này cho thấy việc lập kế hoạch cho hoạt động GD ý thức công dân cho HS ở các trường THCS là rất quan trọng. Chính vì thế việc giáo dục tư tưởng, tác động tới tâm lý đội ngũ CBQL cần phải làm thường xuyên hơn để CBQL, giáo viên hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc giáo dục ý thức công dân cho HS.
Chỉ đạo bằng các văn bản hành chính được xếp thứ hai. Điều này đã phản ánh rõ sự cần thiết của việc ra quyết định bằng các văn bản pháp quy cụ thể bắt buộc mỗi CBQL, giáo viên, HS phải thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của mình.
Khuyến khích động viên và có chế độ đãi ngộ đối với CBQL, giáo viên trực tiếp tham gia công tác QL, giáo dục HS được xếp thứ ba. Điều này cho
thấy nhà trường đã có sự ưu tiên, quan tâm, động viên khích lệ để CBQL và giáo viên có động lực để làm việc tốt hơn. Tuy nhiên với mức điểm và xếp thứ hạng như trên đã phần nào thấy mong muốn nhà trường quan tâm và có chế độ đãi ngộ phù hợp hơn với CBQL và giáo viên.
Tổ chức các hội nghị, hội thảo là một trong những nội dung chưa được đánh giá cao, ĐTB là 2.7 xếp thứ tư. Trong đó có 10 ý kiến được hỏi cho là chưa tốt. Do vậy việc tổ chức các hội nghị, hội thảo để bồi dưỡng nâng cao ý thức, trao đổi kinh nghiệm cho CBQL và giáo viên là việc làm cần phải chú ý tăng cường hơn nữa.
Xếp cuối cùng là việc giáo dục ý thức, tư tưởng tác động đến tâm lý cán bộ quản lý và giáo viên. ĐTB 2.85, trong đó có 2 ý kiến cho rằng việc thực hiện giáo dục tư tưởng tác động tâm lý cho CBQL và giáo viên là chưa tốt. Điều này khẳng định rằng việc giáo dục tư tưởng, tác động tới tâm lý CBQL và giáo viên ở nhà trường chưa được chú ý và làm thường xuyên và đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc giáo dụý thức công dân cho HS chưa đạt hiệu quả cao.
Bảng 2.12. Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số của giáo viên
TT Nội dung Mức độ thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Không khả thi Ít khả thi Khả thi
1 Hình thành và phát triển nhân cách toàn
diện của học sinh 8 12 80 2,72 3
2 Giúp học sinh tự điều chỉnh hành vi và
tự hoàn thiện nhân cách 11 11 78 2,67 4
3 Giúp học sinh hiểu rõ về các tệ nạn xã
hội và thực trạng ý thức công dân 2 7 91 2,89 1
4 Giúp học sinh hiểu rõ về ý thức công
dân 8 10 82 2,74 2
5 Giúp học sinh hiểu rõ về quy định của pháp luật về ý thức công dân và các chuẩn mực xã hội
Hiệu trưởng các trường đã thực hiện đánh giá giáo viên thông qua các công cụ kiểm tra, đánh giá. Các công cụ khá đa dạng, nhìn nhận thông qua nhiều góc độ, đảm bảo tính khách quan, chính xác.
Kết quả điều tra ở bảng 2.12 cho thấy việc xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục ý thức công dân trong nhà trường còn chưa cụ thể, chủ yếu thông qua các tiêu chí đánh giá chung , công tác kiểm tra đánh giá của BGH nhà trường cũng được đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường đánh giá ở mức độ thấp, đặc biệt là việc kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất việc thực hiện hoạt động này của hiệu trưởng nhà trường được đánh giá chưa tốt ở mức độ cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc giáo viên nhà trường ít tổ chức hoạt động này, hoặc có tổ chức thì nội dung cũng đơn điệu, nhàm chán, không phát huy được tính tích cực tham gia của học sinh.