Thực trạng quản lý giáo dụcý thức công dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS trên địa bàn huyện ba bể, tỉnh bắc kạn​ (Trang 56 - 61)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Thực trạng quản lý giáo dụcý thức công dân

Để đánh giá thực trạng việc quản lý hình thức và nội dung giáo dục giáo dục ý thức công dân BGH nhà trường đã tiến hành phỏng vấn 30 cán bộ quản lý từ tổ phó, tổ trưởng chuyên môn, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.10. Kết quả đánh giá hiệu quả quản hình thức và nội dung giáo dục

TT Nội dung Mức độ thực hiện Trung bình Xếp thứ Cần thiết Không cần thiết Rất cần thiết

1 Xây dựng kế hoạch tuần, tháng, năm về hoạt động giáo dục ý thức công dân

0 5 95 29,5 1

2 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục ý thức công dân cho học sinh

2 8 90 28,8 2

3 Xây dựng kế hoạch quản lý nội dung, chương trình phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ý thức công dân

2 11 87 28,5 3

4 Xây dựng kế hoạch quản lý các giờ sinh hoạt lớp, giờ chào cờ đầu tuần, hoạt động tự chọn, HĐGDNGLL

8 9 83 27,5 5

5 Xây dựng kế hoạch phối hợp

các lực lượng trong nhà trường 4 8 88 28,4 4

Kết quả điều tra ở bảng 2.10 cho thấy, việc quản lý xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức công dân chưa thực sự được BGH nhà trường quan tâm, hầu hết các nội dung điều tra đều được CBQL đánh giá ở mức độ bình thường và chưa tốt. Kế hoạch giáo dục ý thức công dân chủ yếu là lồng ghép vào kế hoạch khác của nhà trường như kế hoạch năm học, kế hoạch của ban chuyên môn, kế

hoạch của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mà chưa có kế hoạch chi tiết, cụ thể về nội dung, đối tượng, thời gian và kinh phí, lực lượng phối hợp thực hiện, hình thức kiểm tra đánh giá. Như vậy ngay từ đầu năm học BGH nhà trường chưa có kế hoạch cụ thể, chi tiết về hoạt động này, kế hoạch chuyên môn vẫn được BGH nhà trường chú trọng hơn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của hoạt động giáo dục ý thức công dân trong nhà trường chưa cao.

Cùng với phong trào thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động “trường học thân thiện học sinh tích cực”. Trong vài năm học gần đây các trường THCS đã chú trọng hơn việc giáo dục đạo đức, cho học sinh và việc giáo dục ý thức công dân cho HS cũng được quan tâm hơn. Tất cả cũng đều phục vụ mục tiêu chung là “dạy chữ và dạy người”. Tuy nhiên với mỗi bộ phận trong trường lại thực hiện mục tiêu theo cách riêng của mình. Và việc triển khai thực hiện công việc này còn nặng về hình thức chưa có biện pháp yêu cầu cụ thể, không có các tiêu chí đánh giá cụ thể. Vai trò của các cán bộ tổ trưởng, CBQL còn chưa được thể hiện rõ. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn một số cán bộ quản lý tổ trưởng, trưởng phòng về vấn đề quản lý của BGH nhà trường đối với việc chỉ đạo các tổ, trưởng phòng các bộ phận trong trường thực hiện mục tiêu giáo dục ý thức công dân cho HS. Nội dung cuộc phỏng vấn như sau:

Hỏi: Xin đồng chí cho biết BGH nhà trường đã tiến hành quản lý, chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện tích hợp nội dung giáo dục ý thức công dân vào môn học như thế nào?

Đồng chí NTH: Từ năm học 2017-2018 nhà trường đã triển khai thực hiện phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó

có nội dung giáo dục ý thức công dân cho học sinh nhưng chưa đề cập vấn đề

giáo dục ý thức công dân cũng chưa yêu cầu tổ, nhóm chuyên môn xây dựng kế

hoạch cụ thể việc tích hợp giáo dục ý thức công dânvào môn học.

Hỏi: Xin đồng chí cho biết BGH nhà trường đã yêu cầu các tổ, nhóm chuyên môn, phòng đề ra các tiêu chí để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục ý thức công dân cho HS hay chưa ?

Đồng chí TNT: Việc các tổ nhóm chuyên môn, phòng đề ra các tiêu chí để

thực hiện tốt mục tiêu giáo dục ý thức công dân cho HS là chưa có, cũng chưa

có một bộ phận nào trong trường thống kê tiêu chí giáo dục ý thức công dân HS là như thế nào.

Hỏi: Đồng chí đánh giá thế nào về công tác kiểm tra đánh giá của BGH nhà trường trong quản lý chỉ đạo việc QLGD ý thức công dân cho HS ?

Đồng chí HDT: Nhà trường chưa có những tiêu chí cụ thể để đánh giá

việc hoạt động giáo dục ý thức công dân cho HS ở các tổ, các ban. BGH mới

chỉ kiểm tra việc thực hiện chương trình, đánh giá các tiết thao giảng cũng chỉ tập trung vào nội dung chuyên môn, chưa có các tiêu chí đánh giá giờ dạy lồng ghép nội dung giáo dục ý thức công dân.

Như vậy BGH nhà trường quản lý chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn thực hiện tích hợp giáo dục ý thức công dân vào bài dạy, vào hoạt động giáo dục chưa tốt, chưa có kế hoạch cụ thể, chưa bồi dưỡng nâng cao kỹ năng và nghiệp vụ tổ chức cho GV bộ môn, chưa sâu sát trong chỉ đạo thực hiện, chưa có tiêu chí kiểm tra đánh giá rõ ràng. Nhìn chung toàn bộ nội dung giáo dục ý thức công dân mang tính tích hợp mới chỉ được BGH phát động phong trào, CBGV hành động tự phát là chính.

Quản lý nội dung giáo dục ý thức công dân cho HS bao gồm quản lý việc tổ chức hoạt động văn thể mỹ cho HS, quản lý giờ tự học của HS…

Các trường THCS luôn quan tâm đến hoạt động văn thể mỹ của học sinh nói chung và học sinh dân tộc thiểu số nói riêng. Trong những năm qua Đoàn trường góp một phần lớn vào việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng của nhà trường bằng việc tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm tuyên truyền giáo dục, cổ vũ giáo viên và học sinh thi đua dạy tốt - học tốt, giữ gìn kỷ cương và nội quy học tập, phòng chống các tệ nạn xã hội.... hoạt động chào mừng ngày thành lập đoàn, kỉ niệm những ngày lễ lớn trong năm như tổ chức các hoạt động thi nấu ăn, làm bánh, thi nấu cơm giữa các lớp trong trường. Tổ chức

cuộc thi nữ sinh khéo tay, thi đấu thể thao ở tất cả các môn nhằm thi đua lập thành tích chào mừng ngày 20 tháng 10; ngày 20/11...

Ngoài ra trường cũng thường xuyên vận động và tạo điều kiện cho học sinh của trường tham gia Hội thi tiếng hát học sinh, thi học sinh thanh lịch, trình diễn thời trang, trang phục dân tộc.. thi tìm hiểu về lịch sử truyền thống dân tộc. Tất cả những hoạt động trên đã góp phần vào hoạt động quản lý giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số của các trường đạt kết quả ngày càng tích cực hơn.

Để thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo, người quản lý phải thực hiện quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học của học sinh ở các mặt: Kế hoạch tự học; Nội dung tự học; Phương pháp học tập; Quá trình bồi dưỡng kỹ năng tự học; Phối hợp các lực lượng tham gia quản lý hoạt động tự học; Và quản lý thực trạng về quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tự học của học sinh trong trường.

Đây là một công việc khó khăn và phức tạp. Thực tế ở trường THCS hiện nay vấn đề quản lý kế hoạch tự học đã và đang được quan tâm.

Theo kết quả khảo sát 90.5% cán bộ quản lý và giáo viên họ cho rằng quản lý kế hoạch tự học của học sinh đang được quan tâm và 77.4% cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng chất lượng tự học ở mức trung bình.

Để hiểu rõ về kết quả điều tra chúng tôi có trao đổi với một số học sinh các em cho rằng các em ít được hướng dẫn lập kế hoạch tự học. Về phía giáo viên cũng như cán bộ quản lý họ vẫn chưa chỉ đạo cho học sinh lập kế hoạch tự học cho từng tuần, từng tháng, từng học kỳ mà chỉ hướng vào việc kiểm tra, quản lý về mặt chuyên cần.

- Quản lý nội dung tự học: Theo kết quả điều tra thực tế tại các trường trường THCS cho thấy (90.3%) cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng hoạt động tự học đang được quan tâm; Về chất lượng của hoạt động tự học có (75.5%) số cán bộ và quản lý giáo viên cho rằng chất lượng của hoạt động tự học chỉ ở mức trung bình. Như vậy, dù rất được nhà trường quan tâm đến hoạt động tự

học nhưng chất lượng tự học vẫn không cao do một vài lý do như học sinh lười học, chất lượng đầu vào thấp, học sinh chủ yếu thu nhận kiến thức từ giáo viên truyền đạt cho chứ chưa chịu khó tự học.

Quản lý phương pháp học tập: Để phát huy tính tích cực tự học của học sinh, giáo viên phải tích cực đổi mới việc sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm. Lãnh đạo, Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và yêu cầu giáo viên phải tích cực thực hiện, bởi đây là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Qua thực tế nghiên cứu ở trường chúng tôi thấy: Có 86.2 % cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng việc quản lý phương pháp tự học của trường thường xuyên được quan tâm, thế nhưng chất lượng học không cao, thậm chí còn yếu.

Trao đổi với học sinh của trường chúng tôi được biết các em chưa được hướng dẫn phương pháp tự học ở các môn học, trường vẫn chưa tổ chức được hội nghị trao đổi kinh nghiệm về phương pháp học tập cũng như tự học của học sinh.

Quản lý phối hợp các lực lượng tham gia quản lý hoạt động tự học của

học sinh:

Nhà trường luôn có sự gắn kết và đề ra các kế hoạch hoạt động tạo sự ăn khớp nhịp nhàng giữa các lực lượng tham gia quản lý hoạt động tự học cho học sinh, các bộ môn kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức sinh hoạt định kỳ để học sinh có phương hướng học tập tốt hơn, nhất là sinh hoạt lớp.

Ban quản sinh tạo điều kiện để học sinh thực hiện trách nhiệm học tập và rèn luyện ý thức, trách nhiệm người công dân.

Tuy nhiên ban quản lý học sinh xây dựng kế hoạch hoạt động tự học của học sinh chưa cân đối, chưa chủ động kiểm tra hoạt động tự học của học sinh. Các phòng, bộ môn chưa có sự đôn đốc học sinh tự học, giáo viên chủ nhiệm chưa đi sâu sát vào học sinh, chưa tích cực, chủ động gìn giữ nề nếp dạy - học, kiểm tra, chấn chỉnh các giờ học của học sinh chưa thường xuyên.

Đoàn thanh niên và các đoàn thể quần chúng còn chạy theo các hoạt động bề nổi như văn nghệ, thể dục thể thao chưa có kế hoạch tác động đến hoạt động tự học của học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS trên địa bàn huyện ba bể, tỉnh bắc kạn​ (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)