8. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Nội dung và đối tượng khảo sát
Thực trạng các hoạt động nhận thức của cán bộ quản lý, học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên về ý thức công dân và sự cần thiết giáo dục ý thức công dân cho học sinh.
Hiện nay có ý kiến cho rằng: học sinh các trường Trung học cơ sở nói chung là lười học, thụ động, thiếu trung thực trong thi cử, rất ít tìm tòi, tham khảo tài liệu để bổ sung kiến thức…ngược lại, cũng có quan điểm cho rằng: HS ngày nay năng động, sáng tạo hơn, tự tin, có tinh thần vượt khó để vươn
lên trong học tập… Để có cơ sở đánh giá khách quan hơn, chúng tôi tìm hiểu các biểu hiện ý thức công dân của học sinh trong học tập hiện nay. Qua khảo sát thời gian tự học của học sinh bằng phiếu xin ý kiến chúng tôi thu được kết như sau:
Bảng 2.2. Thời gian dành cho tự học của học sinh
Học sinh khối Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 TrB
Thời gian tự học vào
ngày thường 2 giờ 50 3giờ 30 3giờ 3giờ 30 3 giờ 15 Thời gian tự học vào
thời điểm ôn tập, thi cử 8 giờ 20 9 giờ 10 8 giờ 40 9 giờ 10 8 giờ 40 Theo kết quả khảo sát trên nếu so với quy định thông thường cứ 1 giờ học trên lớp thì một giờ học ở nhà, thời gian học sinh nội trú dành cho việc tự học là chưa cao.
Ngoài thời gian dành cho tự học, biểu hiện ý thức học sinh trong học tập còn được thể hiện qua các mặt sau:
Bảng 2.3. Kết quả giáo dục học sinh năm học 2018 - 2019 Tên trường THCS Tổng số HS Xếp loại hạnh kiểm (số lượng) Xếp loại học lực (số lượng)
Tốt Khá Tb Yếu Giỏi Khá Tb Yếu Kém PTCS Nam Mẫu 138 89 23 15 1 8 92 33 4 1 THCS Cao Thượng 196 114 82 0 0 11 46 46 0 0 THCS Phúc Lộc 184 118 64 2 0 13 134 36 1 0
Qua thăm dò và điều tra cho thấy học sinh còn chưa chăm chỉ học. Việc tự giác học tập còn thấp, tình trạng các em chỉ học ở vở ghi là phổ biến, ít đọc thêm tài liệu tham khảo. Qua theo dõi lưu lượng học sinh đến thư viện để đọc sách cũng rất ít. Các em lên thư viện chủ yếu để đọc sách, báo giải trí, chưa chịu tìm tòi đọc thêm tài liệu tham khảo để mở rộng kiến của mình.
Qua số liệu thăm dò, chúng tôi cũng nhận thấy học sinh năm cuối cấp lớp 9 có nhận thức về việc tự giác học tập cao hơn so với những học sinh đầu cấp lớp 6 mới vào trường. Học sinh còn quá lệ thuộc vào tri thức truyền thụ của người thầy, ít học sinh tự tìm cho mình thông tin, tri thức, kĩ năng một cách độc lập, sáng tạo. Năng lực tự học còn thấp.
Việc gian lận trong thi cử ở hình thức qoay cóp vẫn còn. Một số em cho rằng do bài vở nhiều nên không học kịp. Thực tế cho thấy là do các em không biết sắp xếp thời gian sao cho hiệu quả, khoa học, các em không rèn cho mình thói quen học thường xuyên mà chỉ chờ đến khi giáo viên ôn tập học sinh mới học. Cuối cùng là vừa học không kịp, kiến thức bị nhồi nhét và các em lại thức khuya để học ảnh hưởng tới sức khỏe.
Kết quả giáo dục ý thức công dân cho học sinh.
Đánh giá chung: Suy cho cùng các nội dung, hình thức, con đường giáo dục cũng phải đo bằng kết quả đạt được. Để tìm hiểu các kết quả đạt được của các hoạt động giáo dục ý thức công dân cho học sinh ở trường Trung học cơ sở, có thể xin ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên và người dân về các kết quả giáo dục đã thu được. Kết quả khảo sát thu được như sau (khảo sát trên 220 người):
Bảng 2.4. Kết quả các hoạt động giáo dục ý thức công dân TT Mức độ đạt được
CB quản lý Giáo viên Học sinh
SL % SL % SL % 1 Rất tốt 25 35,7 68 68,0 152 76,0 2 Tốt 27 38,6 32 32,0 42 21,1 3 Bình thường 12 17,1 0 0 4 2,00 4 Chưa thật tốt 6 8,6 0 0 2 1,00 5 Không tốt 0 0 0 0 0 0 Tổng 30 100% 100 100% 200 100%
Kết quả nghiên cứu ở bảng 2.4 cho thấy: Hoạt động quản lý giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn được các cán bộ quản lý, giáo viên và người dân đánh giá khá khả quan. Trên 70% số ý kiến cán bộ quản lý, 100% ý kiến giáo viên và trên 80% ý học sinh. Đánh giá quản lý giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường Trung học cơ sở ở mức độ rất tốt và tốt (tính chung cả 3 đối tượng là 81,3%). Số ý kiến đánh giá ở mức độ bình thường không nhiều, chỉ trên 12% và chỉ ở cán bộ quản lý và các giáo viên đều đánh giá ở mức tốt và rất tốt.
Như vậy, đa số ý kiến đánh giá quản lý giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường Trung học cơ sở đã đạt kết quả. Số ý kiến đánh giá chưa thật tốt chỉ là 6,4%. Trong đó cán bộ quản lý và người dân sấp xỉ nhau, không có ý kiến của giáo viên. Điều đó cho thấy, mặc dù hoạt động giáo dục có thể được tổ chức thường xuyên, sử dụng những hình thức và con đường đa dạng việc học sinh có biểu hiện chưa đúng với chuẩn mực văn hóa vẫn còn nên một số cha mẹ các em và cán bộ quản lý cho rằng hoạt động giáo dục có kết quả tốt. Nhà trường thì cho rằng mình đã cố gắng để giáo dục học sinh. Kết quả theo đánh giá chủ quan là tốt. Nhưng một số người trong cộng đồng đánh giá chưa thật tốt. Điều đó đòi hỏi phải tìm ra các nguyên nhân để khắc phục, giúp cho hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh đạt được kết quả tốt hơn nữa. Vậy nguyên nhân đó là gì? Kết quả tìm hiểu qua ý kiến của các đối tượng được trình bày ở bảng dưới đây
Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường Trung học cơ sở.
Kết quả khảo sát ở bảng 2.15 trình bày ý kiến của 220 đối tượng thuộc 3 nhóm cho ta thấy rõ những nguyên nhân đó là gì.
Bảng 2.5. Đánh giá về nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường Trung học cơ sở
TT Nguyên nhân
CB quản
lý Giáo viên Học sinh
SL % SL % SL %
1 Điều kiện kinh tế còn nhiều
khó khăn 26 86,6 78 78 168 84,0
2 Các cấp lãnh đạo chưa thực
sự quan tâm 1 3,3 2 2,0 3 1,5
3 Nhà trường chưa coi trọng nội
dung giáo dục này 0 0 0 0 0 0
4 Các nội dung giáo dục chưa
đầy đủ 0 0 0 0 0 0
5 Các hình thức giáo dục chưa
phù hợp 1 3,3 0 0 0 0
6 Chưa phối hợp chặt chẽ với
cộng đồng 1 3,3 12 40,0 8 4,0
7 Không có thời gian cho các
hoạt động 1 3,3 8 26,6 21 10,5
Tổng cộng 30 100 100 100 200 100
Qua số liệu bảng 2.5. có thể thấy: Có nhiều nguyên nhân làm cho quản lý giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường Trung học cơ sở dựa vào cộng đồng cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn còn có ý kiến đánh giá chưa thật tốt hoặc bình thường. Trong đó nguyên nhân được đánh giá là cơ bản nhất là vì chưa phối hợp chặt chẽ với cộng đồng chưa có sự đồng bộ trong giáo dục. Điều đó có nghĩa là các trường học chưa dựa vào cộng đồng, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với cộng đồng để quản lý giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số. Đây cũng là điều băn khoăn của cán bộ quản lý dịa phương và các giáo viên có thể nói: Trong trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số thuộc các dân tộc khác nhau cùng học tập, các em đều muốn được học, được tham gia các hoạt động để hiểu bản sắc văn hóa của dân tộc mình, nhưng nhà trường không có đủ điều kiện tổ chức các hoạt động mà cần có sự tham gia của địa phương. Nhưng việc
này làm chưa được nên kết quả giáo dục ý thức công dân cho các em còn hạn chế. Bốn nguyên nhân cũng được số điểm khá cao là: Các cấp lãnh đạo chưa thực sự quan tâm Các hình thức giáo dục chưa phù hợp, Các nội dung giáo dục chưa đầy đủ, Không có thời gian cho các hoạt động, Nhà trường chưa coi trọng hoạt động này là các nguyên nhân rất cần quan tâm khắc phục. Vì nếu lãnh đạo không quan tâm, không đầu tư thời gian, công sức thì hoạt động giáo dục rất khó đạt kết quả. Nhưng đây là các nguyên nhân khách quan. Còn về cơ bản vẫn là nguyên nhân chủ quan từ phía nhà trường. Dó là hình thức giáo dục chưa phù hợp, nội dung giáo dục chưa đầy đủ.
Bên cạnh đó, việc học tập ở nhà trường đã chiếm hết thời gian của các em nên điều kiện tham gia các hoạt động, việc đưa các nội dung giáo dục ý thức công dân vào là rất khó khăn. Hơn nữa nếu chỉ quan tâm dành thời gian giáo dục giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số, không chú ý đến giáo dụcgiáo dục ý thức công dân cho các dân tộc khác cũng không được. Chính vì thế, vẫn còn trên 55% cho rằng nhà trường chưa coi trọng nội dung giáo dục này. Đây cũng là điều nhà trường gặp khó vì thời gian thì không nhiều, nội dung giáo dục thì phong phú, có nhiều học sinh thuộc các dân tộc khác nhau nên không đủ thời gian và điều kiện làm tốt tất cả mọi việc.
Điều rất đáng quan tâm là nguyên nhân do Điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn không phải là nguyên nhân của những hạn chế trong giáo dục giáo dục ý thức công dân cho học sinhdân tộc thiểu số. Như vậy, giáo dục giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số có thể được thực hiện mà không đòi hỏi chi phí quá lớn, quá cầu kỳ nên có thể thu hút mọi người tham gia để tạo nên kết quả giáo dục tốt.