8. Cấu trúc của luận văn
3.2.5. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong tổ chức các hoạt
a) Mục đích của biện pháp
Làm cho các thành viên trong nhà trường và trong cộng đồng thấy được sự cần thiết phải có một cơ chế tổ chức phối hợp có tính pháp lý để có cơ sở hỗ trợ, giúp đỡ các hoạt động giáo dục của nhà trường. Bởi vì muốn được cộng đồng hỗ trợ, nhà trường không phải đi xin theo cơ chế xin cho. Mà cần có sự chỉ đạo thống nhất trên cơ sở một cơ chế ràng buộc trách nhiệm của chính quyền, các tổ chức, đoàn thể với nhà trường trong sự nghiệp giáo dục.
Huy động được mọi nguồn lực tạo nên sức mạnh chung của các tất cả các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, tạo nên sức giáo dục lớn nhất để giáo dục YTCD cho học sinh dân tộc thiểu số. Qua đó có thể đạt được hiệu quả giáo dục cao để học sinh thấy được sự cần thiết và các giá trị dạo đức cần phát huy.
Thiết lập được cơ chế liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục YTCD cho học sinh dân tộc thiểu số để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh và chất lượng giáo dục của nhà trường. Đồng thời cũng làm cho cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, các đoàn thể quần chung và lãnh đạo các ban ngành tháy được trách nhiệm củ mình trong gìn giữ và phát huy các giá trị YTCD cho học sinh, trong đó có học sinh dân tộc thiểu số.
b)Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Nếu có thể nhà trường nên thành lập ban chỉ đạo phối hợp với các lực lượng giáo dục trong cộng đồng để tổ chức quản lý hoạt động giáo dục YTCD cho học sinh nhà trường. Ban chỉ đạo giáo dục YTCD sẽ soạn thảo quy chế phối hợp với các tổ chức, đoàn thể và Hội cha mẹ học sinh để lập kế hoạch, chương trình giáo dục ý thức công dân cho học sinh nhà trường. Ban chỉ đạo nên có lãnh đạo nhà trường, các giáo viên là người dân tộc thiểu số, đại diện các đoàn thể, tổ chức địa phương, đại diện cha mẹ học sinh gia đình. Khi đã có ban chỉ đạo, cần có sự thống nhất quy định chức năng, nhiệm vụ của ban chỉ đạo và có hoạt động thực sự, không nên thành lập ban chỉ đạo một cách hình thức.
Cần có Ban chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc nói chung và học sinh dân tộc thiểu số nói riêng. Ban chỉ đạo có chức năng tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số đang theo học tại trường. Trong đó có những bộ phận phụ trách văn hóa từng dân tộc. Như vậy. Ban chỉ đạo phối hợp giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc chỉ là một bộ phận của Ban chỉ đạo chung. Điều này là cần
thiết vì mặc dù học sinh dân tộc thiểu số chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số học sinh của các trường, nhưng học sinh các dân tộc khác cũng có bản sắc văn hóa riêng cần được quan tâm. Do đó, nếu có điều kiện cũng cần quan tâm giáo dục bản sắc văn hóa các dân tộc khác để đảm bảo sự công bằng trong giáo dục, các em học sinh dân tộc khác không mặc cảm mình không được quan tâm.
Ban chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số cần kêu gọi các lực lượng mà mình là đại diện trong ban chỉ đạo cùng tham gia xây dựng một chương trình giáo dục phong phú, hấp dẫn, bao quát được những giá trị đạo đức cơ bản của dân tộc thiểu số để giáo dục cho học sinh. Bên cạnh đó, ban chỉ đạo cũng kêu gọi các thành viên đóng góp xây dựng một quỹ dành cho hoạt động giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số. Trong đó có phần chi chí cho việc sưu tầm các sản phẩm văn hóa, tổ chức các hoạt động giáo dục.
Ban chỉ đạo cũng nên vận động các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn địa phương có sự đóng sức người, sức của cho các hoạt động giáo dục ý thức công dân. Các cơ sở cùng có thể tạo cơ hội cho các hoạt động giáo dục được tổ chức tại cơ sở của mình nếu có nội dung giáo dục phù hợp với khả năng của đơn vị. Đồng thời có thể tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường khi được nhà trường đề nghị.
Triển khai sự liên kết, phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng trong hoạt động giáo dục có thể được thực hiện bằng các việc làm cụ thể như sau:
Tổ chức các cuộc họp thường kỳ để cha mẹ học sinh có thể đến trường. Vì học sinh của trường là con em bà con dân tộc thiểu số trên toàn huyện nên cần có sự báo trước cho cha mẹ học sinh và có sự chuẩn bị chu đào cho cuộc họp. Cuộc họp có thể diễn ra theo cấp lớp hoạc có thể toàn trường vì số học cinh của trường cũng không lớn. Ngoài việc thông bào tình hình học tập, nhà trường sẽ đưa nội dung giáo dục ý thức công dân vào nội dung cuộc họp. Nội
dung này có thể lồng ghép với các nội dung giáo dục khác về hôn nhân gia đình (phòng ngừa tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, chống lưu ban bỏ học). Thông thường, một học kỳ nhà trường chỉ tổ chức họp với cha mẹ học sinh 1 lần nhưng có thể thông qua Hội cha mẹ học sinh để giữ liên lạc với cha mẹ học sinh để tạo nên một môi trường giáo dục liên tục và thống nhất.
Mặc dù ở miền núi có nhiều khó khăn trong giao thông và kết nối mạng. Nhưng nhà trường cũng có thể sử dụng hệ thống thông tin mạng và điện thoại để trao đổi thông tin với cha mẹ học sinh. Qua những biểu hiện của học sinh ở trường, các giáo viên chủ nhiệm, cán bộ quản lý học sinh có thể trao đổi thêm với cha mẹ các em để hiểu thêm các em và đề nghị gia đình tác động thêm để những chỉ dẫn, giáo dục của nhà trường có hiệu quả hơn. Đồng thời nhà trường cũng thông báo kịp thời đế cha mẹ học sinh các vấn đề của học sinh để cùng tham gia giáo dục các em. Trong đó, có các vấn đề về bản sắc văn hóa dân tộc của các em.
Đặc biệt cần thống nhất cơ chế phối hợp giữa nhà trường với các cơ quan cụ thể trên địa bàn. Mặc dù đã có ban chỉ đạo phối hợp nhưng cũng có thể ban chỉ đạo chỉ đưa ra các chỉ đạo chung. Vì vậy cần có sự giao ước cụ thể với từng cơ quan, tổ chức để các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cụ thể với trường trong từng lĩnh vực hoạt động, văn hóa dân tộc cụ thể. Như các đơn vị kinh doanh ăn uống có thể giúp trường trong giới thiệu các món ăn dân tộc Thái và các dân tộc khác; ngành Văn hóa giới thiệu các di tích lịch sử, các bài hát điệu múa của dân tộc... để học sinh được hỏi hỏi và được biết về văn hóa dân tộc mình và các dân tộc khác.
Nhà trường chủ động phối hợp với địa phương để có những tác động giáo dục phù hợp với truyền thống văn hóa địa phương và yêu cầu nền nếp học tập của học sinh. Ví dụ những ngày lễ hội của dân tộc các em nhưng trong thời khó biểu và quy định của nhà nước các em không được nghỉ học. Vậy có cho
học sinh nghỉ học không, có cho học sinh về nhà không. Như ngày 3 tháng 3 âm lịc chẳng hạn. Đây là ngày Tết hàn thức theo phong tục Việt Nam. Nhưng với bà con một sô dân tộc lại lấy ngày này làm ngày Thanh minh nên họ tổ chức tảo mộ và cúng lễ rất linh đình nên yêu cầu con cháu về làm lễ và ăn uống. Nếu nhà trường không cho học sinh nghỉ học thì bà con kêu ca nhà trường không quan tâm, không tôn trọng phong tục của bà con. Nếu nhà trường cho nghỉ học là vi phạm quy định của nhà nước và của Ngành Giáo dục và Đào tạo. Vì vậy, cần có sự thống nhất với các cơ quan quản lý để có ứng xử phù hợp với tình huống này.
Ngoài ra cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ trên cơ sở cam kết của các lực lượng giáo dục trên địa bàn trường đóng chân về các hoạt động của học sinh trên địa bàn. Vì các em là học sinh ở xa đến ở nên có nhiều sinh hoạt liên quan đến dân cư xung quanh nên cần có sự thống nhất trong quản lý, giáo dục. Do đó, nếu phối hợp tốt sẽ tạo được một môi trường lành mạnh, thống nhất trong giáo dục để có thể nâng cao hiệu quả giáo dục. Ví dụ, nhân dân khu vực quanh trường thống nhất trong ứng xử với các em với tinh thần giúp đỡ, ủng hộ các mục tiêu và nội dung giáo dục của nhà trường. Nhà trường yêu cầu các em không nói tục, có hành vi văn minh trong ứng xử thì nhân dân xung quanh cũng được các lực lượng xã hội hướng dân ừng hộ việc làm đó.
Để xây dựng được môi trường giáo dục thống nhất, lành mạnh, trước tiên phải quan tâm xây dựng gia đình văn hoá mới thông qua các phong trào xây dựng nông thôn mới. Việc đó là vô cùng cần thiết bởi lẽ không khí gia đình êm ấm hoà thuận, người lớn mẫu mực trong cuộc sống, lao động cần cù nghiêm túc, say mê học tập, luôn quan tâm đến con em sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ý thức động cơ, thái độ, nghị lực học tập và rèn luyện của con em. và chính điều đó là động lực thôi thúc các em vươn lên học giỏi hơn, rèn luyện tốt hơn để xứng đáng với gia đình và góp phần phát huy tốt hơn truyền thống gia đình.
c) Điều kiện thực hiện biện pháp
Cần xác định cơ chế phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng theo mô hình nào, ai chủ trì và ai là người phối hợp để có thể có cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh thuận lợi nhất. Trong trường hợp này, nhà trường phải là người chủ trì, các tổ chức, đoàn thể và cha mẹ học sinh là những người phối hợp. Nhưng muốn được các tổ chức, đoàn thể chấp nhận, càn có sự chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương đứng ra chủ trì hoặc giao trách nhiệm cụ thể cho nhà trường và các ban ngành về việc phối hợp với nhà trường.
Sự phối hợp cần được chỉ rõ tính chất các mối quan hệ qua lại giữa các lực lượng giáo dục tham gia với nhà trường. Có thể có nhiều lực lượng tham gia nhưng đầu mối phải là nhà trường. Chỉ có nhà trường mới nắm vững các nội dung cần giáo dục cho học sinh và vị trí vai trò của nội dung giáo dục này trong hệ thống các nội dung của chương trình giáo dục chung của nhà trường.
Các lực lượng tham gia cần phải có thái độ tích cực hợp tác và trách nhiệm với sự nghiệp giáo dục thể hệ trẻ, cùng với sự nghiệp bỏa tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc thiểu số. Cần xây dựng được sự liên kết chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục với nhà trường và giữa các lực lượng giáo dục với nhau.
Mỗi bộ phận cần thực hiện đúng chức năng của mình để phát huy được thế mạnh từng cá nhân, từng tổ chức, từng đoàn thể. Không nên làm những công việc trái với chức năng và sở trường của mình. Ví dụ: Phòng Văn hóa thể thao có thể mạnh về các hoạt động văn nghệ, thể thao có thể giúp nhà trường tổ chức các hoạt động văn nghệ, thi đấu thể thao. Không thể tham gia tuyên truyền về công tác vệ sinh trường học cho học sinh vì đây là công việc của ngành Y tế.
3.2.6. Tăng cường cơ sở vật chất thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số