Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS trên địa bàn huyện ba bể, tỉnh bắc kạn​ (Trang 94 - 96)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ. Để giáo dục YTCD có hiệu quả trước hết phải nâng cao nhận thức của các lực lượng tham gia. Mỗi người trong lực lượng tham gia vào hoạt động phải có sự nhận thức đầy đủ về giáo dục YTCD cho học sinh. Do đó, quản lý giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số không thể thực hiện từng biện pháp riêng lẻ mà cần thực hiện một cách đồng bộ để phát huy tác dụng của chúng. Mỗi biện pháp đều có cơ sở để thực hiện, biện pháp này sẽ là điều kiện của biện pháp kia.

Biện pháp 1: Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của công tác giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số

Nâng cao nhận thức cho CB, GV và học sinh về ý nghĩa của hoạt động giáo dục ý thức công dân cho học sinh là việc làm rất cần thiết. Có thể nói đây là biện pháp quan trọng bởi chỉ có nhận thức tốt, hiểu rõ được ý nghĩa vai trò của việc giáo dục YTCD thì mới có được phương pháp, tổ chức quản lý giáo dục tốt. Thông qua việc giáo dục ý thức công dân cho học sinh cũng chính là giáo dục đạo đức cho các em giúp các em trở thành những người con ngoan, trò giỏi có ích cho xã hội. Nếu cán bộ, giáo viên hiểu chưa sâu sắc về vấn đề này thì sẽ không tổ chức được hoạt động giáo dục YTCD tốt được và nếu có tổ chức thì hiệu quả sẽ không cao. Còn HS không hiểu rõ thì khó có thể thực hiện tốt những nội quy, nề nếp mà nhà trường đặt ra. Như vậy có thể nói nhận thức tốt sẽ là cơ sở cho việc tiến hành tốt các biện pháp khác.

Biện pháp 2: Tăng cường tích hợp giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số vào các môn học

Phải hoàn thiện bộ máy quản lý và quy chế hoạt động của bộ máy trong quản lý học sinh đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số ở nội trú đểmọi hoạt động học tập và sinh hoạt của học sinh dân tộc thiểu số đi vào nề nếp, phù hợp với

những điều kiện chủ quan và khách quan của nhà các trường THCS. Làm tốt biện pháp này sẽ là cơ sở để tiến hành các biện pháp tiếp theo.

Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới công tác chủ nhiệm lớp về giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số

Phối hợp chặt chẽ sự quản lý của các tổ, phòng ban trong nhà trường đối với học sinh dân tộc thiểu số để mọi hoạt động của học sinh cả trên lớp cũng như ở ký túc xá đều nằm trong tầm kiểm soát của nhà trường. Khi biện pháp 3 được làm tốt, nó sẽ góp phần thúc đẩy và hỗ trợ các biện pháp phát huy được tối đa hiệu quả của mình.

Biện pháp 4: Huy động Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động phù hợp giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số

Phát huy vai trò tự quản của học sinh thông qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là một biện pháp hiệu quả nhằm phát huy tính tự giác của mỗi học sinh hoạt hoạt động học tập và tu rèn đạo đức của mình thông qua các hoạt động thực tế do Đoàn Thanh niên phát động và tổ chức. Khi Đoàn Thanh niên khẳng định được vai trò và vị trí tiên phong to lớn của mình trong công tác tự quản của học sinh, Đoàn sẽ chính là nòng cốt để khuyến khích học sinh thực hiện tốt biện pháp thứ 4.

Biện pháp 5: Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số

Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao trong ký túc xá. Trong quá trình học tập và rèn luyện tác phong ý thức công dân, kỷ luật, ngoài các hoạt đông học tập, học sinh còn cần thiết phải có các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao để giúp các em giải tỏa căng thẳng, rèn luyện sức khỏe, tạo sự hứng khởi để tiếp tục tham gia học tập. Đây mặc dù không phải là biện pháp chủ đạo, nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong hoạt động khích lệ, động viên tinh thần cho học sinh dân tộc thiểu số.

Biện pháp 6: Tăng cường cơ sở vật chất thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số

Đây là biện pháp hỗ trợ đắc lực cho các biện pháp trên, đặc biệt là biện pháp 4. Bởi làm tốt biện pháp 5 sẽ giúp cho các hoạt động trở nên hấp dẫn hơn, khuyến khích các em tham gia. Đồng thời nhờ có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, các giờ học trở nên dễ hiểu hơn, giúp cho học sinh tiếp bài tốt hơn, tạo cho các em niềm vui thích được học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS trên địa bàn huyện ba bể, tỉnh bắc kạn​ (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)