Quản lý các lực lượng thamgia giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS trên địa bàn huyện ba bể, tỉnh bắc kạn​ (Trang 63 - 66)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.4. Quản lý các lực lượng thamgia giáo dục

Để hoạt động có hiệu quả trước hết cần phải xác định thành phần lực lượng giáo dục, tham gia phối hợp, vai trò của từng lực lượng đó. Lực lượng giáo dục phối hợp chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục ý thức công dân trong trường THCS gồm: Ban giám hiệu, cán bộ Đoàn, GVCN, GVBM, tổ chức đoàn thể, cha mẹ học sinh... Như vậy, sự phối hợp chặt chẽ của các lực lưng giáo dục trong và ngoài nhà trường sẽ tạo nên môi trường giáo dục tốt nhất và đây cũng là đòi hỏi tất yếu khi nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh.

Thống nhất với các lực lượng giáo dục về: mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục. Thống nhất xây dựng kế hoạch tổ chức và chỉ đạo thực hiện các biện pháp. Thống nhất quan điểm chỉ đạo, đánh giá kết quả hoạt động. Tổ chức các buổi tổng kết thực hiện các biện pháp một cách có hiệu quả.

Để công tác phối hợp đạt hiệu quả đòi hỏi ban chỉ đạo thục hiện tốt các nội dung sau:

Trên cơ sở phương hướng đã đề ra trong bản kế hoạch tổng thể trưởng ban, phó ban chỉ đạo trực tiếp chỉ huy thực hiện kế hoạch tuần, tháng, học kỳ, năm học, đồng thời giúp đỡ họ khi triển khai tổ chức còn vướng mắc và có yêu cầu.

Giáo viên chủ nhiệm: Chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi kế hoạch hoạt động của lớp mình phụ trách, đồng thời phải phối hợp với các lực lượng tham gia vào giáo dục hoạt động này, đặc biệt tăng cường hợp tác giữa các khối chủ nhiệm, để sinh hoạt, trao đổi, thống nhất nội dung sinh hoạt theo chủ đề tháng, tổ chức các buổi sinh hoạt mẫu theo khối để học tập kinh nghiệm, kỹ năng tổ chức. Thường xuyên liên lạc, trao đổi với nhà trương, gia đình về học sinh lớp mình phụ trách.

Đối với phụ huynh học sinh: Cung cấp, tư vấn cho phụ huynh một số hiểu biết liên quan đến giáo dục của nhà trường nhận thức về vị trí, vai trò, tác dụng của mỗi hoạt động để phụ huynh thông hiểu được học sinh đến trường không chỉ học các môn văn hóa trên lớp để thi cử, mà còn phải chú trọng đến công tác giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh. Hơn nữa, việc giáo dục học sinh muốn đạt hiệu quả thì sự phối hợp quản lý học sinh phải có sự đồng thuận, chung sứ của mọi lực lượng giáo dục. Trong đó, yếu tố gia đình phải được thật sự chú trọng.

Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như đoàn thanh niên, công đoàn, tổ trưởng chuyên môn, các giáo viên có năng lực có nhiệm vụ giúp đỡ động viên các lực lượng thực hiện tốt kế hoạch mà nhà trường và cá lực lượng liên quan đã xây dựng.

Các tổ chức đoàn thể ngoài nhà trường như Đoàn thanh niên cấp trên, hội khuyên học... các cấp tham gia vào cuộc tổ chức các hoạt động trên địa bàn dân cư, các hoạt động phối hợp tuyên truyền theo từng chủ điểm giáo dục.

Đối với học sinh vai trò là chủ thể tham gia: Huy động được tất cả các em, các khối lớp đều được tham gia, giúp các em phát huy tính tích cực, chủ

động, sáng tạo biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, làm cho các em có nguyện vọng, nhu cầu và nhận thức đúng đắn của chính bản thân mình.

Để đánh giá thực trạng công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục ý thức công dân của BGH nhà trường, chúng tôi đã đưa ra nội dung của công tác kiểm tra đánh giá, để 30 CBQL nhà trường tự đánh giá kết quả thực hiện theo bốn mức độ, kết quả thu được ở bảng 2.13.

Bảng 2.13. Kết quả đánh giá hoạt động giáo dục YTCD cho CBQL

TT Nội dung

Đánh giá hiệu quả thực hiện

Tốt Khá Trung

bình

Chưa tốt

SL % SL % SL % SL %

1 Xây dựng các tiêu chí kiểm tra

đánh giá 28 93,3 2 6,6 0 0 0 0

2

Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ý thức công dân thông qua hệ thống hồ sơ sổ sách

28 93,3 1 3,3 1 3,3 0 0

3

Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục ý thức công dân của các lực lượng trong nhà trường

26 86,6 4 13,3 0 0 0 0

4

Kiểm tra đột xuất việc thực hiện kế hoạch giáo dục ý thức công dân của các lực lượng trong nhà trường

24 80 5 16,6 1 3,3 0 0

5

Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dụcý thức công dân thông qua kết quả rèn luyện của học sinh

27 90,0 3 10,0 0 0 0 0

6 Kiểm tra việc sử dụng các trang thiết bị, kinh phí phục vụ cho hoạt động giáo dục ý thức công dân

Kết quả điều tra ở bảng 2.13 cho thấy việc xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục ý thức công dân trong nhà trường còn chưa cụ thể, chủ yếu thông qua các tiêu chí đánh giá chung của BCH Đoàn trường, công tác kiểm tra đánh giá của BGH nhà trường cũng được đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường đánh giá ở mức độ thấp, đặc biệt là việc kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất việc thực hiện hoạt động này của hiệu trưởng nhà trường được đánh giá chưa tốt ở mức độ cao(35-45%). Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc giáo viên nhà trường ít tổ chức hoạt động này, hoặc có tổ chức thì nội dung cũng đơn điệu, nhàm chán, không phát huy được tính tích cực tham gia của học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS trên địa bàn huyện ba bể, tỉnh bắc kạn​ (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)