8. Cấu trúc của luận văn
2.5.1. Các thành tựu đạt được
Như vậy, hoạt động quản lý giáo dục ý thức công dân cho học sinh ở trường THCS đã được quan tâm. Hoạt động này đã có những thành công nhất định: đã làm chuyển biến nhận thức của đội ngũ CBGV về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc xây dựng ý thức công dân cho học sinh, qua đó tự giác tăng
cường trách nhiệm trong quá trình tham gia quản ý thức công dân cho học sinh. Ngoài ra còn giúp học sinh hiểu được ý nghĩa, vai trò của việc thực hiện nề nếp trong quá trình học tập rèn luyện của bản thân và tự giác xây dựng cho mình thói quen nếp sống tốt. Bên cạnh những thành công đó thì hoạt động giáo dục ý thức công dân cho học sinh cũng có những hạn chế nhất định.
Nhà trường tổ chức học tập và quán triệt các quan điểm của Đảng, Nhà nước, mục tiêu giáo dục phổ thông, định hướng phát triển giáo dục và phát triển con người, mục tiêu giáo dục trường THCS. Bồi dưỡng cơ sở lý luận về quan điểm giáo dục giúp đội ngũ cán bộ giáo viên nhận thức đầy đủ về mục tiêu, có quan niệm đúng đắn, thể hiện được trách nhiệm và chuyển hóa thành những biện pháp tích cực trong quản lý giáo dục ý thức công dân cho học sinh.
Xác định đúng “Giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số” là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường để nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục đạo đức cho học sinh.
Tổ chức các chuyên đề, ngoại khóa về xây dựng ý thức, nhận thức về việc thực hiện ý thức công dân của học sinh.
Các bộ quản lý đã tham gia trực tiếp quá trình giáo dục ý thức công dân cho học sinh, chỉ đạo, điều hành kịp thời. Quan tâm phát triển cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học và giáo dục.
2.5.2.Những bất cập tồn tại
Có nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục ý thức công dân , nhưng thể hiện bằng hành động cụ thể chưa đồng đều. Một bộ phận cán bộ giáo viên thiếu sâu sát trong quản lý giáo dục nếp sống của học sinh. Nhiều học sinh nhận thức đúng nhưng không cầu tiến, thiếu nỗ lực trong việc xây dựng và thực hiện ý thức công dân.
Lãnh đạo nhà trường chưa thường xuyên kiểm tra, đánh giá, giám sát việc thực hiện giáo dục ý thức công dân cho học sinh để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Tính tự quản xây dựng giáo dục ý thức công dân của học sinh còn yếu, chưa tạo cho học sinh ý thức tự giác thực hiện. Học sinh hiểu yêu cầu của trách nhiệm một công dân nhưng hành động cụ thể thì chưa phù hợp.
Hoạt động của Đoàn, Hội thanh niên chưa tập trung phát huy vai trò quản lý nếp sống, ý thức công dân của học sinh. Trong phong trào học tập - rèn luyện ngày mai lập nghiệp và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh còn mang tính hình thức, phát động hô hào, thiếu những chương trình hành động thiết thực.
2.5.3.Nguyên nhân của thực trạng
Đối với lãnh đạo trường: Có kế hoạch và chỉ đạo hoạt động quản lý giáo dục ý thức công dân cho học sinh, nhưng biện pháp quản lý chưa đủ mạnh, chưa tác động toàn diện đến đội ngũ và học sinh, chưa thể chế hóa các chương trình hành động nên vẫn còn biểu hiện không đồng bộ khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, giáo dục ý thức công dân của học sinh trong đội ngũ cán bộ giáo viên. Chưa có chế độ giáo dục đặc biệt cho học sinh cá biệt.
Đối với đội ngũ cán bộ giáo viên: Nhận thức đúng nhưng hoạt động chưa thống nhất, chưa đồng đều. Giáo viên còn lúng túng trong việc tham gia quản lý ý thức học tập của học sinh ngoài giờ lên lớp. Cán bộ giáo viên chưa tập huấn tốt vai trò thủ lĩnh cho cán sự lớp nên chưa nâng cao sự tự quản nề nếp, ý thức học tập, nếp sống của tập thể lớp.
Đối với học sinh: Năng lực tự quản còn yếu, trình độ học tập chưa đều nên đa phần chỉ nhận thức chung, chưa cụ thể hóa thành quyết tâm thực giáo dục ý thức công dân. Đa phần học sinh còn bị động, chỉ làm theo hướng dẫn, chưa có sự chủ động tự giác. Tính tự quản của học sinh chưa cao, chưa tìm được nhân tố có vai trò thủ lĩnh trong lớp. Bên cạnh đó chi đoàn lớp không thể hiện được vai trò xung kích, tinh thần vươn lên về mọi mặt.
Kết luận chương 2
Từ phân tích, đánh giá thực tiễn cho thấy ý thức công dân của học sinh trường Trung học cơ sở đang được cán bộ quản lý, giáo viên đặc biệt quan tâm. Làm chuyển biến dần sự nhận thức từ đội ngũ cán bộ giáo viên đến học sinh về tầm quan trọng và sự cần thiết của ý thức công dân. Đội ngũ cán bộ giáo viên có trách nhiệm, toàn tâm, toàn ý, thống nhất hành động theo mục tiêu đề ra. Tính tự giác thực hiện theo nếp sống, ý thức công dân của học sinh có sự chuyển biến rõ nét. Có thể nói đây là những kết quả bước đầu mà thầy trò nhà trường gặt hái được.
Mặc dù có nhiều thành quả song ý thức của học sinh vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định: Học sinh có nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của ý thức công dân , nhưng chưa thể hiện bằng hành động cụ thể, còn thiếu sự cầu tiến, nỗ lực trong việc xây dựng và thực hiện ý thức công dân. Tính tự quản nếp sống của tập thể lớp chưa cao. Các biện pháp quản lý ý thức của học sinh chưa đủ mạnh, chưa tác động toàn diện đến đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh. Chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp, chưa bền vững.
Nguyên nhân chủ yếu là lãnh đạo nhà trường chưa thể chế hóa các chương trình hành động, các biện pháp quản lý nếp sống văn hóa của học sinh, chưa thường xuyên kiểm tra, đánh giá, giám sát. Đây là cơ sở cho những biện pháp quản lý ý thức công dân của học sinh trường Trung học cơ sở trong thời gian tới.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ý THỨC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu
Thực tiễn là thước đo chân lý. Chân lý, lý luận chỉ có giá trị khi nó được kiểm định bằng tính thực tiễn. Do đó, mỗi biện pháp khi đưa ra phải dựa trên những phân tích chính xác, khoa học về tình hình thực tiễn.
Thực tiễn đòi hỏi các biện pháp quản lý giáo dục YTCD cho HS phải dựa trên những điều kiện thực tế của nhà trường phù hợp với các điều kiện khác như: cơ sở vật chất, tình hình đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên, đặc điểm học sinh….
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ
Biện pháp giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số phải đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ trong chương trình giáo dục tổng thể của nhà trường. Các nội dung giáo dục ý thức công dân không thực hiện đơn lẻ mà kết hợp chặt chẽ với các nội dung giáo dục khác tạo nên sự đồng bộ trong giáo dục toàn diện cho học sinh
Các biện pháp giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiếu số dựa vào cộng đồng có liên quan chặt chẽ với nhau. Nên khi thực hiện biện pháp này phải tính đến biện pháp khác để các biện pháp đồng bộ trong tác động đến học sinh và cộng đồng mới tạo được sức mạnh của các biện pháp.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thiết thực và khả thi
Tính khả thi chính là khả năng áp dụng được trong thực tiễn. Vì vậy, tính khả thi đòi hỏi các biện pháp đề ra phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, có khả năng trở thành hiện thực và đưa công tác quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh của nhà trường đạt được hiệu quả cao.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Mọi hoạt động đều cần tính hiệu quả, nếu không khó có thể duy trì được hoạt động. Giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc là nội dung giáo dục cần thiết cần được quan tâm đúng mức ở trường THCS nên càng cần quan tâm đến hiệu quả của các nội dung giáo dục. Nghĩa là phải thực hiện có kết quả các hoạt động giáo dục, đạt được mục tiêu giáo dục đã đặt ra. Do đó, các biện pháp giáo dục YTCD cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS là phải đảm bảo cho các em nhận thấy ý thức trách nhiệm của mình với gia đình, nhà trường và cộng đồng.
3.2. Các biện pháp quản lý cụ thể
3.2.1. Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của công tác giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân về tầm quan trọng của công tác giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số
a) Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Giúp giáo viên hiểu rõ thêm về cần thiết phải giáo dục ý thức công dân cho học sinh; trang bị cho giáo viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để tổ chức hoạt động giáo dục ý thức công dân cho học sinh.
Vì vậy, phải làm cho cán bộ, giáo viên hiểu được tầm quan trọng của giáo dục ý thức công dân cho học sinh. Có thể có được kiến thức, kỹ năng cần thiết để giáo dục YTCD cho học sinh.
b)Nội dung biện pháp và cách tiến hành
Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, CMHS và học sinh nhà trường về ý nghĩa, vai trò của hoạt động giáo dục YTCD cho HS đối với quá trình GD toàn diện ở nhà trường.
Trang bị kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục YTCD cho cán bộ, giáo viên nhà trường.
Khơi dậy ý thức trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, sự tích cực tham gia hoạt động của học sinh.
Đối với cán bộ quản lý: Hiệu trưởng cần phải tổ chức học tập nghiên cứu một cách nghiêm túc các văn kiện của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo, quán triệt một cách sâu sắc yêu cầu về đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục trong thời đại ngày nay, xóa bỏ tư tưởng “nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người” đã in quá sâu trong tư tưởng của nhiều nhà giáo. Hiệu trưởng cần xử lý một cách bình đẳng giữa hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục, không xem nhẹ chức năng nào, có như vậy thì Hiệu trưởng nhà trường mới có những định hướng đúng đắn trong công tác chỉ đạo hoạt động quản lý quá trình đào tạo của nhà trường.
Đối với giáo viên
Không có gì thay thế được nhân cách nhà giáo, người giáo viên dạy học và giáo dục học sinh bằng nhân cách của mình. Nhân cách của nhà giáo có tác dụng rất lớn đối với công tác giáo dục đạo đức học sinh. Vì vậy đòi hỏi "Mỗi thầy giáo, cô giáo phải là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" cho học sinh noi theo. Người thầy phải lấy chữ "nhân" chữ "tâm" làm gốc, thực hiện tốt cuộc vận động: "Năng lực- Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm"
Thực tế, mỗi giáo viên trong nhà trường được đào tạo ở đại học theo một chuyên môn nhất định, nặng về tri thức khoa học, khả năng và kinh nghiệm giáo dục còn hạn chế, vì vậy cần bồi dưỡng cho họ năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục. Thông qua các buổi hội thảo, tọa đàm, lãnh đạo nhà trường tổ chức cho cán bộ giáo viên, nhân viên học tập và thảo luận thực hiện các văn bản pháp quy về giáo dục và đào tạo, qua đó mọi người thấy được vai trò của hoạt động giáo dục đạo đức, nếp sống văn hóa cho học sinh trong nhà trường. Thông qua các hội nghị bồi dưỡng chuyên đề, tạo điều kiện để giáo viên được trao đổi, học tập lẫn nhau kinh nghiệm công tác giáo dục đạo đức, giáo dục YTCD cho học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt Hiệu trưởng quản lý giáo dục một tập thể học sinh, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về chất lượng giáo
dục của lớp chủ nhiệm. Chính người giáo viên chủ nhiệm có tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả giáo dục YTCD cho học sinh. Một số yêu cầu với giáo viên chủ nhiệm: Là người sống mẫu mực, trong sáng, là tấm gương cho học sinh noi theo, có lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn, nắm vững và thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, có chuyên môn vững vàng. Đây là yêu cầu sư phạm có tính quyết đinh sự thành công hay thất bại của công tác chủ nhiệm. Người giáo viên chủ nhiệm có giảng dạy tốt thì mới cảm hoá, thuyết phục và tạo niềm tin cho học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và cá tính, sở thích của học sinh; biết cách giáo dục khéo léo; nhạy cảm, tinh tế trong ứng xử với học sinh và cha mẹ học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm có vị trí, vai trò quan trọng trong công tác giáo dục đạo đức, giáo dục YTCD cho học sinh. Vì vậy người cán bộ quản lý phải biết đánh giá đúng năng lực cán bộ giáo viên để lựa chọn, sắp xếp đội ngũ giáo viên chủ nhiệm sao cho phù hợp, đồng thời phải bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và có biện pháp chỉ đạo sát sao, thống nhất trong đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường.
Hoạt động giáo dục YTCD là hết sức cần thiết trong các nhà trường hiện nay nhưng hoạt động này còn chưa được quan tâm nhiều trong các nhà trường nên nhà quản lý muốn chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện hiệu quả hoạt động này ngoài việc tập huấn, trao đổi, tọa đàm để nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng tổ chức, cần phải chỉ đạo tất cả GV bộ môn, GVCN lớp, BCH đoàn trường, CBQL cùng phối hợp với nhau để cùng thực hiện hoạt động giáo dục.
Đối với học sinh: Hiện nay học sinh nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai
trò của hoạt động GD YTCD đối với sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của các em. Cần tuyên truyền để giúp các em hiểu được yêu cầu của xã hội ngày nay là đòi hỏi người lao động không chỉ có trình độ mà còn phải có
phẩm chất đạo đức tốt, có nếp sống văn hóa, có khả năng giao tiếp, khả năng thích ứng… Hoạt động GD YTCD có thể trang bị vốn sống cho các em đáp ứng với đòi hỏi của xã hội. Muốn làm được điều đó Hiệu trưởng nhà trường cần chỉ đạo công tác tuyên truyền phải thường xuyên, đồng bộ và cần chú ý đến nội dung, hình thức sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh THCS.
c) Điều kiện thực hiện biện pháp
Nhà quản lý cần coi trọng việc tổ chức, quản lý giáo dục YTCD cho HS. Có sự thống nhất chung trong toàn thể cán bộ giáo viên nhà trường về nhiệm vụ quản lý và cách thức tiến hành.
Cần chú ý tới đặc điểm tâm lý, năng lực nhận thức của HS dân tộc để có tác động giáo dục hiệu quả.
3.2.2. Tăng cường tích hợp giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số vào các môn học
a)Mục đích của biện pháp
Phát huy thế mạnh của các tiết học, biến quá trình dạy học thành một trong những con đường quan trọng để giáo dục YTCD cho học sinh.
Mỗi cán bộ giáo viên phải quan tâm nội dung giáo dục vào bài giảng của mình, giúp các em hiểu sâu sắc các nội dung cụ thể về YTCD. Mục đích của việc lồng ghép qua các môn học nhằm giúp học sinh:
Hiểu thế nào là YTCD. Biết nội dung và phương pháp.Từ đó có hành vi và thái độ đúng đắn trong việc học tập và rèn luyện YTCD và trở thành người