8. Cấu trúc của luận văn
1.5.2. Các yếu tố khách quan
Điều kiện kinh tế của địa phương: Để thực hiện giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, dựa vào cộng đồng yếu tố kinh tế là điều kiện cần thiết để thực hiện hiện các hoạt động. Thực tế cho thấy, mức đầu tư kinh phí cho các hoạt động càng lớn sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong những năm qua, mặc dù Nhà nước cũng như các cộng đồng đã có những nguồn hỗ trợ tài chính nhất định cho hoạt động động giáo cho học sinh dân tộc thiểu số. Song mức đầu tư còn hạn chế, chủ yếu dựa sự nỗ lực của các cộng đồng. Vì vậy khi các cộng đồng còn khó khăn về kinh tế thì nguồn lực dành cho các hoạt động giáo dục cũng còn hạn chế.
Phong tục tập quán của địa phương: Phong tục, tập quán là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến ý thức công dân của người dân tộc thiểu số, ăn sâu vào nếp sống của họ lưu truyền từ đời này cho đến đời khác. Hiểu rõ và phát huy được ý thức công dân cũng do nếp nghĩ mà trong đó chủ yếu do những phong tục tập quán chi phối. Việc phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, loại bỏ các phong tục lạc hâu cũng do nếp nghĩ chi phối. Muốn tạo được lối sống có văn hóa, nâng cao ý thức công dân, phải loại bỏ được những hủ tục lạc hậu thì cần có những phong tục, tập quán phù hợp thay thế. Ví dụ như việc loại bỏ nạn tảo hôn là một nội dung quan trọng trong giáo dục bản sắc văn hóa, giáo dục ý thức công dân cho học sinh thì phải hình thành các phong tục mới,
loại bỏ hủ tục kết hôn sớm trên cơ sở hiểu quan niệm của người dân tộc thiểu số để có biện pháp giáo dục phù hợp. Tổ tiên nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số truyền lại rằng, lấy vợ lấy chồng sớm sẽ có thêm của cải vì con gái đi lấy chồng sẽ được gia đình chia tài sản cho họ mang về nhà mình. Do đó, càng lấy vợ sớm sẽ càng sớm có nhiều của cải do nhà vợ chia cho con gái. Đây là một phong tục lạc hậu nhưng không dễ thay đổi. Vì vậy, muốn muốn nâng cao ý thức công dân đối với học sinh dân tộc thiểu số trước hết phải thay đổi nhận thức của người dân trước hết cần xác định rõ các phong tục tập quán lạc hậu cần thay đổi.
Nhận thức của cán bộ và nhân dân địa phương: Ở nhiều địa phương hiện
nay, các cấp ủy Đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm và triển khai các hoạt động giáo ý thức công dân cho thế hệ trẻ nói chung, học sinh nói riêng. Vì họ cho rằng đây là việc của nhà trường nên không tạo môi trường và điều kiện cho cộng đồng tham gia vào hoạt động giáo dục ý thức công dân cho học sinh. Điều đó làm cho hoạt động giáo dục không được hiệu quả và khó tạo môi trường giáo dục đồng bộ trong và ngoài nhà trường. Ở trong trường, các thày cô giáo dạy học sinh hãy bỏ những hủ tục lạc hậu nhưng ở địa phương không thực hiện. Ví dụ nhà trường giáo dục các em không tham gia vào việc lấy vợ chồng sớm, nhưng cha mẹ vẫn bắt các em lấy chồng sớm, chính quyền địa phương không có biện pháp ngăn cản vì cho đó là phong tục của bà con cần được tôn trọng. Đặc biệt các cơ quan, tổ chức và người dân chưa ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc cần huy động được cộng đồng, xã hội tham gia vào hoạt động này.
Kết luận chương 1
Quản lý giáo dục ý thức công dân là quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục, góp phần nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh, để học sinh nhận thức đúng về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các chuẩn mực đạo đức, từ đó hình thành ý thức tự giác thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, nội quy, quy chế và quy định của nhà trường, thực hiện các chuẩn mực đạo đức mà xã hội yêu cầu. Tuy nhiên trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục ý thức công dân cho học sinh không tránh khỏi những yếu tố ảnh hưởng bao gồm: Nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, năng lực sư phạm của giáo viên, cảnh quan môi trường của nhà trường, tính tích cực chủ động của học sinh, các yếu tố về chính trị, xã hội, kinh tế... Nếu khai thác và tận dụng được những yếu tố ảnh hưởng tích cực, ngăn chặn và làm vô hiệu hoá những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục ý thức công dân cho học sinh. Phân tích các yếu tố của chủ thể quản lý đối với hoạt động giáo dục ý thức công dân và các mối quan hệ giữa đối tượng quản lý để tiến hành các hoạt động. Bởi đây là cơ sở định hướng lý luận cần thiết khi xác định các biện pháp quản lý giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số có hiệu quả. Việc nghiên cứu đầy đủ và có tính hệ thống, có tính lý luận là tiền đề khoa học để nghiên cứu quản lý giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số ở các Trường trung học cơ sở.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ý THỨC CÔNG DÂN
CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN