8. Cấu trúc của luận văn
3.2.1. Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo
tộc thiểu số
a) Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Giúp giáo viên hiểu rõ thêm về cần thiết phải giáo dục ý thức công dân cho học sinh; trang bị cho giáo viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để tổ chức hoạt động giáo dục ý thức công dân cho học sinh.
Vì vậy, phải làm cho cán bộ, giáo viên hiểu được tầm quan trọng của giáo dục ý thức công dân cho học sinh. Có thể có được kiến thức, kỹ năng cần thiết để giáo dục YTCD cho học sinh.
b)Nội dung biện pháp và cách tiến hành
Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, CMHS và học sinh nhà trường về ý nghĩa, vai trò của hoạt động giáo dục YTCD cho HS đối với quá trình GD toàn diện ở nhà trường.
Trang bị kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục YTCD cho cán bộ, giáo viên nhà trường.
Khơi dậy ý thức trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, sự tích cực tham gia hoạt động của học sinh.
Đối với cán bộ quản lý: Hiệu trưởng cần phải tổ chức học tập nghiên cứu một cách nghiêm túc các văn kiện của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo, quán triệt một cách sâu sắc yêu cầu về đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục trong thời đại ngày nay, xóa bỏ tư tưởng “nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người” đã in quá sâu trong tư tưởng của nhiều nhà giáo. Hiệu trưởng cần xử lý một cách bình đẳng giữa hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục, không xem nhẹ chức năng nào, có như vậy thì Hiệu trưởng nhà trường mới có những định hướng đúng đắn trong công tác chỉ đạo hoạt động quản lý quá trình đào tạo của nhà trường.
Đối với giáo viên
Không có gì thay thế được nhân cách nhà giáo, người giáo viên dạy học và giáo dục học sinh bằng nhân cách của mình. Nhân cách của nhà giáo có tác dụng rất lớn đối với công tác giáo dục đạo đức học sinh. Vì vậy đòi hỏi "Mỗi thầy giáo, cô giáo phải là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" cho học sinh noi theo. Người thầy phải lấy chữ "nhân" chữ "tâm" làm gốc, thực hiện tốt cuộc vận động: "Năng lực- Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm"
Thực tế, mỗi giáo viên trong nhà trường được đào tạo ở đại học theo một chuyên môn nhất định, nặng về tri thức khoa học, khả năng và kinh nghiệm giáo dục còn hạn chế, vì vậy cần bồi dưỡng cho họ năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục. Thông qua các buổi hội thảo, tọa đàm, lãnh đạo nhà trường tổ chức cho cán bộ giáo viên, nhân viên học tập và thảo luận thực hiện các văn bản pháp quy về giáo dục và đào tạo, qua đó mọi người thấy được vai trò của hoạt động giáo dục đạo đức, nếp sống văn hóa cho học sinh trong nhà trường. Thông qua các hội nghị bồi dưỡng chuyên đề, tạo điều kiện để giáo viên được trao đổi, học tập lẫn nhau kinh nghiệm công tác giáo dục đạo đức, giáo dục YTCD cho học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt Hiệu trưởng quản lý giáo dục một tập thể học sinh, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về chất lượng giáo
dục của lớp chủ nhiệm. Chính người giáo viên chủ nhiệm có tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả giáo dục YTCD cho học sinh. Một số yêu cầu với giáo viên chủ nhiệm: Là người sống mẫu mực, trong sáng, là tấm gương cho học sinh noi theo, có lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn, nắm vững và thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, có chuyên môn vững vàng. Đây là yêu cầu sư phạm có tính quyết đinh sự thành công hay thất bại của công tác chủ nhiệm. Người giáo viên chủ nhiệm có giảng dạy tốt thì mới cảm hoá, thuyết phục và tạo niềm tin cho học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và cá tính, sở thích của học sinh; biết cách giáo dục khéo léo; nhạy cảm, tinh tế trong ứng xử với học sinh và cha mẹ học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm có vị trí, vai trò quan trọng trong công tác giáo dục đạo đức, giáo dục YTCD cho học sinh. Vì vậy người cán bộ quản lý phải biết đánh giá đúng năng lực cán bộ giáo viên để lựa chọn, sắp xếp đội ngũ giáo viên chủ nhiệm sao cho phù hợp, đồng thời phải bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và có biện pháp chỉ đạo sát sao, thống nhất trong đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường.
Hoạt động giáo dục YTCD là hết sức cần thiết trong các nhà trường hiện nay nhưng hoạt động này còn chưa được quan tâm nhiều trong các nhà trường nên nhà quản lý muốn chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện hiệu quả hoạt động này ngoài việc tập huấn, trao đổi, tọa đàm để nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng tổ chức, cần phải chỉ đạo tất cả GV bộ môn, GVCN lớp, BCH đoàn trường, CBQL cùng phối hợp với nhau để cùng thực hiện hoạt động giáo dục.
Đối với học sinh: Hiện nay học sinh nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai
trò của hoạt động GD YTCD đối với sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của các em. Cần tuyên truyền để giúp các em hiểu được yêu cầu của xã hội ngày nay là đòi hỏi người lao động không chỉ có trình độ mà còn phải có
phẩm chất đạo đức tốt, có nếp sống văn hóa, có khả năng giao tiếp, khả năng thích ứng… Hoạt động GD YTCD có thể trang bị vốn sống cho các em đáp ứng với đòi hỏi của xã hội. Muốn làm được điều đó Hiệu trưởng nhà trường cần chỉ đạo công tác tuyên truyền phải thường xuyên, đồng bộ và cần chú ý đến nội dung, hình thức sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh THCS.
c) Điều kiện thực hiện biện pháp
Nhà quản lý cần coi trọng việc tổ chức, quản lý giáo dục YTCD cho HS. Có sự thống nhất chung trong toàn thể cán bộ giáo viên nhà trường về nhiệm vụ quản lý và cách thức tiến hành.
Cần chú ý tới đặc điểm tâm lý, năng lực nhận thức của HS dân tộc để có tác động giáo dục hiệu quả.
3.2.2. Tăng cường tích hợp giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số vào các môn học
a)Mục đích của biện pháp
Phát huy thế mạnh của các tiết học, biến quá trình dạy học thành một trong những con đường quan trọng để giáo dục YTCD cho học sinh.
Mỗi cán bộ giáo viên phải quan tâm nội dung giáo dục vào bài giảng của mình, giúp các em hiểu sâu sắc các nội dung cụ thể về YTCD. Mục đích của việc lồng ghép qua các môn học nhằm giúp học sinh:
Hiểu thế nào là YTCD. Biết nội dung và phương pháp.Từ đó có hành vi và thái độ đúng đắn trong việc học tập và rèn luyện YTCD và trở thành người tuyên truyền vấn đề nay trong gia đình, nhà trường và trong cộng đồng, xã hội.
Cung cấp cho học sinh hệ thống chuẩn mực đạo đức, pháp luật cơ bản, phổ thông, góp phần đào tạo người công dân có đạo đức, có ý thức tuân theo pháp luật, đáp ứng các yêu cầu của xã hội.
b)Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Đa dạng hình thức tuyên truyền giáo dục để nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số qua việc có nhiều hình thức vận động, tuyên truyền, giáo dục phong phú, đa dạng. Nghiên cứu kỹ để xác định
đúng các giá trị sống, các nội dung và phương thức vận động, tuyên truyền giáo dục phù hợp với từng nội dung, từng khối lớp học sinh để có thể đạt được mục tiêu giáo dục, có được kết quả giáo dục tốt nhất.
Làm cho lực lượng giáo dục: cán bộ, giáo viên của nhà trường, cha mẹ học sinh, các tổ chức, đoàn thể thấy rõ tại sao cần sử dụng đa dạng các hình thức tuyên truyền, giáo dục ý thức công dân cho học sinh. Trên cơ sở đó, khuyến khích giáo viên, các lực lương tham gia giáo dục tìm kiếm và sử dụng các hình thức giáo dục phong phú, đa dạng phù hợp với nội dung và yêu cầu giáo dục, đặc điểm nhận tức và phòng tục tập quán của học sinh để hoạt động giáo dục đạt hiểu quả cao nhất
Trên cơ sở quán triệt mục đích, yêu cầu của việc sử dụng đa dạng các hình thức tuyên truyền giáo dục, chỉ rõ các con đường, cách thức thực hiện việc sử dụng đa dạng các hình thức tuyên truyền giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Thái cho học sinh để hoạt động này vừa thống nhất với các hoạt động giáo dục của nhà trường vừa mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất. Hỗ trợ tốt nhất cho các hoạt động giáo dục chung của nhà trường.
Giáo dục YTCD cho học sinh dân tộc thiểu số là lĩnh vực giáo dục có tính liên môn, liên ngành nên nhiều môn có khả năng tích hợp các nội dung thích hợp giáo dục ý thức công dân trong quá trình day học. Trong quá trình giảng dạy, mỗi giáo viên cần lưu ý tận dụng mọi khả năng có thể thực hiện giáo dục YTCD thông qua giảng dạy môn học của mình một cách khoa học, không gò bó và phải thiết thực.
Tích hợp nội dung giáo dục YTCD qua các môn học, trước hết qua các bộ môn có liên quan trực tiếp như: Sinh học, Giáo dục công dân, Ngữ Văn, Lịch sử… về bản chất việc tích hợp vào một môn học là làm việc dạy học gắn với thực tiễn cuộc sống, phục vụ những nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước. Trong khi tích hợp vào một số môn, cần chú ý những điểm sau:
Nội dung kiến thức phải được sắp xếp có hệ thống, có sự chuẩn bị của giáo viên và được tiến hành khi thích hợp. Nghĩa là nội dung phải vừa đảm bảo
những nội dung cơ bản, phù hợp với giáo dục YTCD, vừa đảm bảo đặc trưng, nội dung và tính hệ thống của môn học. Muốn vậy cần hiểu được khả năng tích hợp nội dung giáo dục cụ thể ở những chương nào, những mục nào, những bài nào.
Các nội dung về giáo dục YTCD phải được lồng ghép kiến thức một cách khéo léo vào các môn học có liên quan, nhẹ nhàng, tự nhiên không gò bó và có hiệu quả.
Đánh giá môn học xen kẽ những vấn đề liên quan đến việc giáo dục YTCD.
Nhà trường có thể tổ chức tuyên truyền giáo dục theo các hình thức phổ biến nhất mà các tổ chức xã hội, các cơ quan tuyên truyền thường làm như phát thanh trong nhà trường, các buổi tọa đàm, các buổi nói chuyện chuyên đề... về ý thức công dân để cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản vê ý thức công dân như các biểu hiện đặc trưng của giá trị sống trong lao động sản xuất, trong đời sống hàng ngày, trong trang phục, ẩm thực, trong ứng xử gia tiếp và trong các tri thức của người dân tộc thiểu số về tự nhiên, về xã hội và về tín ngưỡng của người dân tộc thiểu số... Điều quan trọng là chỉ cho các em thấy rõ các giá trị trong các biểu hiện YTCD của dân tộc thiểu số để các em tự hào về dân tộc mình, luôn giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc mình.
Có thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu hoặc thi tuyên truyền trong trường học hoặc trong cộng đồng dân cư về các truyền thống văn hóa, giá trị văn hóa, giá trị sống cần được phát huy. Cũng có thể tổ chức các hoạt động tính nguyện cho học sinh tham gia các hoạt động tuyên truyền về nếp sống, bài trừ những hủ tục lạc hậu, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, những truyền thống quy báu mà họ người cần chung sức giữ gìn. Hoặc có thể lồng các nội dung tuyên truyền, giáo dục bản sắc văn hóa vào các hoạt động xã hội khác mà học sinh có thể tham gia tại cộng đồng hoặc thamgia tuyên truyền cổ động trong cộng đồng như các cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, các hoạt động tình nghĩa, hoạt động chống tái mù chữ...
Cũng cần có sự đổi mới các nội dung, phương thức tuyên truyền phòng, giáo dục cho phù hợp với thời đại công nghệ thông tin.
Nhà trường có thể gia cho tổ chức Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên tổ chức các hoạt động tọa đàm, trao đổi về nét đẹp trong văn hóa quê hương mình. Hoặc có thể mới các chuyên gia đến tham gia tọa đàm với các em, troa đổi với các em về từng chủ để trong cấu trúc bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số. Cũng có thể giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số các buổi sinh hoạt, biểu diễn văn nghệ, thông qua các buổi sinh hoạt của chi đội, lớp hoặc các cuộc thi đấu thể thao… để giáo dục cho học sinh về YTCD của học sinh dân tộc thiểu số.
Cần tạo các sân chơi cho học sinh tham gia. Trong đó cần mời các chuyên gia về văn hóa trong cộng đồng cũng chơi với các em như các cuộc thi, các hoạt động lễ hội, sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể thao ở cộng đồng hoặc nhà trường tổ chức để các em dịp giao lưu, học hỏi lẫn nhau và được các chuyên gia, những người am hiểu văn hóa dân tộc thiểu số hướng dẫn tìm hiểu, trải nghiệm các hoạt động văn hóa trong sân chơi đó.
Nếu có điều kiện, nhà trường nên xây dựng một mô hình tuyên truyền, giáo dục YTCS cho học sinh dân tộc thiểu số trong nhà trường có gắn với cộng đồng quê hương các em. Trong đó có thể thành lập các Câu lạc bộ nghệ thuật dân tộc thiểu số. Câu lạc bộ chuyên sưu tầm và trao đổi các hoạt động thể dục thể thao của người dân tộc thiểu số… Cũng có thể có các mô hình sưu tầm hiện vật, câu chuyện mô tả về lao động sản xuất, về đời sống và các làn điệu dân ca của người dân tộc thiểu số.
Nhà trường có thể phối hợp với các đoàn thể đưa ra các khẩu hiệu hành động để giáo dục ý thức công dân cho học sinh dân tộc thiểu số, trong đó có bản sắc dân tộc thiểu số. Các khẩu hiệu hành động không chỉ nêu giới hạn trong trường mà nên thống nhất với ngành Văn hóa để có thể đưa các khẩu hiệu đó đến cộng đồng để mọi người hiểu và ủng hộ việc giáo dục ý thức công dân cho học sinh. Đồng thời cũng tạo môi trường thống nhất trong giáo dục các em.
Nhà trường chủ động trong phối hợp với các đơn vị, các cơ quan chuyên trách thường xuyên tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ và tổ chức giao lưu tại các đơn vị xung quanh trường để học sinh có điều kiện học hỏi và trải nghiệm trong thực tế ngoài trường. Tranh thủ tối đa các hoạt động trải nghiệm để đưa các nội dung giáo dục YTCD vào các môn học trong chương trình giáo dục cho học sinh. Căn cứ vào các chủ đề giáo dục của các hoạt động trải nghiệm để lồng ghép, tích hợp các nội dung tìm hiểu YTCD. Trong đó có thể xác định các chủ đề hoạt động có liên quan hoặc có chủ đề hoạt động chuyên về tìm hiểu YTCD cho học sinh dân tộc thiểu số.
Việc tuyên truyền giáo dục cần làm thường xuyên, liên tục nhưng cũng có thể tập trung vào các thời kỳ cao điểm để có điểm nhấn. Đó là nhân các lễ lớn như ngày thành lạp Đảng cộn sản Việt Nam, ngày nhà giáo Việt Nam hay ngày Phụ nữ Việt Nam… có thể tổ chức các hoạt động cao trào để làm nội dung kỷ niệm các ngày này. Trong các hoạt động tuyên truyền giáo dục về ngày lễ, có đưa các nội dung giáo dục các giá trị đạo đức tương ứng để giáo dục cho học sinh.
c) Điều kiện thực hiện biện pháp
Phải có chủ trương định hướng từ Ban giám hiệu đến tổ chuyên môn, đến giáo viên về cách thức, phương pháp lồng ghép các kiến thức về giáo dục