Các phương pháp cụ thể thực hiện nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện vân đồn tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030​ (Trang 27 - 29)

Nội dung 1: Các cơ sở khoa học và thực tiễn quy hoạch BV&PTR Kế thừa số liệu, các tài liệu có liên quan với yêu cầu tài liệu phải mới nhất do các cơ quan có thẩm quyền cung cấp, đảm bảo độ chính xác theo yêu cầu của chủ đề nghiên cứu.

Thu thập, xử lý và kế thừa các văn bản từ Trung ương đến địa phương; Các báo cáo hàng năm và định hướng đến năm 2020 của huyện, tỉnh như:

Phòng TN - MT, Thống kê, Nông nghiệp và PTNT; Sở NN&PTNT, Tài nguyên môi trường, Chi cục kiểm lâm tỉnh.

Nội dung 2: Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Thu thập tài liệu, các báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội hàng năm của huyện, báo cáo Nghị Quyết đại hội Đảng bộ.

Tìm hiểu và thu thập tình hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng, quản lý sử dụng đất, tài nguyên rừng trên địa bàn huyện.

Nội dung 2, 3: Đề xuất kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 -2020 và quy hoạch đến năm 2030.

Xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp huyện:

Sử dụng ảnh vệ tinh Spost 5 chụp năm 2012, phần mềm Mapinfo 10.5 để xây dựng bản đồ hiện trạng.

Sử dụng máy định vị GPS để kiểm tra, khoanh vẽ, bổ xung hiện trạng rừng ngoài thực địa; Xác định các vị trí xây dựng công trình lâm sinh. Mỗi xã trong huyện xây dựng mẫu diểm khóa ảnh và những điểm có hiện trạng rừng thay đổi so với hiện trạng rừng được đoán từ vệ tinh qua đó cập nhận để thể hiện bản đồ.

Bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp được xây dựng trên nền bản đồ VN 2000.

Thu thập và chồng xếp thành quả các loại bản đồ như: Bản đồ hiện trạng 3 loại rừng; Bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp

Xây dựng phương án quy hoạch có sự tham gia của chính quyền địa phương.

Kế thừa các phương án, kế hoạch của chương trình xây dựng nông thôn mới, quản lý rừng bền vững của các xã.

Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng (rừng tự nhiên và rừng trồng) năm đầu kỳ và cuối kỳ: Phương pháp chủ yếu là bảo vệ toàn bộ diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng.

Quy hoạch phát triển rừng: Dựa vào bản đồ hiện trạng rừng và khảo sát ngoài thực địa, xác định khoanh nuôi tái sinh làm giầu rừng, trồng mới tập trung cho từng loại rừng Đặc dụng, phòng hộ, sản xuất.

Khai thác rừng: Dưạ vào chu kỳ kinh doanh và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, xác định khối lượng khai thác. Đối với rừng phòng hộ thực hiện theo Quyết định 186/2006/QĐ - TTg ngày14/8/2006 của Thủ tướng chính phủ. Đối với rừng trồng đầu năm, cuối năm và bình quân cả kỳ quy hoạch.

Khảo sát ngoài thực địa để đưa ra các hạng mục lâm sinh phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện.

Tổng hợp nhu cầu vốn theo nguồn vốn: Dựa vào định mức về xây dụng các công trình hạng mục lâm sinh sau đó xử lý số liệu theo phần mềm Excel để tính toán tổng hợp.

Xây dựng tiến độ thực hiện dự án theo điều kiện thực tế và nguồn vốn huy động của địa phương và trung ương để xây dựng kế hoạch cho từng giai đoạn.

Hệ thống biểu quy hoạch; Thể hiện phần phụ biểu

Đề xuất các giải pháp: Tổng hợp các cơ chế từ Trung ương đến địa phương có liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng. Phỏng vấn chủ rừng và người dân địa phương. Tham khảo các dự án quy hoạch lâm nghiệp hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện vân đồn tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030​ (Trang 27 - 29)