Bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện vân đồn tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030​ (Trang 89 - 95)

Bảo vệ rừng là nhiệm vụ hàng đầu, thường xuyên và rất quan trọng, nhằm phát huy khả năng cung cấp phòng hộ của rừng, góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, để công tác bảo vệ rừng đạt hiệu quả cao trong kỳ quy hoạch tới cần thực hiện tốt các nội dung sau:

Xác định đối tượng: Bao gồm diện tích rừng hiện có, diện tích khoanh nuôi phục hồi, rừng trồng mới, sau khi hết thời gian đầu tư xây dựng cơ bản và đạt tiêu chuẩn thành rừng.

Khối lượng: đến năm 2030 cần tiến hành bảo vệ với khối lượng cụ thể

như sau:

Bảng 3.19: Quy hoạch bảo vệ rừng theo giai đoạn

ĐVT: ha STT Loại rừng Đơn vị tính Tổng cộng Giai đoạn Giai đoạn 2020-2025 Giai đoạn 2025-2030 Rừng đặc dụng L.ha 53.500 26.750 26.750 Rừng phòng hộ L.ha 87.270 42.831 44.439 Rừng sản xuất L.ha 212.845 106.422 106.422 Tổng

Biện pháp quản lý bảo vệ rừng

- Tiến hành thiết kế, xác định diện tích chất lượng của từng lô rừng, lập hồ sơ quản lý bảo vệ.

- Thực hiện tốt công tác phòng chống cháy rừng, dự báo và phòng trừ sâu bệnh hại.

- Tuyên truyền giáo dục và vận động nhân dân tham gia quản lý bảo vệ rừng. Xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng; khen thưởng và biểu dương kịp thời những người, đơn vị làm tốt.

- Thường xuyên tuần tra canh gác, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tác động tiêu cực tới rừng như: Khai thác lâm sản trái phép; khai thác khoáng sản; chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép...

3.3.4.3. Phát triển rừng

- Rừng đặc dụng chủ yếu bảo vệ rừng hiện có, bảo tồn nguyên trạng, tạo ra môi trường tốt nhất để bảo tồn và phát triển các loài động, thực vật, đặc hữu, quý hiếm, các hệ sinh thái rừng đặc thù nhằm nâng cao chất lượng rừng và giá trị đa dạng sinh học; bảo vệ các khu di tích lịch sử; văn hóa. Đối với

diện tích chưa có rừng, hạn chế trồng rừng thuần loại mà chủ yếu khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và xây dựng các vườn thực vật, vườn sưu tập thực vật, trồng các loài cây bản địa, cây bảo tồn nguồn gen, cây cảnh quan,... Tăng cường khai thác các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, …

- Phát triển rừng phòng hộ nhằm phát huy vai trò phòng hộ đầu nguồn; phòng hộ ven biển cho các công trình thuỷ lợi,… trên địa bàn huyện. Ở những nơi cao xa, dốc chưa có rừng thì biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh là chủ yếu.

Đối với rừng ngập mặn, những diện tích rừng tự nhiên chưa đủ mật độ tiến hành khoanh nuôi bảo vệ, có trồng bổ xung, tiếp tục trồng mới rừng ngập mặn đối với những diện tích bãi ngập triều có thể trồng rừng.

Trồng rừng sản xuất, chuyển dịch từng bước kinh doanh gỗ nhỏ cung cấp nguồn nguyên liệu dăm giấy sang trồng rừng gỗ lớn cung cấp cho chế biến đồ mộc dân dụng và xuất khẩu, phát triển rừng trồng sản xuất chủ yếu theo hướng thâm canh, coi trọng năng suất và chất lượng; kết hợp sản xuất nông, lâm nghiệp, du lịch sinh thái và các dịch vụ môi trường rừng, ưu tiên phát triển các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, kết hợp trồng cây gỗ lớn, cây gỗ nhỏ mọc nhanh, khuyến khích gây trồng các loài cây đa mục đích và lâm sản ngoài gỗ. Phát triển rừng trồng sản xuất trên cơ sở nhu cầu thị trường và tập trung vào các vùng có lợi thế cạnh tranh, sản xuất ổn định và hiệu quả kinh tế, gắn với quản lý rừng bền vững (Chứng chỉ rừng FSC).

- Tập trung cải thiện nhanh giống và năng suất rừng trồng thông qua áp dụng công nghệ sinh học hiện đại và kỹ thuật thâm canh rừng.

- Phát triển mạnh trồng cây phân tán để đáp ứng kịp thời, có hiệu quả các nhu cầu gỗ gia dụng và củi cho địa phương.

Khuyến khích tất cả thành phần kinh tế đầu tư phát triển rừng, xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung có quy mô nhằm bảo đảm nguyên liệu cho chế

biến và tăng hiệu quả sử dụng đất. Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết và thành lập các hợp tác xã lâm nghiệp.

a, Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên

Đối tượng: Diện tích đất trống Ic có mật độ cây tái sinh có triển vọng (H >1,0 m) > 1.000 cây/ha.

Khối lượng: Tổng diện tích khoanh nuôi tái sinh tự nhiên là lượt ha, cụ thể theo từng giai đoạn như sau:

Bảng 3.20: QH khoanh nuôi tái sinh tự nhiên đến năm 2030

STT Hạng mục Đơn vị tính

Theo giai đoạn Tổng cộng 2020 - 2025 2026- 2030 Cộng 3.055 1.795 1.260 1 Rừng đặc dụng Lượt ha 358 209 149 2 Rừng phòng hộ Lượt ha 2.697 1.586 1.111

Biện pháp kỹ thuật; Thực hiện biện pháp khoanh nuôi tái sinh tự nhiên để tuân thủ theo diễn thế tự nhiên của rừng, từng bước tạo thành cơ cấu tổ thành rừng hỗn loài từ các loài cây tiên phong ưa sáng dần phát triển lên những loài cây gỗ lớn có giá trị kinh tế và khả năng phòng hộ, bảo tồn hệ sinh thái cao hơn rừng trồng.

b, Trồng rừng

Trên địa bàn tỉnh huyện hiện còn 3.428,9ha đất chưa có rừng, tại cả 3 khu vực phòng hộ, đặc dụng và sản xuất. Trong giai đoạn tới cần khai thác tiềm năng của trạng thái này như sau:

- Đối tượng: Tiến hành trồng rừng mới đối với trạng thái Đất trống, đồi núi trọc (Ia; Ib) quy hoạch cho rừng phòng hộ, đặc dụng, sản xuất và một phần diện tích đất Ic thiếu tái sinh (Ic) thuộc khu vực rừng sản xuất, đối với rừng ngập mặn là những bãi triều cao có khả năng trồng rừng.

Qua điều tra, thu thập số liệu, có khoảng gần 1000ha thuộc các đối tượng trên là thuận lợi để trồng rừng trong giai đoạn 2020 – 2030. Những diện tích đất trống, đồi núi trọc còn lại của cả 3 loại rừng chủ yếu phân bố ở các vị trí cao, xa; địa hình dốc; nhiều đá lộ, thành phần dinh dưỡng kém, (đối với đất ngập mặn là những nơi có độ ngập triều không bảo đảm; thành phần cơ lý thô)...tạm thời giữ nguyên hiện trạng, khi đủ điều kiện kinh tế - kỹ thuật cho phép sẽ tiến hành phủ xanh diện tích còn lại. Một phần diện tích đất trống, bãi triều đã được quy hoạch phục vụ cho chăn thả gia súc, đánh bắt hải sản... do vậy không tiến hành trồng rừng vào những khu vực này.

Nhằm sử dụng đất có hiệu quả và tái tạo lại rừng đã được khai thác, tạo ra sản phẩm theo mục đích của con người, đem lại hiệu quả kinh tế cao trồng lại rừng sau khai thác. Do vậy từ năm 2020 sẽ khai thác và trồng lại rừng đối với diện tích rừng trồng trước năm 2014; năm 2021 sẽ khai thác và trồng lại diện tích rừng trồng trước năm 2015, trên cơ sở đó sẽ xác định diện tích trồng lại rừng cho các năm tiếp theo.

- Tổng hợp diện tích trồng và chăm sóc rừng đến năm 2030 được tổng hợp tại bảng 19:

Bảng 3.21: Quy hoạch trồng rừng các loại đến năm 2030

ST

T Hạng mục Đơn vị tính Giai đoạn

Tổng cộng 2020 - 2025 2026-2030 Tổng cộng ha 8.615 3.980 4.635 1 Trồng rừng mới ha 615 1.1 Rừng đặc dụng ha 105 70 35 1.2 Rừng phòng hộ ha 425 225 200 1.3 Rừng sản xuất ha 8.000 - Gỗ lớn ha 500 200 300 2 Trồng lại rừng sản xuất sau khai thác

- Biện pháp kỹ thuật cơ bản:

Thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật về các khâu lâm sinh trong trồng rừng, như sau:

+ Phương thức trồng: trồng thuần loài hoặc hỗn giao tuy theo điều kiện lập địa và mục đích kinh doanh.

+ Xử lý thực bì toàn diện hoặc theo băng tuỳ theo mục đích kinh doanh rừng, loài cây trồng, điều kiện lập địa, thực bì...

+ Làm đất thủ công; cuốc hố có kích thước 30 x 30 x 30 cm hoặc 40 x 40 x 40 cm; lấp hố bằng đất mùn tầng mặt trước khi trồng 15 - 20 ngày, có thể bón lót phân vô cơ hoặc phân hữu cơ trước khi trồng; căn cứ vào mật độ trồng tiến hành cuốc hố cho phù hợp và bố trí theo hình nanh sấu, trải đều trên diện tích cần trồng;

+ Mật độ trồng từ 1.100 - 3.300 cây/ha tuỳ theo mục đích trồng, kinh doanh sử dụng rừng và loài cây trồng.

+ Thời vụ trồng: có 2 thời vụ chính là Xuân – Hè và Hè - Thu Nhưng cần có kế hoạch sớm, cụ thể sao cho trồng vào vụ Xuân - Hè là tốt nhất.

+ Cây giống: Đủ tiêu chuẩn xuất vườn theo quy định.

+ Thời gian và số lần chăm sóc: 4 năm, 8 lần chăm sóc (tính cả năm trồng); các giải pháp kỹ thuật lâm sinh gồm: Xới cỏ, vun gốc có đường kinh từ 0,8 - 1,0 m; phát thực bì cạnh tranh trên toàn bộ diện tích trồng rừng... Tuy nhiên, căn cứ vào thời vụ trồng mà xác định số lần chăm sóc trong năm, biện pháp kỹ thuật chăm sóc cho phù hợp; số lần chăm sóc không quá 2 lần/năm.

+ Loài cây trồng: Tuỳ theo mục đích kinh doanh của mỗi loại rừng bố trí cơ cấu cây trồng cho phù hợp; rừng phòng hộ, đặc dụng ưu tiên chọn tập đoàn cây bản địa đa mục đích như: Lim xanh, sến mật, Trám, Giổi, lát hoa... Đối với rừng sản xuất bố trí các loài cây trồng có năng suất cao, phù hợp với thị trường lâm sản; ưu tiên các loài cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao và thị trường ưu

chuộng như: Keo các loại, Bạch đàn, Mỡ, Thông các loại, Hồi; Quế ...

+ Đối với rừng kinh doanh gỗ lớn: tiến hành tỉa thưa rừng trồng từ 2 - 3 lần/chu kỳ kinh doanh; mỗi lần tỉa thưa từ 1/4 - 1/3 số cây trên đơn vị diện tích; đối tượng tỉa thưa gồm: các cây cong queo, sâu bệnh, chậm phát triển, nơi có mật độ dày, đã khép tán...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện vân đồn tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030​ (Trang 89 - 95)