Những dự báo cơ bản đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện vân đồn tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030​ (Trang 66 - 68)

a, Dự báo về phát triển kinh tế:

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Vân Đồn đến năm 2020 đã xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ hiện nay sang dịch vụ thương mại - công nghiệp - nông nghiệp, lâm nghiệp.

b, Dự báo nhu cầu gỗ, củi, lâm sản và thị trường tiêu thụ

Dự báo trong những năm tới cùng với chính sách khuyến kích BV&PTR, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực chế biến lâm sản của Đảng và Chính phủ cũng như của các địa phương, hoạt động BV&PTR của huyện sẽ gia tăng dưới nhiều hình thức như: Phát triển kinh tế trang trại, trồng rừng gỗ lớn; đầu tư vào các lĩnh vực du lịch sinh thái; phát triển các nhà máy chế biến lâm sản và sự tham gia của người dân vào phát triển rừng. Dự kiến lao động tham gia vào nghề rừng và chế biến lâm sản tăng, giá trị kinh tế do hoạt động sản xuất lâm nghiệp sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị các ngành kinh của huyện.

Các sản phẩm từ rừng của huyện Vân Đồn có thị trường tiêu thụ rất lớn là các loại sản phẩm gỗ nguyên liệu, ván nhân tạo, gỗ trụ mỏ, nhựa thông. Tuy nhiên để cạnh tranh được các sản phẩm của địa phương khác, cần phải có đầu tư chiều sâu các dây truyền công nghệ chế biến và đầu tư cao trong việc gây trồng các rừng nguyên liệu.

c, Dự báo về môi trường:

Để phát triển bền vững, thì vấn đề an ninh môi trường phải được đặt lên hàng đầu. Nhu cầu cung cấp nước, không khí sạch ngày càng cao. Môi trường là chỉ số đánh giá trình độ phát triển.

Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 theo Quyết định số 18/2007/QĐ – TTg ngày 5/2/2007 của Thủ Tướng Chính phủ, mục tiêu nâng tỷ lện đất có rừng trên toàn quốc lên 42 - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020.

Đối với Huyện Vân Đồn: theo nghị Quyết Đại hội Đảng bộ huyện Vân Đồn lần thứ XXIII về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế giai đoạn 2020. Phấn đấu đến năm 2020 độ che phủ rừng lên 65%.

d. Dự báo về nhu cầu sử dụng đất;

Cơ cấu đất sẽ có sự biến động do chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp, du lịch sinh thái, sức ép của gia tăng dân số. Đất lâm nghiệp sẽ có sự thay đổi diện tích rừng sản xuất, rừng phòng hộ. Một số diện tích đất lâm nghiệp sẽ được chuyển sang mục đích khác để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội cho đặc khu kinh tế Vân Đồn như: Đất xây trụ sở các cơ quan, xây dựng khu vui chơi giải trí, xây khu dịch vụ thương mại, đường xá, khu dân cư, sân bay...

đ, Dự báo về phát triển khoa học công nghệ trong lâm nghiệp:

Trong tương lai, khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, tiếp tục nhảy vọt, thúc đẩy hình thành nền kinh tế tri thức sẽ tác động nhiều mặt và làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực về đời sống xã hội của từng vùng, từng quốc gia. Trong lâm nghiệp, công nghệ tạo giống mới, dây truyền công nghệ hiện đại, tạo sản phẩm chất lượng cao, cơ chế phát triển sạch, là đòi hỏi và xu thế tất yếu của quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện vân đồn tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030​ (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)