Hiện trạng quản lý bảo vệ và phát triển rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện vân đồn tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030​ (Trang 59 - 60)

a. Tổ chức quản lý Nhà nước về lâm nghiệp

Hệ thống tổ chức quản lý lâm nghiệp cấp huyện đã từng bước được kiện toàn theo hệ thống như sau :

Cấp huyện: Phòng Nông nghiệp là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lâm nghiệp và phát triển lâm nghiệp. Hạt Kiểm lâm là cơ quan kiểm tra, giám sát việc thi hành luật, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.

Cấp xã; thị trấn: Với 01 cán bộ khuyến nông chuyên trách về lâm nghiệp, giúp Chủ tịch UBND các xã; thị trấn quản lý về công tác phát triển lâm nghiệp trên địa bàn xã; thị trấn.

b. Hiện trạng tổ chức sản xuất kinh doanh

Ban quản lý Vườn Quốc gia Bái Tử Long là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh được biên chế 56 cán bộ công nhân viên. Ban lãnh đạo có 03 người , 3 phòng chức năng và 02 đơn vị trực thuộc

Hạt kiểm lâm huyện Vân Đồn là đơn vị quản lý nhà nước cấp huyện trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh được biên chế 18 cán bộ công nhân viên, Ban lãnh dạo có 02 người; 8 đại học còn lại 10 người trong đó có 8 người là trung cấp, 02 người thuộc bộ phận hành chính phục vụ.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Vân Đồn; trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh có tổng số cán bộ công nhân viên chức 77 người, Ban lãnh đạo có 02 người, có 15 là đại học, 32 người là trung cấp, 30 công nhân được bố trí tại các đội sản xuất và các phân xưởng chế biến gỗ.

Các chủ doanh nghiệp khác đóng trên địa bản có cán bộ phụ trách công tác Lâm nghiệp.

Về công tác quản lý giao đất, giao rừng: Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện là 40.291,3 ha. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã giao và cấp Giấy CNQSD đất: 6.962,3 ha (nguồn số liệu Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện). Việc giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho nhân dân, các tổ chức, các thành phần kinh tế đã góp phần tích cực trong công tác quản lý bảo vệ rừng, hạn chế tình trạng chặt phá rừng, khai thác có hiệu quả rừng và đất lâm nghiệp tham gia phát triển kinh tế của huyện, cải thiện đời sống nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện vân đồn tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030​ (Trang 59 - 60)