Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện vân đồn tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030​ (Trang 103 - 112)

Để thực hiện Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Vân Đồn đến năm 2030 cần thực hiện lồng ghép bằng nhiều nguồn vốn:

A, Vốn ngân sách

Đầu tư cho quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, công tác nghiên cứu khoa học, khuyến lâm, đào tạo nguồn nhân lực; Hỗ trợ trồng rừng sản xuất và đầu tư cho cơ sở hạ tầng lâm nghiệp theo chính sách hiện hành.

B, Vốn từ thu dịch vụ môi trường rừng

Thực hiện Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, các đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường rừng như các nhà máy thủy điện, nhà máy nước, các nhà máy

nhiệt điện; nhà máy sản xuất xi măng; các cơ sở sản xuất, cung ứng nước sạch, nuôi trồng thủy sản; các cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng trực tiếp từ nguồn nước , các cơ sở hoạt động dịch vụ du lịch …hưởng lợi từ dịch vụ rừng có nghĩa vụ đóng góp phí sử dụng dịch vụ môi trường rừng để nhà nước điều phối cho công tác quản lý bảo vệ rừng nhằm giảm bớt khó khăn cho nguồn ngân sách và thực hiện xã hội hóa nghề rừng.

C, Thu hút vốn từ các doanh nghiệp và nhà đầu tư

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và chế biến lâm sản thông qua chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư, miễn giảm thuế, hỗ trợ cước vận chuyển

D, Thu hút từ các nguồn khác

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ Chính phủ và các tổ chức phi Chính phủ Xây dựng cơ chế bảo hiểm và bảo đảm cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia sản xuất lâm nghiệp được tiếp cận và vay vốn dài hạn phù hợp với chu kỳ kinh doanh cây lâm nghiệp từ các nguồn vốn đầu tư và tín dụng, …

3.3.6.5 Giải pháp về cơ chế chính sách

Hoàn thiện quy chế quản lý rừng và hưởng lợi đa thành phần. Cụ thể hoá và thực hiện cơ chế chính sách giao, cho thuê rừng sản xuất và rừng phòng hộ là rừng tự nhiên. Miễn thuế sử dụng đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất lâm nghiệp trong chu kỳ đầu; miễn giảm thuế cho doanh nghiệp chế biến lâm sản mới xây dựng hoặc đổi mới công nghệ.

Có cơ chế ưu tiên cho các hộ nghèo, dân tộc ít người tham gia các hoạt động trồng rừng và chế biến lâm sản quy mô nhỏ của các doanh nghiệp, trang trại lâm nghiệp để tạo thêm việc làm và tăng thu nhập.

Đơn giản hoá các thủ tục khai thác, lưu thông, thương mại lâm sản. Cụ thể hoá các văn bản pháp quy về quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng. Tạo môi trường đầu tư minh bạch và ổn định; cung cấp các thông tin chính

xác về cơ hội đầu tư và tài nguyên rừng, đơn giản hoá các thủ tục đầu tư phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân đầu tư sản xuất và chế biến lâm sản; Tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia sản xuất lâm nghiệp được tiếp cận và vay vốn dài hạn phù hợp với chu kỳ kinh doanh cây lâm nghiệp từ các nguồn vốn đầu tư và tín dụng một cách bình đẳng;

Công khai các quy hoạch phát triển lâm nghiệp, thử nghiệm và nhân rộng hình thức cho thuê rừng sản xuất, rừng đặc dụng và rừng phòng hộ phục vụ cho du lịch, nghỉ dưỡng. Nhà nước tăng cường xây dựng quy hoạch và hỗ trợ lập một số dự án vùng trồng rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung để kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước;

Tăng suất đầu tư cho quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất thông qua nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng. Có chính sách ưu tiên cho nghiên cứu khoa học, khuyến lâm, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu hiện đại cho quản lý tài nguyên rừng, điều tra quy hoạch rừng, xây dựng rừng giống, vườn giống chất lượng cao và đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp; Khuyến khích hỗ trợ trồng rừng sản xuất gỗ lớn trên địa bàn.

Nghiên cứu cơ chế bảo hiểm rủi ro trong trồng rừng cho các chủ rừng, trước mắt vận dụng khoản hỗ trợ rủi ro từ Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.

Có chính sách hỗ trợ, ưu đãi vốn đầu tư cho các hộ tham gia bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt các hộ nghèo, dân tộc ít người, hộ ở vùng sâu, vùng xa để phát triển sản xuất theo phương thức nông lâm kết hợp, lâm sản ngoài gỗ, chăn nuôi đại gia súc, trồng cây nông nghiệp trong thời gian chưa có thu nhập từ rừng;

3.3.6.6. Các giải pháp khác:

A, Giải pháp về nguồn lực:

Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực quản lý lâm nghiê ̣p cho cán bộ các cấp, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về đổi mới và hội nhập quốc tế;

Chú trọng bồi dưỡng và nâng cao cán bộ kỹ thuật có trình độ và kinh nghiệm chuyên sâu, công nhân lành nghề cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến lâm sản, trang trại lâm nghiệp và các làng nghề thủ công;

Mở các lớp đào tạo ngắn hạn theo chuyên đề, ưu tiên đào tạo nông dân làm nghề rừng, công nhân lâm nghiệp, các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và lao động phụ nữ;

Nâng cao nhận thức cho người dân, đưa giáo dục môi trường rừng vào chương trình giảng dạy của các trường học.

B, Hợp tác quốc tế:

Thực hiện hợp tác với các tổ chức quốc tế để tranh thủ đầu tư, hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất lâm nghiệp bền vững, xây dựng Chứng chỉ rừng bền vững để sản phẩm lâm nghiệp của tỉnh tiếp cận với thị trường thế giới;

Tăng cường vận động, thu hút và sử dụng đúng mục tiêu nguồn vốn ODA. Tiếp cận các nguồn vốn của Quỹ Ủy thác lâm nghiệp (TFF), Quỹ Bảo tồn Việt Nam (VCF), Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp (FSSP), Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), Cơ chế phát triển sạch (CDM). Tạo điều kiện và cải thiện môi trường đầu tư để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI từ các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực trồng rừng nguyên liệu công nghiệp, chế biến lâm sản và chuyển giao công nghệ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. kÕt luËn

1. KÕt luËn

Đề tài Nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ phát triển rừng đến năm 2030 huyện Vân Đồn được xây dựng trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Vân Đồn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường tại nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Vân Đồn lần thứ XIII; Quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch liên quan như Quy hoạch môi trường, Quy hoạch xây dựng, Quy hoạch du lịch, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội …cùng kỳ của huyện và chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh, vùng và toàn quốc.

Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Vân Đồn đến năm 2030 được phê duyệt là cơ sở cho việc triển khai Đề án Tái cơ cấu lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển rừng bền vững rừng trên địa bàn huyện nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung của huyện. Triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch, hoàn thành mục tiêu về độ che phủ rừng, nâng cao khả năng phòng hộ đầu nguồn, ven biển, bảo vệ đê, bảo vệ khu dân cư gắn với nhiệm vụ bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học phục vụ mục tiêu tăng trưởng xanh của huyện;

Việc tổ chức, triển khai các dự án đầu tư lâm nghiệp theo Quy hoạch bảo vệ và phát triển tạo ra vùng nguyên liệu đáp ứng cho sản xuất, chế biến sâu nâng cao giá trị về gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu; Thực hiện tốt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng sẽ tạo ra các khu rừng phát triển bền vững không chỉ giúp cho mục tiêu phát triển kinh tế thông qua sản xuất kinh doanh, dịch vụ môi trường, du lịch.. mà còn tạo lên tuyến phòng thủ vững chắc cả về an ninh quốc phòng dọc tuyến vành đai biên

giới mà trên đó người dân thực sự yên tâm ổn định sản xuất và cuộc sống thông qua việc tham gia các dự án đầu tư về lâm nghiệp theo tinh thần Quyết định 138/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ.

2. Tồn tại:

Trong quá trình thực hiện đề tài do giới hạn về mặt thời gian và trình độ bản thân còn hạn chế nên đề tài chưa tập trung nghiên cứu sâu các vấn đề sau:

Trong quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng mang tính vĩ mô nên chưa đánh giá được quản lý bảo vệ rừng cho từng đối tượng cụ thể; công ty TNHH 1 TV lâm nghiệp Vân Đồn, Vườn quốc gia Bái Tử Long..;

Các giải pháp kỹ thuật chủ thể cho từng đối tượng rừng.

Dự kiến vốn và nhu cầu đầu tư chưa cụ thể, chi tiết chủ yếu dựa vào các văn bản hiện hành của Bộ NN&PTNT, tỉnh, huyện.

II. KIẾN NGHỊ

Trung ương và Tỉnh quan tâm hơn nữa, bố trí đầy đủ và kịp thời vốn cho nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ, đặc dụng trong kỳ quy hoạch đã xây dựng. Tạo hành lang pháp lý thông thoáng, thuận lợi cho các chủ rừng được tiếp cận và được vay vốn cho phát triển rừng sản xuất theo các chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước, của tỉnh. Tạo điều kiện để các giải pháp đã nêu trong Quy hoạch được thực hiện đầy đủ và kịp thời.

Hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho tổ chức hộ gia đình, cá nhân và đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của chủ rừng theo đúng quy định của pháp luật; có cơ chế chính sách hỗ trợ riêng cho các vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản làm nền tảng cho phát triển kinh tế lâm nghiệp.

Trong quá trình triển khai cần có tổng kết, đánh giá hàng năm và theo giai đoạn, cập nhật những nội dung phát sinh liên quan Quy hoạch để tiếp tục bổ sung và kỳ Quy hoạch tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

1. Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp ngày 15/5/1992, Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Khánh (1995), Góp phần nghiên cứu phân vùng lập địa lâm nghiệp Việt Nam. Luận văn PTS Đại học lâm nghiệp 1995.

3. Nguyễn Ngọc Bình (1996) Đất rừng Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 4. Nguyễn Xuân Quát (1996), sử dụng đất tổng hợp và bền vững, Cục khuyến

nông và khuyến lâm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Đặng Văn Phụ, Hà Quang Khải (1997) , Khái niệm về hệ thống sử dụng đất, Tài liệu tập

6. Trần Hữu Viên (1997), Quy hoạch sử dụng đất và giao đất có sự tham gia của người dân, tài liệu tập huấn dự án hỗ trợ lâm nghiệp xã hội, Trường Đại học lâm nghiệp, Hà Tây.

7. Thủ Tướng Chính Phủ (1998) Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp, Hà Nội.

8. Thủ Tướng Chính Phủ (1998) Quyết định số 661/1998/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trồng, Hà Nội.

9. Nhóm tác giả Trường ĐHLN (1999), Giáo trình Quy hoạch lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

10. Nguyễn Thế Thôn (2000), về lý thuyết cảnh quan sinh thái. Tạp chí các khoa học về trái đất số 1/2000 (T22), Hà Nội.

11. Vũ Cao Đàm (2000), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB KHKT, Hà Nội.

12. Nguyễn Bá Ngãi (2001), Giáo trình phương pháp đánh giá nông thôn, LNXH Trường ĐHLN Việt Nam.

13. Đỗ Đình Sâm - Nguyễn Ngọc Bình (2001), Đánh giá tiềm năng sản suất đất lâm nghiệp Việt Nam, NXB Thống kê.

14. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật đất đai (2003), Hà Nội. 15. Trường ĐHLN (2003), Cơ sở quy hoạch vùng lãnh thổ, bài giảng sau Đại

học, Hà Nội.

16. Quốc hội nước CHXNCN Việt Nam (2004), Luật bảo vệ và phát triển rừng, Hà Nội.

17. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004), nghị định số 181/2004/NĐ- CP ngày 29/10/2004 về việc hướng dẫn thi hành luật đất đai, Hà Nội. 18. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2004), Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT

Ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Hà Nội.

19. Trường ĐHLN (2004) Bài giảng ứng dụng hệ thống tin địa lý trong lâm nghiệp, Hà Nội.

20. Bộ NN&PTNT (2005), Quyết định số 61/2005/TT – BNN ngày 12/10/2005 V/v Ban hành quy định về tiêu chí phân loại rừng phòng hộ, Hà Nội.

21. Bộ NN&PTNT (2005), Quyết định số 62/2005/TT – BNN ngày 12/10/2005 V/v Ban hành quy định về tiêu chí phân loại rừng Đặc dụng, Hà Nội.

22. Trần Hữu Viên (2005), Giáo trình quy hoạch sử dụng đất, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

23. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị định số 23/2006/NĐ- CP ngày 03/3/2004 về thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng, Hà Nội.

24. Thủ Tướng Chính Phủ (2006) Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/206/QĐ-TTg ngày 14/6/2006, Hà Nội.

25. Thủ Tướng chính phủ (2007); Quyết định số:18/2007/QĐ - TTg ngày 5/2/2007 V/v phê duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020.

26. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2007), Nghị định số 159/2007/NĐ- CP ngày 30/10/2007 Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, Hà Nội.

27. UBND tỉnh Quảng Ninh (2007). Quyết định số 4903/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2007của về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Quảng Ninh;

28. Bộ NN&PNT(2008), Thông tư 05/2008/TT- BNN ngày 14/01/2008 về hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, Hà Nội. 29. Bộ NN&PTNT (2009). Thông tư số 24/2009/TT – BNN ngày 5/5/2009

Hướng dẫn chuyển đổi rừng phòng hộ, đặc dụng được quy hoạch sang rừng sản xuất và ngược lại từ rừng sản xuất được quy hoạch sang rừng phòng hộ, đặc dụng sau rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT – TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội

30. Chính phủ nước CHXNCN Việt Nam (2009), Nghị định số 99/2009/NĐ- CP ngày 02/11/2009, Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, Hà Nội.

31. Nguyễn Hữu Nam (2010), Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm cơ sở đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học lâm nghiệp Việt Nam.

32. Bộ NN&PTNT (2011). Thông tư 35/2011/TT - BNNPTNT ngày 20/5/2011 V/v hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ, Hà Nội.

33. Quốc hội nước CHXNCN Việt Nam (2013), Luật Đất đai năm 2013, Nghị định 47/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 về thi hành Luật đất đai năm 2013, Hà Nội.

34. UBND tỉnh Quảng Ninh (2014). Quyết định số:2668/QĐ – UBND ngày14/11/2014 “V/v phê duyệt kết quả rà roát, điều chỉnh cục bộ 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”.

Tiếng Anh

35. Dent, D.A. (1986), Guidelin for Land Use planning in Dveloping Countries.Soi Survey and Land Evaluation 1986, Voi.8(2), S.67-76, Nowich.

36. Fresco L.O,H.G.J Huizing, H Van Keulen, H.A. Luing And R.A.Schipper, (1993). Land evaluation and farming system analysis for land use planning

37. FAO (1993), Guidelines for land use planning Divelopment series No. 1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện vân đồn tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030​ (Trang 103 - 112)