Thực trạng kinh tế chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện vân đồn tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030​ (Trang 46 - 48)

a) Phát triển kinh tế

Kinh tế Vân Đồn ngày càng phát triển toàn diện với tốc độ tăng giá trị sản xuất hàng năm đạt 16%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 36,75 triêu đồng năm 2015 (theo giá hiện hành). Cơ cấu kinh tế chuyển theo hướng tích cực: tỷ trọng công nghiệp – xây dựng từ 29,7% (năm 2010) lên 32,2% năm (2015); Du lịch, dịch vụ tăng từ 21,1% (năm 2010) lên 29,2% (năm 2015); nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 49,2% (năm 2010) xuống 38,6% (năm 2015) . Bằng các giải pháp cụ thể đã tập trung khai thác các lĩnh vực được xác định là tiềm năng, thế mạnh của địa bàn: Du lịch, dịch vụ, nuôi trồng khai thác chế biến thủy hải sản.

b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế đang có bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng thương mại dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp.

Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế

- Khu vực kinh tế nông nghiệp: trong những năm qua tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực nông lâm ngư nghiệp đạt 11 %. Giá trị sản xuất tăng dần qua các năm:

+ Về Thủy sản: Thủy sản đã từng bước khẳng định là ngành kin tế mũi nhọn. Tổng sản lượng từ năm 2010 - 2015 đạt 7.560 tấn, tốc độ tăng bình quân đạt 19,9% năm . Hiện toàn huyện có 1,660 phương tiện khai khác thủy sản trong đó có 68 tầu đánh bắt xa bờ. Nghề nuôi trồng thủy sản được các tổ chức hộ gia đình, cá nhân quan tâm đầu tư. Ngoài nhưng loài truyền thống , huyện đã đưa một số giống mới vào nuôi thử nghiệm, đánh giá đạt hiệu quả kinh tế cao.

Trồng trọt, chăn nuôi phát triển ổn định. Giá trị sản xuất đạt 574 tỷ đồng tăng bình quân 11,2% năm; Tổng diện tích giao trồng hàng năm trên 1.35ha; Tổng sản lượng lương thực có hạt 14.800 tấn ; Số lượng gia súc, gia cầm trên 460.000 con toàn huyện có trên 500 trang trại, gia trại có quy mô tương đối lớn. Đồng thời xây dựng các mô hình điểm, triển khai nhân rộng các mô hình có hiệu quả, xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh.

Công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng được quan tâm. Trong 05 năm đã trồng được 4.650ha rừng tập trung; sản lượng khai thác gỗ rừng trồng 64.000m3; Năm 2014 tỷ lệ che phủ rừng đạt 60%. Làm tốt công tác phòng chống cháy rừng, ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm lâm luật.

Chương trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được kết quả tích cực. Trú trọng công tác tuyên truyền vận động nhân dân tích cực chung tay xây dựng nông thôn mới. Trong 04 năm đã huy động được 79,8 tỷ đồng nguồn vốn đối ứng của nhân dân cho sản xuất bằng 170% nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

Thương mại, dịch vụ, du lịch có bước phát triển nghiệp khá. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ 5 năm đạt 10.850 tỷ đồng, tăng 16,3% năm. Các loại hình dịch vụ phát triển đa dạng và phong phú; Trong đó, dịch vụ tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin phát triển nhanh, dịch vụ vận tải được mở rộng, chất lượng nâng lên đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa.

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ổn định. Tốc độ tăng trưởng bình quân 16,1% năm. Công nghiệp chủ yếu là khai thác cát thủy tinh với sản lượng 150.000 tấn/năm. Tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ, sản xuất chính là nước mắm và mộc dân dụng. Đến nay toàn huyện có 93 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, tăng 15 cơ sở so với năm 2010.

Công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường đã đạt được kết quả tích cực. Tập trung xây dựng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020, hoàn thành việc lập bản đồ địa chính cho các xã, thị trấn. Thực hiện quy hoạch, xây dựng hệ thống thu gom, xử lý rác thải, chất thải trên đia bàn huyện, đến nay tỷ lệ chất thải rắn được thu gom 80%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện vân đồn tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030​ (Trang 46 - 48)