Điều kiện cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện vân đồn tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030​ (Trang 48 - 52)

a) Giao thông:

Tổng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện có 318.94km trong đó: Tổng đường trục xã, liên xã có 109,07km; tổng đường trục thôn, liên thôn có 101,593km; tổng đường trục ngõ, xóm có 108,331km. Đến nay tỷ lệ đường giao thông được bê tông hóa, nhựa hóa đạt 72,46% (tương đương 231,145 km). Trong đó: đường trục xã, liên xã được bê tông hóa, nhựa hóa đạt 68,9%; Đường ngõ xóm được bê tông hóa, nhựa hóa, sạch không lầu lội đạt 74,7%

Hệ thống giao thông đường thủy phục vụ công tác vận tải thủy, nhu cầu dân sinh, khách du lịch tuyến giao thông thủy nối liền 05 xã đảo với thị trấn Cái Rồng: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.

Cảng Cái Rồng có thể cho xà lan, tàu thuyền tải trọng hàng trăm tấn ra vào dễ dàng, đồng thời là đầu mối giao thông qua lại giữa các đảo.

Cảng Vạn Hoa đây là cảng quân sự tới đây sẽ được đầu tư xây dựng nâng cấp phục vụ cho hoạt động an ninh quốc phòng và bảo vệ bờ biển khu vực Vân Đồn và vùng biển tỉnh Quảng Ninh.

giao thông đi lại hàng ngày, song giao thông đường thủy còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, đặc biệt là khi bão xẩy ra các xã vùng đảo gần như bị cô lập. b) Thuỷ lợi:

Trên địa bàn huyện có 28 hồ nước ngọt; 03 đạp dâng, đập tràn; 33.325km đê biển, bờ bao chống lũ; 68,2km kênh mương nội đồng. Trong những năm qua bằng nguồn vốn từ trung ương, tỉnh đã đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa, kiên cố hóa 13 hồ chứa nước ngọt, gia cố, tôn cao áp trúc hàng trăm mét đê đã đáp ứng như cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.

c) Điện, nước:

- Điện: Đến này 100% thôn, bản trên địa bàn huyện đã được sử dụng điện lưới quốc gia. Hệ thống điện lưới quốc gia được quản lý, vận hành tốt với 64 trạm biến áp nhỏ đặt tại các thôn. Tổng số dân khu vực nông thôn được sử dụng điện lưới thường xuyên, an toàn là 8.966 hộ (đạt 98,7%).

Nước: Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh trên địa bàn huyện đạt: 95,6% (tương đương với 8.685 hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh). Số xã có tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 85%

đ) Y tế: Sự nghiệp y tế huyện Vân Đồn ngày càng phát triển, công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân cũng như công tác khám chữa bệnh đạt được nhiều thành tích.

Với hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại gồm 1 Bệnh viện Đa khoa với quy mô hơn 100 giường, 6 khoa. Những cơ sở khác bao gồm trung tâm y tế dự phòng và 1 bệnh viện (phân viện Quan Lạn) 15 giường tại xã Quan Lạn. Bên cạnh đó, có một số hệ thống trạm y tế ở khắp các xã với tổng số là 12 trạm, chăm sóc sức khỏe cho tất cả ngườ i dân trong khu vực bao gồm những khu vực đảo, đồi núi xa xôi (3 giường/1 trạm), 8 trong tổng số các trạm y tế có bác sỹ, tổng số 15 bác sỹ trong toàn bộ huyện với tỷ lệ 1 bác sỹ trên 2.000 dân. Tất cả các trạm y tế xã đều có y sĩ sản nhi. Trong năm 2014,

đã tổ chức khám chữa bê ̣nh cho 57.545 lượt người, đa ̣t 94,6% kế hoa ̣ch năm, đa ̣t 82,17% cùng kỳ năm trước; thực hiện điều trị nội trú cho 8.016 bệnh nhân, điều trị ngoại trú cho 12.130 bệnh nhân. Công tác y tế dự phòng và an toàn vệ sinh thực phẩm được triển khai đảm bảo tiến độ và có hiệu quả, chủ động kiểm soát không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn

e, Giáo dục:

Giáo dục và đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực, viêc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đạt kết quả tốt, chất lượng được nâng lên. Hệ thố ng giáo du ̣c đã và đang đươ ̣c từng bước cải thiê ̣n. Duy trì tốt phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS, phổ cập giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi. Duy trì các lớp nội trú dân nuôi, các lớp bổ túc THCS ở vùng bãi ngang, xã khó khăn. Thực hiện kiên cố hóa trường học từ cấp Mầm non đến THCS thuộc Chương trình XDNTM (thuộc 11 xã) được đầu tư xây dựng, nâng cấp đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất trường học năm 2014 là 24/27 trường. Trong đó, số trường học đã đạt chuẩn quốc gia là 13/27 trường, cụ thể:

Số trường Mầm non được đầu tư xây dựng, nâng cấp đạt chuẩn về cơ sở vật chất là 10/11 trường. Đến nay, số trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia là 6/11 trường gồm: Hạ Long, Đông Xá, Quan Lạn, Minh Châu, Đài Xuyên, Ngọc Vừng.

Số trường Tiểu học được đầu tư xây dựng, nâng cấp đạt chuẩn về cơ sở vật chất là 05/5 trường. Đến nay, số trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia là 6/11 trường gồm: Hạ Long - 2 trường, Đông Xá, Đoàn Kết, Quan Lạn.

Số trường THCS được đầu tư xây dựng, nâng cấp đạt chuẩn về cơ sở vật chất là 03/04 trường. Đến nay, số trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia là 02/04 trường gồm: Hạ Long, Đông Xá.

Số trường PTCS (liên cấp I+II) được đầu tư xây dựng, nâng cấp đạt chuẩn về cơ sở vật chất là 05/7 trường (Đài Xuyên, Bình Dân, Thắng Lợi, Minh Châu,

Bản Sen). Đến nay, có 01/7 trường đạt chuẩn quốc gia (Thắng Lợi). f) Văn hoá - thông tin

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin tuyên truyền được duy trì với nhiều hình thức phong phú góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn huyện. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được triển khai sâu rộng đạt hiệu quả tích cực. Đến nay, 100% thôn khu có nhà văn hóa; 92,6% thôn khu phố đạt danh hiệu thôn khu văn hóa; phong trào thể dục, thể thao được duy trì và nhân rộng; mạng lưới truyề thông rộng khắp. Các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội được thông tin kịp thời đến nhân dân. Việc quản lý, bảo vệ, trùng tu, tôn tạo di tích, di sản văn hóa phi vật thể được tăng cường.

* Bưu chính - viễn thông, thông tin liên lạc

Toàn khu có 2 cơ sở bưu điện ở thị trấn Cái Rồng và xã đảo Quan Lạn, còn lại các xã đều có điện thoại và trạm dịch vụ điện thoại. Hoạt động mạng lưới đường thư an toàn, ổn định; các dịch vụ báo chí, điện thoại, internet tiếp tục được mở rộng.

Trong năm 2010 đã phát triển thêm trên 1.500 thuê bao internet nối mạng ADSL; 20.000 máy điện thoại cố định các loại, 6.000 máy điện thoại di động (thuê bao trả sau) của các hãng Mobiphone, Vinaphon, Viettel, EVN phon... Đến nay 100% (12/12) xã thị trấn được phủ sóng điện thoại không dây đảm bảo thông tin liên lạc được kịp thời. Bình quân 50 máy điện thoại/100 dân

g) Đánh giá về điều kiện kinh tế xã hội:

* Thuận lợi:

Vân Đồn là huyện có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng và thuận lợi cho phát triển kinh tế; Đặc biệt là thế mạnh về phát triển kinh tế biển, nhất là nghề nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái biển.

Khu kinh tế Vân Đồn được quy hoạch là một đầu mối giao thương và kinh tế quan trọng của vùng Đông Bắc Việt Nam. Trong tương lai, huyện Vân Đồn có nhiều cơ hội để đón nhận sự đầu tư và ứng dụng tựu thành tựu khoa học

kỹ thuật, có điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp và dịch vụ phục vụ đô thị. Có tiềm năng lớn về tài nguyên: Than đá, đá vôi, cát thủy tinh vật liệu xây dựng tạo ra địa bàn hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư.

* Khó khăn;

Nguồn lao động khá dồi dào nhưng lại chủ yếu sống dựa vào các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng hải sản là chính nên đã có những tác động bất lợi đến công tác quản lý bảo vệ rừng trong khu vực Vườn quốc gia như: một số đối tượng lợi dụng việc làm ăn trên các luồng lạch giao thông trong khu vực để xâm hại đến tài nguyên rừng.

Kết cấu hạ tầng đã được quan tâm đầu tư, song nhìn chung còn chưa kịp yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Đời sống văn hóa – xã hội mặc dù đã được chăm lo, cải thiện, song có mặt chưa tương xứng với phát triển kinh tế và nhu cầu của xã hội.

Phương tiện giao thông đi lại trên các đảo không thuận tiện cho việc đi lại còn phụ thuộc vào thời tiết, vần đề về công nghệ thông tin còn bị hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện vân đồn tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030​ (Trang 48 - 52)