Dân số, dân tộc và lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện vân đồn tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030​ (Trang 43 - 46)

a) Dân số, dân tộc:

Theo kết quả điều tra về dân số và nhà ở năm 2014 của Chi cục thống kê huyện Vân Đồn, toàn huyện có 45.003 người với 11.604 hộ dân. Tổng dân số toàn huyện được phân bố trên 12 đơn vị hành chính. Dân cư tập trung đông nhất tại 3 địa bàn: Thị trấn Cái Rồng với dân số là 9.056 người. Xã có số dân đông nhất là xã Đông Xá với dân số 10.021 người còn xã có số dân ít nhất là Ngọc Vừng với dân số 845 người.

Bảng 3.1. Dân số và mật độ dân số phân theo xã năm 2014

STT Tên xã, thị trấn Diện tích tự nhiên (km2) Dân số (người) Tổng số hộ Mật độ dân số (ng/km2) 1 TT Cái Rồng 3.65 9,056 2450 2481 2 Xã Đông Xá 16.07 10,021 2571 624 3 Xã Hạ Long 28.54 9,876 2485 346 4 Xã Vạn Yên 101.75 1,417 356 14 5 Xã Đoàn Kết 34.46 2,937 766 85 6 Xã Bình Dân 29.71 1,367 334 46 7 Xã Đài Xuyên 91.11 2,025 523 22 8 Xã Quan Lạn 67.63 3,849 911 57 9 Xã Minh Châu 51.41 1,044 265 20 10 Xã Ngọc Vừng 32.11 845 240 26 11 Xã Thắng Lợi 24.35 1,550 422 64 12 Xã Bản Sen 72.41 1,016 281 14 Toàn KKT 553.20 45,003 11604 71

Do sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, nên lao động trong nông nghiệp chủ yếu là nhàn rỗi và không có việc làm. Vì vậy muốn giảm tỷ lệ nghèo, tăng thu nhập của người lao động cần phải tạo công ăn việc làm bằng các nghề phụ khác. Nhìn chung dân số của huyện có xu hướng tăng. Để thấy được tình hình dân số và lao động của huyện trong 5 năm ta đi nghiên cứu bảng 3.2.

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Vân Đồn giai đoạn 2010 - 2014 Các chỉ tiêu ĐVT 2010 2012 2014 So sánh (%) 2012/ 2010 2014/ 2012 Bình quân I. Tổng số hộ Hộ 10,440 11,210 11,604 107.38 103.51 105.45 1. Số hộ nông nghiệp Hộ 8,358 8,817 9,154 105.49 103.82 104.66 2. Số hộ phi nông nghiệp Hộ 2,082 2,393 2,450 114.94 102.38 108.66 II. Tổng dân số Người 41,645 42,863 45,003 102.92 104.99 103.96 1. Dân số nông nghiệp Người 33,599 34,357 35,947 102.26 104.63 103.44 2. Dân số phi nông nghiệp Người 8,046 8,506 9,056 105.72 106.47 106.09 III. Tổng số lao động LĐ quy 20,964 20,645 21,432 98.48 103.81 101.15 1. Lao động nông nghiệp LĐ 16,478 16,065 16,651 97.49 103.65 100.57 2. Lao động phi nông nghiệp LĐ 4,486 4,580 4,781 102.10 104.39 103.24 Bình quân lao động / hộ LĐ/ hộ 2.01 1.84 1.85

Bình quân khẩu/ hộ Người/

hộ 3.99 3.82 3.88

Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên % 0.123 0.185 0.141

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Vân Đồn)

Vân Đồn là một huyện trung du với sản xuất nông nghiệp là phần lớn. Tính đến năm 2014 dân số nông nghiệp là 35.947 người chiếm 79,9% tổng dân số toàn huyện, nhân khẩu phi nông nghiệp chiếm 20.1% trong tổng dân số của toàn huyện, mức tăng dân số phi nông nghiệp bình quân qua 5 năm là 6,09%. Đây là dấu hiệu tốt cho việc phát triển dịch vụ, ngành nghề tiểu thủ

công nghiệp của huyện.

b. Lao động

Bên cạnh sự gia tăng dân số thì lao động trong huyện cũng có những biến động qua 5 năm. Năm 2010, lao động trên địa bàn huyện là 20.964 lao động, đến năm 2012 giảm xuống còn 20.645 lao động, giảm 1.52% so với năm 2010, đến năm 2014 số lao động lại tăng lên 21.432 lao động tăng 3,81% so với năm 2012. Trong đó lao động nông nghiệp chiếm phần lớn, nhưng tỷ trọng của nó trong cơ cấu lao động lại có xu hướng giảm. Năm 2010 là 78,60%, đến năm 2014 còn 77,69% trong tổng số lao động, song song với nó là số lao động phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong cơ cấu lao động nhưng có xu hướng tăng lên khá rõ rệt năm 2010 là 21,40% đến năm 2014 là 22,31% với mức tăng bình quân hàng năm là 3,24%/ năm. Như vậy nguồn lao động khá dồi dào đây là nguồn lực phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành nông nghiệp của huyện nói riêng.

Sự gia tăng dân số là sự gia tăng về tổng số hộ, nhưng mức tăng này không đáng kể, bình quân qua 5 năm tăng 5,45%/ năm. Trong đó hộ nông nghiệp tăng bình quân 4,66%/ năm. Hộ phi nông nghiệp tăng bình quân 8,66%. Trình độ dân trí trong huyện tuy không đồng đều nhưng nhìn chung ở mức khá cao, hơn nữa xã hội ngày càng phát triển cùng với sự đa dạng của các phương tiện thông tin đại chúng đã tác động tích cực đến người dân sản xuất nông nghiệp. Đây là điều kiện khá thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất nhằm từng bước phát triển kinh tế, tạo bước vững chắc cho việc phát triển nông nghiệp trong thời kỳ tới dựa trên tiềm lực sẵn có của địa phương để phát triển một nền nông nghiệp bền vững.

Như vậy, qua tình hình dân số và lao động của huyện Vân Đồn ta thấy lực lượng lao động tập trung vào sản xuất nông nghiệp và sản xuất công

nghiệp. Một bộ phận nhỏ làm các ngành, nghề khác. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

* Cơ cấu dân số và dân tộc

Dân số sinh sống trong Khu kinh tế gồm 7 nhóm dân tộc khác nhau sinh sống như: Kinh, Sán Dìu, Hoa, Dao, Tày, Mường, Cao Lan. Trong đó chiếm đa số là người Kinh 84,74% tổng dân số và người Sán Dìu 12,95%. Cơ cấu dân số phân theo giới tính là 19.814 nam, chiếm 50,31% và nữ là 19.570 người, chiếm 49,69% so với tổng số. Tỷ lệ dân số theo giới tính là 0,99:1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện vân đồn tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030​ (Trang 43 - 46)