Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện vân đồn tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030​ (Trang 36 - 43)

a) Tài nguyên nước

- Nước mặt: Do địa hình bị chia cắt phức tạp, gồm nhiều các đảo nhỏ nên sông, suối phân bố ở Vân Đồn rất ít, dòng chảy nhỏ, tiết diện hẹp, khả năng lưu trữ nước kém. Toàn huyện chỉ có sông Voi Lớn và 3 con suối chảy trên các xã ven bờ, các đảo chỉ có những khe nước nhỏ từ trên đỉnh đồi, đỉnh núi chảy xuống. Toàn huyện có khoảng 200 ha diện tích nước ngọt bị nhiễm mặn nhẹ trong các hồ, ao, đầm có vai trò cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho nông nghiệp và một phần cho nuôi trồng thuỷ sản. Tài nguyên nước mặt của Vân Đồn rất ít là một khó khăn cho nhu cầu nước ngọt để cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

trữ lượng khoảng 6.130 m3/ngày, có nơi đào khoảng 3 - 4 m đã đến mạch nước ngầm. Hiện tại cũng như tương lai, nước ngầm là nguồn nước sạch chủ yếu cho sản xuất cũng như sinh hoạt của nhân dân toàn huyện. Chất lượng nước nhìn chung đa số là nước nhiễm mặn, phải qua xử lý mới có thể đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt, đáng chú ý là nguồn nước ngọt ở các đảo có thể bị nhiễm mặn. Tại Vân Đồn nguồn nước ngầm bị ảnh hưởng lớn bởi thuỷ triều, mức độ nhiễm mặn bị thay đổi theo mùa và chu kỳ của thuỷ triều, đặc biệt là vào mùa cạn khi thuỷ triều xâm nhập sâu vào đất liền gây ảnh hưởng đến mạch nước ngầm.

b) Tài nguyên động, thực vật rừng:

- Tài Nguyên thực vật rừng: Rừng trên địa bàn huyện là rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. Một đặc điểm nổi bật là cây phân cành sớm và chiều cao thấp. Căn cứ vào cấu trúc tổ thành loài cũng như cấu trúc tầng thứ có thể chia làm 3 kiểu chính:

+ Rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới thứ sinh: Đây là kiểu rừng chiếm diện tích lớn nhất. Rừng bị khai thác quá mức và mới được phục hồi trở lại sau 10 năm gần đây, rừng phân tầng không rõ rệt, tầng tán bị gián đoạn, nhấp nhô theo sự sinh trường của các loài. Các kiểu trạng thái rừng như: Rừng trung bình, rừng nghèo, rừng phục hồi , rừng hỗ giao và rừng trồng. Rừng thứ sinh trên đảo có đường kính trung bình từ 8- 24 cm, chiều cao 8-12 m trữ lượng đạt 27-74m3/ha, mật độ 500-700 cây/ha. Thành phần loài khá phong phú: Ba bét cuống lông (Mallolus hookeriunus (Seem) Muell.Arg); Bách bệnh (Eurycoma logifoliaW,Jack) Thổ mật gai (Bridelia monoica) Sồi núi (Lithocarpus comeus Rehd); Sồi núi (Lithocarpus silvicolarum Chun) Sao hòn gai (Hopea chinensis Hand – Mazz) Lọng bàng (Dillenia tusbinata Fin.et Gagnep). Mật độ tái sinh rừng đạt 2.400 - 2.600 cây/ha, với khoảng 60-70% cây tái sinh có chiều cao >1,5m, cây con tăng trường nhanh ít sâu bệnh.

+ Kiểu trạng cỏ cây bụi cỏ tranh chiếm ưu thế và nguồn gốc kiểu rừng này là do nương dẫy cũ bỏ hoang, diện tích ít phân bố trên các đảo. Loài thực vật chủ yếu là Sim, mua, lau lách, chè vè.. Thảm này cần được phục hồi bằng các biện pháp trồng mới trên các trạng thái (IA, IB, IC).

+ Kiểu rừng ngập nặm: Kiểu rừng này có diện tích nhỏ, phân bố ở phía Tây các đảo, trong các thung áng, cây có đường kính nhỏ, trữ lượng không đáng kể, ít bị khai thác. Các loại cây chủ yếu như: Cóc, Giá, Sú, Trang, vẹt ở thung áng Cái Đé có 2 loài Trang, vẹt tái sinh tốt trên đất bùn tạo thành quần thể rừng ngập nặm phong phú.

Thành phần loài: Vân Đồn có hệ thực vật khá phong phú và đa dạng. Hệ thực vật bao gồm 780 loài, 468 chi, 135 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch trong đó ngành Mộc Lan chiếm đa số với 729 loài, 438chi, 114 họ; Ngành Dương Sỉ với 16 họ, 24 chi, 45 loài; hai ngành ít loài nhất là Lá Thông có 3 họ, 4 chi, 4 loài. Trong 780 loài thực vật được thống kê có 30 loài có trong sách đỏ Việt Nam (năm 2007).

Tài Nguyên động vật: Thành phần động vật hoang rã trong phạm vi Vườn quốc gia: Lớp thú có 24 loài 13 họ, 6 bộ; Lớp chim có 71 loài thuộc 28 họ, 9 bộ; Lớp lưỡng cư có 15 loài thuộc 1 họ 1 bộ; Lớp Bò sát có 33 loài thuộc 12 họ, 2 bộ; Côn trùng bộ cánh phấn có 120 loài, thuộc 8 họ.

Trong số 106 loài động thực vật phân bố trong Vườn quốc gia được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và Thế giới.

c) Về tài nguyên biển:

Do địa hình bị chia cắt phức tạp, gồm nhiều các đảo nhỏ nên sông, suối phân bố trong khu vực rất ít, dòng chảy nhỏ, tiết diện hẹp, khả năng lưu trữ nước kém. Toàn huyện chỉ có sông Voi Lớn và 3 con suối chảy trên địa bàn các xã ven bờ, các xã đảo chỉ có những khe nước nhỏ từ trên các đỉnh đồi, đỉnh núi chảy xuống. Toàn huyện có khoảng 200 ha diện tích nước ngọt bị

nhiễm mặn nhẹ trong các hồ, ao, đầm có vai trò cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp và một phần cho nuôi trồng thủy sản. Vì thế, tiềm năng nuôi thủy sản nước ngọt của huyện Vân Đồn rất nhỏ, chỉ có thể phát triển theo hình thức nuôi ở các hồ, ao xen đất thổ cư...

Nguồn lợi thủy sản nước mặn, lợ

Vùng biển huyện Vân Đồn đa dạng về địa hình, chất đáy; đa dạng về các giống loài hải sản. Theo số liệu điều tra của viện nghiên cứu hải sản Hải Phòng năm (1998 -1999), trên vùng biển Quảng Ninh có 173 loài hải sản chiếm 25,3%, thuộc 117 giống trong 73 họ chiếm 51% so với tiềm năng nguồn lợi hải sản có trong vịnh Bắc Bộ; trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như: Cá Thu, Nhụ, Song, Gáy, Nọi, Hồng, Mực ống, Mực nang, tôm các loại, Sá sùng, Hải sâm, Bào ngư, Cầu Gai (Cá ghim)… Trữ lượng cho phép khai thác ước tính khoảng 82.000 tấn; trong đó trữ lượng khai thác xa bờ là 44.000 tấn, khai thác gần bờ là 38.000 tấn. Đối với vùng biển huyện Vân Đồn nằm trong vùng biển Quảng Ninh, nên hầu hết các giống loài Hải sản đều có đầy đủ thành phần giống loài như ở vùng biển Quảng Ninh; Đặc biệt trữ lượng nguồn lợi Sá sùng ở vùng bãi triều xã Minh Châu, Quan Lạn, Đông Xá nhiều hơn ở các vùng biển địa phương khác của Quảng Ninh; ước tính trữ lượng cho phép khai thác (hoặc có khả năng khai thác) hàng năm khoảng trên 100 tấn tươi.

Nhóm cá đáy và gần đáy, thường xuyên cư trú, sinh sản, sinh trưởng tại các rạn san hô, rạn cồn đá, quanh chân các núi đá vùng ven khơi, ven bờ như: cá Song, Hồng, Tráp, Mối, phèn, dò, mó, khế, thác, gáy… Và xuất hiện quanh năm, nhưng tập trung vào các tháng 2, 3, 4, 5, 6… trên các ngư trường vùng biển huyện Vân Đồn, Bái Tử Long, vịnh Hạ Long… Đặc biệt đối với giống cá song, hồng, dò… hàng năm ngư dân đã dùng các loại ngư cụ khai thác như; lưới rê, lờ, bóng, lồng, lưới chắn… để khai thác hàng triệu con giống cá song

nhỏ để phục vụ cho ngư dân phát triển nuôi cá biển bằng lồng bè.

Nhuyễn thể có vỏ: Vùng biển Quảng Ninh với những bãi triều tự nhiên, ngư trường có chất đáy đa dạng: cát, cát bùn, bùn cát, sỏi nhỏ, san hô, bãi đá ngầm… những núi đá, rừng ngập mặn là nơi sinh trưởng và phát triển của rất nhiều loài nhuyễn thể:

Nhuyễn thể 2 mảnh vỏ: Nhuyễn thể hai mảnh vỏ là nhóm loài đang cho khả năng khai thác lớn nhất trong số các loài nhuyễn thể có vỏ ở Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng bãi triều. Đây là các loài có giá trị dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon, nhu cầu tiêu thụ lớn trong và ngoài nước, nhiều đối tượng đã trở thành hàng hoá có giá trị kinh tế cao.

Một số loài nhuyễn thể hay gặp ở khu vực như: nhóm sò (sò Lông, sò Nâu, sò Huyết), ngao, nghêu, ngó, ngán, vọp, tu hài, trai, điệp, vẹm, hầu, hà…

Nhuyễn thể chân vỏ có bụng: Động vật thân mềm chân bụng có vỏ chủ yếu là các loài ốc biển và bào ngư. Đa số có giá trị kinh tế cao, vỏ được sử dụng làm đồ mỹ nghệ có giá trị. Một số loài có giá trị thực phẩm được khai thác, sử dụng thường ngày và là những đối tượng xuất khẩu có giá trị cao. Đặc biệt bào ngư là một loại hải sản có vị ngon và có giá trị dinh dưỡng rất cao. Vỏ bào ngư là một vị thuốc còn gọi là thạch quyết minh (đá làm sáng mắt).

Một số hải sản khác: Đặc biệt ở vùng biển Quảng Ninh có loài Sá sùng, là một loài thuộc họ Sâu đất. Sá sùng là loài sinh vật đặc hữu trong hệ sinh thái vùng triều, chúng phân bố dọc theo vùng ven biển từ Minh Châu – Quan Lạn; Đầm Hà, ven biển Hải Hà, Móng Cái đến giáp biên giới với Trung Quốc. Sá sùng Vân Đồn là loài đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, được sử dụng làm thức ăn tươi hoặc sấy khô. Nguồn lợi này đang đứng trước nguy cơ bị suy giảm nghiêm trọng do sự khai thác quá mức bởi nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường tiêu thụ. Ngoài Sá sùng, ngày nay có một số loài sinh vật biển đã và đang trở thành các loài hải sản giá trị không chỉ về mặt khoa học mà

còn cả về kinh tế như hải sâm, cầu gai, sao biển, cỏ biển, rong biển d) Tài nguyên du lịch, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa.

Thiên nhiên đã ưu đãi, ban tặng cho huyện đảo Vân Đồn nhiều tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn, những bãi biển trong xanh, bãi cát thoải ven đảo tạo nên các bãi tắm lý tưởng, vườn quốc gia với tài nguyên động thực vật đa dạng và phong phú và cùng với đó là rất nhiều di tích lịch sử, văn hoá gắn liền với sự hình thành và phát triển của cộng đồng dân cư... Đây chính là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng để Vân Đồn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng thu hút khách tham quan...

Cùng với cơ sở hạ tầng giao thông, từ 2010 đến nay đã có rất nhiều các dự án trong lĩnh vực du lịch được triển khai và đưa vào khai thác hoạt động kinh doanh, như: Công ty Du lịch Mai Quyền, Công ty CP Vân Hải Viglacera, Công ty CP Trái tim Việt v.v. đã làm thay đổi diện mạo kinh tế du lịch trên địa bàn huyện. Hiện nay Vân Đồn có khoảng 100 cơ sở lưu trú, với gần 1.300 phòng, trong đó số phòng tại các xã đảo chiếm khoảng 48%. Tuy nhiên, số khách sạn đạt chất lượng cao từ 3 sao trở lên ở Vân Đồn chưa có, các cơ sở lưu trú phần lớn chỉ đạt tiêu chuẩn đón khách bình dân, cao nhất là 2 sao. Ở Vân Đồn, yếu tố mùa vụ du lịch khá rõ, chia làm 2 mùa, khách đến Vân Đồn chủ yếu tập trung vào mùa hè và thường vào dịp cuối tuần. Vào các thời điểm khác trong năm, khách chủ yếu chỉ tập trung ở một vài điểm di tích lịch sử văn hoá như: Chùa Cái Bầu, đền Cặp Tiên...

Những năm gần đây, lượng khách du lịch đến với Vân Đồn liên tục tăng. Chỉ tính riêng trong năm 2013, tổng lượng khách đến địa bàn huyện đạt 526.500 lượt người, trong đó khách quốc tế ước đạt 12.075 lượt người, tăng 38% so với năm 2012. Điều này cho thấy, ngành Du lịch Vân Đồn đã từng bước khẳng định vai trò, vị trí trong nền kinh tế của huyện, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên,

bên cạnh đó cũng phải thừa nhận rằng, hạ tầng phục vụ du lịch ở Vân Đồn vẫn còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Điều đáng nói là sản phẩm du lịch chưa có nét độc đáo còn mang tính thời vụ; công tác quản lý nhà nước cần được quan tâm đúng mức, lực lượng lao động chưa được đào tạo bài bản, thiếu tính chuyên nghiệp... Những hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của du lịch Vân Đồn mà địa phương cần phải khắc phục trong thời gian tới.

Tóm lại: Vân Đồn là huyện có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng và thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và đã được Chính phủ, UBND tỉnh xác định là cửa gõ giao thương quốc tế, là trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao, trung tâm hàng không dịch vu cao cấp.

Là huyện Miền núi biên giới hải đảo, có khí hậu đất đai da dạng để phát triển công nghiệp hiện đại toàn diện. Đặc biệt thế mạnh về phát triển kinh tế biển, nhất là nghề nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch sinh thái.Có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế.

Khó khăn: Địa hình chia cắt phức tạp gây khó khăn cho công tác quản lý rừng và thực hiện các cơ sở hạ tầng, sông suối ngắn và dốc dẫn đến đất đai bị xói mòn, rửa trôi, bạc mầu.

Một số hộ dân sống canh tác, làm nhà xen kẽ vào diện tích rừng (đặc biệt là trong rừng vườn quốc gia Bái Tử Long) nên khó khăn cho việc quản lý bảo vệ rừng.

Vấn đề ô nhiễm môi trường do nạn khai thác tham xâm lấn rừng đã ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện vân đồn tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030​ (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)