năm 2020:
Kế hoạch BV&PTR phù hợp với phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, anh ninh, chiến lược phát triển lâm nghiệp, kế hoạch sử dụng đất của huyện.
Kế hoạch BV&PTR phải đảm bảo khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, có hiệu quả tài nguyên rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, đồng thời bản đảm xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển khu khu kinh tế Vân Đồn.
Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, bảo đảm khả năng tái tạo và sử dụng rừng một cách có hiệu quả. Coi trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp, ngành và cho mọi người dân.
Sử dụng hợp lý rừng và đất lâm nghiệp, thực hiện khai thác đến đâu trồng lại rừng đến đó không để tình trạng đất trống đồi núi trọc. Giải quyết dứt điểm tình trạng xâm lấn, tranh chấp đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện.
3.2.2 Phân tích và xác định các chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016- 2020.
3.2.2.1 Phát triển rừng
a. Khoanh nuôi
- Đối tượng: Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên phục hồi rừng nhằm bảo vệ diện tích đất trống có cây gỗ tái sinh, nhằm nâng dần độ che phủ cũng như chất lượng rừng, phục hồi lại rừng đã bị suy thoái trở về rừng tự nhiên.
- Trạng thái rừng khoanh nuôi là đất trống Ic, có mật độ cây tái sinh có triển vọng (H>1m) trên 1000 cây/ha.
Bảng 3.8: Khối lượng rừng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên
rừng giai đoạn 2016-2020 như sau:
TT Hạng mục ĐVT
Phân theo giai kế hoạch năm Tổng
diện tích 2016 2017 2018 2019 2020 1 Rừng đặc dụng Lượt/ha 225 45 45 45 45 45 2 Rừng phòng hộ Lượt/ha 1920 384 384 384 384 385
Tổng : Lượt/ha 2.146 429 429 429 429 430 - Biện pháp kỹ thuật: Thực hiện theo Quy phạm phục hồi rừng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên ( QPN 21-98) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tổ chức thực hiện:
+ Thiết kế, lập hồ sơ giao khoán cho các đối tượng đủ điều kiện thực hiện; + Tổ chức tập huấn, phổ biến kỹ thuật bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng và trang bị các thiết bị cần thiết cho lực lượng chuyên trách, hoặc lực lượng phối kết hợp khi cần thiết;
Tuyên truyền giáo dục về lợi ích to lớn của công tác khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và trách nhiệm của cộng đồng đối với khoanh nuôi tái sinh rừng đặc dụng, rừng phòng hộ;
Kết thức niên hạn (sau 5-7 năm) khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên phải đánh giá để tiếp tục chuyển những diện tích rừng đã đủ điều kiện sang quản lý bảo vệ và thực hiện đề xuất cải tạo rừng tự nhiên đối với diện tích khoanh nuôi không thành rừng.
b. Trồng rừng.
Bao gồm trồng rừng mới, trồng lại rừng sau khai thác .
* Đối tượng: Đất trồng rừng: Trồng rừng mới trên đối tượng đất trống trảng cỏ, cây bụi ( Ia+ Ib) quy hoạch cho rừng phòng hộ, đặc dụng, sản xuất và một
phần đất Ic quy hoạch cho rừng sản xuất nhưng mật độ cây tái sinh có triển vọng không đảm bảo theo quy định; Đất bãi triều cao đủ điều kiện trồng rừng ngập mặn (Trong Vườn Quốc gia Bái Tử long, chỉ thực hiện trồng rừng trong phân khu phục hồi sinh thái và phân khu dịch vụ hành chính).
Trồng rừng trên đất sau khai thác;
- Tập đoàn cây trồng: Trên địa bàn huyện Vân Đồn, tập đoàn cây trồng chủ yếu xác định như sau:
+ Cây Thông nhựa chân vịt Quảng Ninh đã được trồng có hiệu quả tại khu vực Mộc Bài cho năng suất, chất lượng nhựa cao, là nguồn thu nhập chính cho công nhân đội Mộc Bài Công ty TNHH 1TV LN Vân Đồn
+ Cây Keo tai tượng, sinh trưởng khá tốt, tuy nhiên do nguồn giống sử dụng cho trồng rừng chủ yếu là từ hạt nên rừng phân hóa mạnh, tỷ lệ cây còi cọc sinh trưởng kém tương đối nhiều, nếu sử dụng để trồng rừng kinh doanh gỗ lớn sẽ không đảm bảo.
+ Cây lâm sản ngoài gỗ khác; cây dược liệu như: Ba kích, lá khôi, Hà thủ ô, củ mài, thiên niên kiện, bách bệnh, sâm đất, nghệ, nấm linh chi...đang được chọn lựa để trồng dưới tán rừng; Cây lấy quả, làm thực phẩm như: Thanh mai, tre mai, tre bát độ, lục trúc...
Đối với rừng đặc dụng: việc xác định loài cây trồng phải tuân thủ nguyên tắc về bảo tồn tránh bố trí tuỳ tiện làm phá vỡ mối quan hệ bảo tồn riêng có của rừng đặc dụng.Trồng rừng trong Vườn quốc gia Bái Tử Long nhằm tăng tính đa dạng loài bảo tồn của Vườn quốc gia, đặc biệt các loài quý hiếm, nâng cao độ che phủ của rừng thông qua trồng và phát triển các loài cây bản địa, một số loài đại diện cho hệ thực vật vùng Đông Bắc góp phần hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái.
* Khối lượng: Tổng diện tích trồng rừng 9.017 ha:
Bảng 3.9: Khối lượng trồng rừng giai đoạn 2016 - 2020 được tổng hợp theo bảng sau:
TT Hạng mục Đơn vị
Phân theo kế hoạch năm
Tổng 2016 2017 2018 2019 2020 Trồng rừng ha 9.017 1.803 1.803 1.803 1.803 1.803 - Trồng mới ha 1.057 211 211 211 211 213 - Sau khai thác ha 7.960 1.592 1.592 1.592 1.592 1.592 1 Rừng đặc dụng ha 45 9 9 9 9 9 - Rừng trên cạn ha 10 2 2 2 2 2 - Rừng ngập mặn ha 35 7 7 7 7 7 2 Rừng phòng hộ ha 285 57 57 57 57 57 - Rừng trên cạn ha 85 17 17 17 17 17 - Rừng ngập mặn ha 200 40 40 40 40 40 3 Rừng sản xuất ha 8.678 1.737 1.737 1.737 1.737 1.737 - Rừng trên cạn trồng mới ha 725 145 145 145 145 147 - Rừng trên cạn trồng lại sau khai thác
ha 7.960 1.592 1.592 1.592 1.592 1.592
Qua số liệu trên cho thấy cơ bản diện tích trên cạn đã trồng rừng cơ bản hết, nhiệm vụ trồng rừng mới giai đoạn này chủ yếu tập trung trồng rừng ngập mặn (đối với rừng đặc dụng và rừng phòng hộ); Diện tích rừng sản xuất trên cạn đối với trồng mới ít, cơ bản là trồng lại sau khai thác.
Đối trồng rừng sản xuất phát triển chủ yếu theo hướng thâm canh, coi trọng năng suất và chất lượng; kết hợp sản xuất nông, lâm nghiệp, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, ưu tiên phát triển theo quy hoạch các vùng nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến, cây gỗ nhỏ mọc nhanh, khuyến khích gây trồng các loài cây đa mục đích và lâm sản ngoài gỗ.
Tập trung cải thiện nhanh chóng giống và năng suất rừng trồng, thông qua áp dụng công nghệ sinh học hiện đại và kỹ thuật thâm canh rừng. Khuyến khích tất cả thành phần kinh tế đầu tư phát triển rừng, xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung có quy mô, nhằm bảo đảm nguyên liệu cho chế biến và tăng hiệu quả sử dụng đất.
Trồng cây thuốc trên diện tích trồng rừng cây bản địa, khu rừng nghiên cứu khoa học và vườn sưu tập thực vật, trang trại, hộ gia đình.
Trồng cây phân tán nhằm giải quyết các nhu cầu về môi trường, cảnh quan, đồ gia dụng và cung cấp một phần gỗ nguyên liệu cho các làng nghề, tiến hành trồng cây phân tán trên các diện tích vườn hộ gia đình, đất công cộng, công sở, trường học, các khu công nghiệp, đất xen kẽ khu dân cư, đường giao thông nông thôn, kênh, mương...
c. Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt
* Khối lượng: Tổng diện tích rừng nghèo kiệt dự kiến đưa vào cải tạo là 726,6 ha (thực hiện trên đối tượng rừng sản xuất thuộc phạm vi quản lý của Công ty TNHH 1 thành viên Lâm nghiệp Vân Đồn là chính).
* Biện pháp kỹ thuật: Theo quy định của Thông tư 23
Tiến hành chặt hạ loại bỏ các loại cây gỗ tạp không có giá trị kinh tế, giữ lại các loài cây gỗ lớn, cây tái sinh có mục đích. Trồng bổ sung các loài cây bản địa có giá trị kinh tế cao để nâng cao chất lượng rừng; những lô rừng trữ lượng thấp < 35 m3 , mật độ cây tái sinh < 1000 cây /ha trồng lại.
* Tổ chức thực hiện: Chủ rừng xây dựng phương án cải tạo rừng trình cấp thẩm quyền phê duyệt trước khi tiến hành cải tạo rừng.
Thực hiện triển khai theo quy định hiện hành. Hạt Kiểm lâm giám sát quá trình thực hiện đúng phương án đã được phê duyệt.
d. Làm giầu rừng:
Làm giàu rừng là tận dụng sự hỗ trợ của nền rừng cũ đối với cây trồng để xây dựng rừng với cây trồng làm giàu chiếm ưu thế, hỗn loại với cây sẵn có trong rừng tự nhiên.
* Đối tượng: Trên đối tượng rừng tự nhiên chưa có trữ lượng và đất trống có cây gỗ tái sinh, nhưng mật độ cây tái sinh có mục đích thưa và có khoảng trống lớn.
Bảng 3.10: Khối lượng làm giàu rừng giai đoạn 2016 - 2020
Hạng mục Đơn vị
Phân theo kế hoạch năm Tổng
diện
tích 2016 2017 2018 2019 2020 Làm giàu rừng ha 33,5 7 7 7 7 5.5
( Vườn Quốc gia Bái Tử Long)
* Biện pháp kỹ thuật: Phát luỗng dây leo, cây bụi chèn ép cây tái sinh; Điều chỉnh mật độ cây tái sinh; Trồng bổ sung một số loài cây bản địa có trong tổ thành cây hiện tại.
3.2.2.2 Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ
Khai thác rừng tự nhiên trên địa bàn huyện Vân Đồn đã tạm dừng từ năm 2000 trở lại đây; Việc khai thác gỗ tận dụng trong rừng phòng hộ thực hiện theo Điều 32 của Quyết định 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy chế quản lý rừng và Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy định quy chế quản lý khai thác rừng.
Khai thác rừng trồng: Diện tích tập trung chủ yếu ở rừng sản xuất, có trữ lượng chiếm 84,2% diện tích rừng trồng toàn huyện; Cụ thể như sau:
* Đối tượng: là diện tích rừng trồng đến tuổi thành thục công nghệ thuộc phạm vi rừng sản xuất. Khai thác nhựa thông trên đối tượng rừng đạt 20
tuổi trở lên, đường kính D1.3> 20cm.
* Sản lượng khai thác: Dự kiến diện tích khai thác 7.500 – 8.500 ha trong khu vực sản xuất, Trữ lượng bình quân 75 - 85m3/ha; Tổng sản lượng khai thác rừng trồng đến năm 2020 ước tính trên dưới 4800.000 m3.
- Khai thác nhựa thông ước tính: 2.000 - 2.200 tấn .
Bảng 3.11: Dự kiến sản lượng gỗ khai thác theo các giai đoạn
Hạng mục Khối lượng 2016 2017 2018 2019 2020 Diện tích (ha) 7.960 1.592 1.592 1.592 1.592 1.592 Trữ lượng (M3) 398.000 79.000 79.000 79.000 79.000 79.000 Gỗ (60%) 235.000 47.000 47.000 47.000 47.000 47.000 Củi (15%) 55.000 11.000 11.000 11.000 11.000 11.000 Nhựa thông (tấn) 1.057 211 211 211 211 213 Sản lượng gỗ khai thác giai đoạn 2016 - 2020 đạt: 398.000 m3 và 1057 tấn nhựa thông.
* Biện pháp kỹ thuật: Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ phải tuân thủ quy định hiện hành.
3.2.2.3 Bảo vệ rừng;
* Đối tượng rừng bảo vệ: Bao gồm toàn bộ rừng tự nhiên hiện có thuộc đối tượng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng tự nhiên không thuộc đối tượng cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt; rừng trồng hiện có, rừng trồng đã hết thời gian chăm sóc theo quy định.
* Khối lượng: Tổng diện tích bảo vệ rừng giai đoạn 2015 - 2020: 167.299 ha.
Bảng 3.12: Kế hoạch bảo vệ rừng giai đoạn 2016 - 2020
Đơn vị tính: Ha
T
T Hạng mục Đơn vị Tổng Phân theo tiến độ
2016 2017 2018 2019 2020 A Bảo vệ rừng Lượt / ha 167.299 33.459 33.459 33.459 33.459 33.459 1 Rừng ĐD Lượt / ha 26.750 5.350 5.350 5.350 5.350 5.350 Rừng TN Lượt / ha 25.670 5.134 5.134 5.134 5.134 5.134 Rừng trồng Lượt / ha 1080 216 216 216 216 216 2 Rừng PH Lượt / ha 41.505 8.301 8.301 8.301 8.301 8.301 Rừng TN Lượt / ha 27.226 5.445 5.445 5.445 5.445 5.445 Rừng trồng Lượt / ha 14.280 2.856 2.856 2.856 2.856 2.856 3 Rừng Sxuất Lượt / ha 99.044 18.550,5 18.550,5 18.550,5 18.550,5 18.550,5 Rừng TN Lượt / ha 40.215 8.043 8.043 8.043 8.043 8.043 Rừng trồng Lượt / ha 58.829 11.766 11.766 11.766 11.766 11.766
* Biện pháp quản lý bảo vệ rừng :
- Thiết kế, xác định diện tích chất lượng đến từng lô rừng, lập hồ sơ quản lý bảo vệ;
- Đóng mốc bảng, niêm yết nội quy bảo vệ rừng trên đường đi lối lại, gần khu dân cư.
+ Xây dựng biển báo cháy rừng: (05 cái). Được đặt tại xã Hạ Long, Minh Châu, Vạn Yên. Quy cách bảng theo quy định hiện hành
- Thường xuyên tuần tra canh gác, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tác động tiêu cực tới rừng.
- Coi trọng công tác phòng chống cháy rừng, xây dựng đường ranh cản lửa trên các khu rừng trồng thông tập trung. Dự báo và phòng trừ sâu bệnh hại.
- Tuyên truyền và vận động nhân dân tham gia quản lý bảo vệ rừng, xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng; kịp thời khen thưởng những tổ chức, cá nhân làm tốt công tác bảo vệ rừng.
* Tổ chức thực hiện:
- Kiện toàn tổ chức lực lượng chuyên trách, các phòng nghiệp vụ, các cấp chính quyền địa phương thôn, bản và chủ rừng; Phân công nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm cho từng cơ quan, đơn vị, tổ chức để thực hiện sự phối kết hợp hiệu quả trong công tác quản lý bảo vệ rừng;
-Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật; Mua sắm trang thiết bị, phương tiện cho công tác quản lý bảo vệ của lực lượng chuyên trách;
- Đối với đối tượng rừng được hưởng đầu tư từ ngân sách: Lập kế hoạch bảo vệ rừng hàng năm, giao khoán cho các đối tượng bảo vệ, thực hiện kiểm tra, đôn đốc nghiệm thu theo quy đinh. Với diện tích nhỏ lẻ thuộc quản lý của địa phương tiến hành xây dựng giao khoán cho cộng đồng thôn bản, cá nhân, hộ gia đình có đủ điều kiện để thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Đối với rừng sản xuất của các công ty, doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình tự xây dựng phương án quản lý bảo vệ rừng trong phạm vi được giao rừng quản lý
3.2.2.4 Xây dựng cơ sở hạ tầng
a, Xây dựng vườn ươm:
Thực hiện nghiêm pháp lệnh giống cây trồng số: 15/2004/PL - UBTVQH ngày 24/3/2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và quản lý chặt chẽ nguồn gốc, xuất xứ cây trồng theo quy định tại Quyết định số 89/2005/QĐ- BNN ngày 29/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Chất lượng cây giống và chủ động cung ứng cây giống đúng thời vụ có tính chất quyết định hàng đầu tới chất lượng rừng trồng.
Hệ thống vườn ươm: xuất phát từ nhu cầu cây giống phục vụ trồng rừng bình quân 1 năm toàn huyện sử dụng khoảng 2-3 triệu cây giống phục vụ trồng rừng sản xuất; Hiện tại dự án 661 đã hỗ trợ đầu tư xây dựng 01 vườn ươm, có công suất sản xuất khoảng 500.000 cây giống các loại/năm tại Công ty THHH
1TV lâm nghiệp Vân Đồn.
Trong giai đoạn 2015 - 2020 cần xây dựng thêm 2 vườn ươm, trong đó:
+ 01 vườn ươm cố định diện tích khoảng 2 ha đặt tại xã thôn Xuyên Hùng Đài Xuyên thuộc quản lý của Công ty THHH 1TV lâm nghiệp Vân Đồn với trang thiết bị tiên tiến để sản xuất cây giống chất lượng cao theo công nghệ gieo ươm mới với công suất sản xuất 1,2 - 1,5 triệu cây giống trồng rừng /năm và 150.000 - 200.000 cây giống phục vụ trồng cây phân tán trong huyện và cây lục hoá cho Khu Kinh tế Vân Đồn ;
+ 01 vườn ươm có công suất khoảng 300.000 - 500.000 cây/năm đặt tại xã Quan Lạn hoặc Ngọc Vừng (có thể do doanh nghiệp ngoài quốc doanh quản lý) để phục vụ trồng rừng sản xuất tại các xã đảo xa, có nhiều diện tích trồng rừng như: Quan Lan, Ngọc Vừng, Bản Sen, Thắng Lợi nhằm hạn chế phải vận chuyển cây trồng rừng với một lượng lớn từ đất liền ra đảo.
+ Ngoài ra nâng cấp các vườn ươm hiện có và các vườn ươm tạm thời ngập