Giải pháp về giao đất, giao khoán rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện vân đồn tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030​ (Trang 102 - 103)

Công tác giao đất lâm nghiệp phải gắn với giao vốn rừng. Tiếp tục rà soát lại quỹ đất lâm nghiệp, thu hồi diện tích đất đã được giao chưa đúng đối tượng và sử dụng không đúng mục đích, giao lại cho các thành phần kinh tế khác quản lý để bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật; Khuyến khích phát triển các vùng trồng nguyên liệu tập trung có diện tích đủ lớn, liền vùng, liền khoảnh bằng các hình thức: hộ gia đình và cá nhân cho thuê hoặc góp cổ phần bằng quyền sử dụng rừng và đất lâm nghiệp. Thực hiện quy chế quản lý rừng và hưởng lợi phù hợp với đặc điểm, tình hình tại địa phương và quy định của nhà nước

Những phát sinh biến động về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn các xã, thị trấn sau khi Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Vân Đồn đã được phê duyệt, sẽ cập nhật bổ sung tiếp vào Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030 cấp huyện.

3.3.6.3 Giải pháp khoa học công nghệ

Có chính sách khuyến khích ưu tiên đổi mới và ứng dụng công nghệ có tính đột phá như: Công nghệ sinh học trong lai ta ̣o và sản xuất giống cây lâm nghiệp chất lươ ̣ng và có giá tri ̣ về kinh tế, môi trường. Ưu tiên cho nâng cao năng suất, chất lượng rừng, phát triển giống cây lâm nghiệp phục vụ công tác chuyển hóa rừng gỗ lớn, tái trồng rừng sau khai thác trong Chương trình tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Xây dựng và nhân rộng mô hình quản lý rừng bền vững và phát triển dịch vụ môi trường rừng; gắn với việc cấp Chứng chỉ rừng bền vững, giúp cho sản phẩm chế biến từ gỗ và lâm sản tiếp cận với thị trường thế giới;

Tăng cường áp dụng công nghệ và thiết bị hiện đại trong chế biến lâm sản; Khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường, tiết kiệm nguyên liệu, sử dụng gỗ và vật liệu phế thải nông nghiệp trong chế biến lâm sản. Khuyến khích nghiên cứu, sử dụng các vật liệu mới thay thế gỗ, củi nhằm giảm sức ép vào rừng;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện vân đồn tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030​ (Trang 102 - 103)