Xây dựng cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện vân đồn tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030​ (Trang 76 - 79)

a, Xây dựng vườn ươm:

Thực hiện nghiêm pháp lệnh giống cây trồng số: 15/2004/PL - UBTVQH ngày 24/3/2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và quản lý chặt chẽ nguồn gốc, xuất xứ cây trồng theo quy định tại Quyết định số 89/2005/QĐ- BNN ngày 29/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Chất lượng cây giống và chủ động cung ứng cây giống đúng thời vụ có tính chất quyết định hàng đầu tới chất lượng rừng trồng.

Hệ thống vườn ươm: xuất phát từ nhu cầu cây giống phục vụ trồng rừng bình quân 1 năm toàn huyện sử dụng khoảng 2-3 triệu cây giống phục vụ trồng rừng sản xuất; Hiện tại dự án 661 đã hỗ trợ đầu tư xây dựng 01 vườn ươm, có công suất sản xuất khoảng 500.000 cây giống các loại/năm tại Công ty THHH

1TV lâm nghiệp Vân Đồn.

Trong giai đoạn 2015 - 2020 cần xây dựng thêm 2 vườn ươm, trong đó:

+ 01 vườn ươm cố định diện tích khoảng 2 ha đặt tại xã thôn Xuyên Hùng Đài Xuyên thuộc quản lý của Công ty THHH 1TV lâm nghiệp Vân Đồn với trang thiết bị tiên tiến để sản xuất cây giống chất lượng cao theo công nghệ gieo ươm mới với công suất sản xuất 1,2 - 1,5 triệu cây giống trồng rừng /năm và 150.000 - 200.000 cây giống phục vụ trồng cây phân tán trong huyện và cây lục hoá cho Khu Kinh tế Vân Đồn ;

+ 01 vườn ươm có công suất khoảng 300.000 - 500.000 cây/năm đặt tại xã Quan Lạn hoặc Ngọc Vừng (có thể do doanh nghiệp ngoài quốc doanh quản lý) để phục vụ trồng rừng sản xuất tại các xã đảo xa, có nhiều diện tích trồng rừng như: Quan Lan, Ngọc Vừng, Bản Sen, Thắng Lợi nhằm hạn chế phải vận chuyển cây trồng rừng với một lượng lớn từ đất liền ra đảo.

+ Ngoài ra nâng cấp các vườn ươm hiện có và các vườn ươm tạm thời ngập mặn tại các xã đảo có trồng rừng ngập mặn.

Về công nghệ sản xuất cây giống trồng rừng từ năm 2016 trở đi sẽ sử dụng công nghệ sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ, vỏ bầu tự hoại. Dùng máy móc tự động dần thay thế sản xuất thủ công từ khâu đóng bầu, gieo cấy đến chăm sóc cây con nhằm giảm nhẹ sự năng nhọc cho người trồng rừng và áp dụng cơ giới trong sản xuất, khắc phục ô nhiễm môi trường và tiết kiệm tài nguyên.

Đối với trồng rừng ngập mặn sẽ tận dụng các đầm nuôi trồng thuỷ sản không sử dụng nữa để bố trí vườn ươm nhỏ, tạm thời phục vụ trồng rừng tại chỗ tại các xã có diện tích trồng rừng ngập mặn như: Đài Xuyên, Vạn Yên và Minh châu.

b, Xây dựng Vườn sưu tập thực vật:

Trên cơ sở Vườn Quốc gia Bái Tử Long đã được đầu tư xây dựng 01 vườn sưu tập thực vật sẽ thực hiện nâng cấp và tăng diện tích lên khoảng 01ha để gieo ươm cây bản địa, lưu giữ nguồn gen phục vụ bảo tồn nguồn gen

quý, sản xuất cây thuốc, cây lâm sản ngoài gỗ phục vụ làm giàu rừng c, Đường lâm nghiệp:

Đối tượng: Các vùng trồng rừng mới tập trung chưa có đường vận xuất vận chuyển (theo định mức tại chương II điều 10, mục 2 quyết định 147/2007/QĐ – TTg). Các rừng tự nhiên, rừng trồng đã qua khai thác những năm trước đây thì sử dụng đường vận xuất vận chuyển đã có. Qua khảo sát cần cần mở đường mới ở các xã Đài Xuyên, Vạn Yên, Bản Sen, Thắng Lợi:

Khối lượng:

- Xây dựng đường lâm nghiệp mới: 50 km - Nâng cấp đường lâm nghiệp cũ: 56 km

Biện pháp kỹ thuật: Áp dụng tiêu chuẩn đường lâm nghiệp hiện hành. Đơn giá: 300 triệu đồng/km (QĐ 147/2007/QĐ – TTg).

d, Đường băng cản lửa:

Đối tượng các khu rừng có nguy cơ cháy cao như rừng trồng Thông cảnh quan (theo QĐ số 147 tại điều 10 mục 1a, là từ 15-20m ranh cản lửa/ha rừng có nguy cơ cháy cao)

Khối lượng: Xây dựng băng cản lửa: 50km

Biệp pháp kỹ thuật: Đường băng cản lửa được thiết kế để chia nhỏ các khu, khoảnh rừng trong khu vực rừng dễ cháy. Khi thiết kế tận dụng địa hình tự nhiên suối, khe, dông, đường mòn... và kết nối với hệ thống đường dân sinh hiện có nhằm phòng chống đám cháy lan đồng thời kết hợp với đường vận xuất.

Tiêu chuẩn đường băng cản lửa: Áp dụng tiêu chuẩn ngành (tiêu chuẩn 04 TCVN 89 – 2007). Đường có chiều rộng từ 8-12m và tùy theo chiều cao cây rừng, địa hình và khả năng tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện vân đồn tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030​ (Trang 76 - 79)