Phương pháp phân tích và sử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện vân đồn tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030​ (Trang 29)

Xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, soạn thảo trình bày bằng Microsoft Word.

Xây dựng bản đồ huyện Vân Đồn bằng phần mền Mapinfo: Bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

Phương pháp chuyên gia: Nhằm xây dựng các quan điểm, phương hướng mục tiêu phát triển lâm nghiệp huyện; các nội dung và giải pháp thực hiện QH.

Chương 3:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Cơ sở quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

3.1.1 Cơ sở pháp lý

a. Văn bản chính sách nhà nước liên quan đến quy BV&PTR

- Hiến pháp của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, trong đó có nêu: "Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài" [1].

- Luật đất đai năm 2003 quy định rõ 3 loại đất (đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp; đất chưa sử dụng) và 6 quyền sử dụng (Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hưởng thành quả lao động; kết quả đầu tư trên đất; hưởng các lợi ích của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp; Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp; Được nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình; Có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai) [14].

- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 phân định rõ 3 loại rừng (rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất) làm cơ sở cho quy hoạch lâm nghiệp [16].

- Quyết định số: 61/2005/QĐ-BNN, ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quản lý quy định về tiêu chí phân cấp rừng Phòng hộ [20].

- Quyết định số: 62/2005/QĐ-BNN, ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quản lý quy định về tiêu chí phân cấp rừng đặc dụng [21].

- Chỉ thị số: 38/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng.

- Quy chế quản lý rừng Ban hành kèm theo Quyết định số: 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc tổ chức quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, bao gồm diện tích có rừng và diện tích không có rừng đã được Nhà nước giao, cho thuê hoặc quy hoạch cho lâm nghiệp [24].

- Thông tư số: 05/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng [28].

- Công văn số 152/LN-QLR ngày 03/03/2009 của cục Lâm nghiệp về việc lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng các cấp giai đoạn 2010 - 2020.

- Quyết định số: 2668/QĐ - UBND ngày 14/11/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh “V/v phê duyệt kết quả rà roát, điều chỉnh cục bộ 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” [34].

b, Các Tài liệu liệu sử dụng

- Báo cáo diễn biến tài nguyên rừng của hạt kiểm lâm huyện Vân Đồn năm 2014;

- Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2012 và định hướng đến năm 2020 của phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện Vân Đồn;

- Báo cáo kết quả thực hiện dự án trồng rừng hỗ trợ sản suất 2006-2010 phòng Nông nghiệp, của công ty Lâm nghiệp Huyện Vân Đồn;

- Báo cáo rà soát điều chỉnh hiện trạng đất đai tài nguyên rừng quốc gia Bái Tử Long - tỉnh Quảng Ninh

- Báo cáo xây dựng và phát triển rừng Công ty TNHH 1TV Lâm nghiệp Vân Đồn.

Ninh năm 2013.

- Các tài liệu quy hoạch khác có có liên quan đến quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn Huyện Vân Đồn.

3.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Vân Đồn

3.1.2.1. Vị trí địa lý

Vân Đồn là một huyện miền núi, hải đảo nằm ở phía Đông Nam tỉnh Quảng Ninh, hợp thành bởi 2 quần đảo Cái Bầu và Vân Hải; có tọa độ địa lý từ 20o40’ đến 21o16’ vĩ Bắc và từ 107o15’ đến 108o00 kinh Đông. Vân Đồn có 12 đơn vị hành chính gồm thị trấn Cái Rồng, 11 xã với hơn 80 làng mạc. Trong đó, sáu (06) xã trên đảo Cái Bầu là các xã Đông Xá, Hạ Long, Bình Dân, Đoàn Kết, Đài Xuyên, Vạn Yên. Năm (05) xã thuộc tuyến đảo Vân Hải là các xã Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Bản Sen, Thắng Lợi.

Phía Bắc và phía Đông Bắc giáp huyện Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh), huyện Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh);

Phía Đông Nam giáp huyện Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) và vịnh Bắc Bộ; Phía Tây giáp thị xã Cẩm Phả, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) và vùng vịnh Hạ Long.

Vân Đồn cách Thủ đô Hà Nội 175km, cách thành phố Hải Phòng 80km. Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện, Thị trấn Cái Rồng cách thành phố Hạ Long 40km về phía Tây, cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái khoảng trên 100km về phía Đông

Vân Đồn có diện tích đất tự nhiên 553,20 km2, gồm 600 hòn đảo lớn nhỏ nằm trong vịnh Bái Tử Long, trong đó có hơn 20 đảo đất có người ở. Lớn nhất là đảo Cái Bầu rộng 303,26 km2 (chiếm 55%), trong đó có thị trấn huyện lỵ và 6 xã. Vùng đảo phía ngoài trải rộng 248,07 m2 (chiếm 45%) gồm 5 xã đảo. Các đảo đều có địa hình đồi núi, độ cao từ 200 đến 300m (Núi Nàng Tiên ở đảo Trà Bản cao 450 m, núi Vạn Hoa ở đảo Cái Bầu cao 397 m). Có 20 đảo đất lớn còn hầu hết các đảo nhỏ là núi đá vôi.

3.1.2.2. Địa hình, địa mạo

Hình thái chủ yếu của địa hình khu vực huyện Vân Đồn là đồi núi thấp và đảo đá với diện tích khoảng 41.530 ha, chiếm 70% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Một phần nhỏ diện tích là đồng bằng ven biển, chiếm 1,5% tổng diện tích đất toàn huyện. Như vậy, địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích trên các xã đảo và ven bờ, địa hình đồng bằng chỉ là những dải nhỏ hẹp ven bờ biển trải dài từ bến phà Tài Xá tới xã Hạ Long.

Địa hình đáy biển tương đối đơn giản và bằng phẳng. Khu vực đáy biển giữa đảo Ba Mùn và đảo Cái Bầu do quá trình mài mòn, tích tụ xảy ra làm cho bề mặt có độ bằng phẳng nhất định. Vật liệu tích tụ chủ yếu là cát bột, sỏi sạn và một phần vụn vỏ sinh vật. Một số vùng nước sâu, cửa biển đáy tồn tại các rạn đá.

nên trong toàn bộ diện tích tự nhiên của huyện, diện tích đất không lớn, chủ yếu là diện tích mặt biển, thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Trên các đảo không có sông ngòi lớn, chỉ có vài con suối trên những đảo lớn. Người dân địa phương thường gọi các eo biển giữa các đảo với nhau và với đất liền là sông như: sông Voi Lớn nằm giữa đảo Cái Bầu với đất liền, sông Mang ở đảo Quan Lạn. Trên địa bàn huyện có hai hồ nhỏ là hồ Voòng Tre và hồ Mắt Rồng.

Huyện đảo Vân Ðồn, ôm trọn vịnh Bái Tử Long, có nhiều đảo đá vôi và những hang động đẹp, nối liền với vịnh Hạ Long - di sản thế giới. Các xã đảo tuyến ngoài giáp vịnh Hạ Long (tuyến đảo Vân Hải) có nhiều bãi tắm đẹp, nhiều hải sản, khí hậu trong lành và những di tích lịch sử văn hóa, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế du lịch.

3.1.2.3. Địa chất, thổ nhưỡng

a) Địa chất, đá mẹ:

Trên các đảo Sậu Nam, Ba Mùn, Trà Ngọ có tầng đá mẹ là đá lục nguyên mầu đỏ với thành phần cát sạn, thạch anh, kết cấu cát và cuooijdanhj quắc zít, pha lẫn trầm tích vụn thô - nguồn gốc hình thành từ trầm tích cơ học, chất lượng đất tốt, giầu chất dinh dưỡng, thuận lợi cho quá trình tái tạo tự nhiên và nhân tạo của hệ thực vật. Phần còn lại là tầng đá mẹ là đá vôi nguồn gốc hình thành là trầm tích hóa học.

Địa chất đất đia trên địa bàn huyện Vân đồn rất đa dạng, bao gồm nhiều kiểu hệ núi đá vôi với nhiều hang động, thung áng và ngấn biển; Kiển núi đá lục nguyên thường bị lở ở phía biển; môi trường đới triều thường hẹp, nền đáy là cuội sỏi chiếm ưu thế. Sự đa dạng vè môi trường này chính là nguyên nhân của sự phong phú về giá trị đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng huyện Vân Đồn.

b) Thổ nhưỡng

trung tâm địa chính sở Tài nguyên & môi trường tỉnh Quảng ninh, trên địa bàn Huyện Vân Đồn có một số nhóm đất chủ yếu như sau:

- Nhóm đất mặn: Đất hình thành từ những sản phẩm phù sa sông, biển được lắng đọng trong môi trường nước biển, có thành phần cơ giới nhẹ được phân bố Đài xuyên, Bình dân, Đoàn kết phù hợp cho phát triển rừng ngập mặn;

- Nhóm đất màu nâu tím chua: có độ phì vào loại trung bình thấp, nhưng thành phần cơ giới tầng mặt nhẹ. Phân bố ở các Đài xuyên, Đoàn kết phù hợp và đảo Cái Bầu cho phát triển trồng thông nhựa, mã vĩ, keo;

- Nhóm đất màu vàng nhạt: Loại đất này là loại đất chủ yếu nằm hầu hết trên các đảo Cái bầu, Bản Sen, Trà ngọ, Ba mùn, Ngọc Vừng, Quan lạn Minh châu....

Đất trên các đảo huyện Vân Đồn hầu hết thuộc loại đất feralit vàng nhạt phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô. Từ độ cao hơn 100 m đất có rừng che phủ, độ ẩm cao, tầng dầy khoảng 50 cm và giàu dinh dưỡng. Ở độ cao nhỏ hơn 100 m, ven chân đảo đất có tầng máng khoảng 40 cm, nghèo dinh dưỡng do bị bào mòn, rửa trôi.

3.1.2.4. Khí hậu, thủy văn

a) Khí hậu:

Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; hàng năm có 2 mùa rõ rệt, đó là: mùa mưa và mùa khô.

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng tháng 3 năm sau, thường chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ thấp, lượng mưa ít.

Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thường chịu ảnh hưởng của bão.

- Nhiệt độ không khí trung bình năm 22,60c, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 38,80c và nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 4,60c.

đều giữa các tháng trong năm. Các tháng mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10)

Theo tài liệu quan trắc khí tượng thuỷ văn năm 2010 đo tại trạm Cửa Ông tỉnh Quảng Ninh chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới nhiều nhất từ tháng 7 đến tháng 9, cường độ gió cấp khá mạnh hay gây mưa lớn và triều cường dâng từ 2 - 5 m, biển động dữ dội. Trong các cơn dông thường xuất hiện lốc xoáy cục bộ.

b) Hệ thống sông suối, thuỷ văn

Huyện đảo Vân Đồn có địa hình đảo hẹp, núi đồi dốc nên có ít sông suối, có sông Voi Lớn, chiều dài 18km, chảy qua địa phận các xã Đài Xuyên, Bình Dân, Đoàn Kết, Đông Xá, rồi đổ ra biển. Phân bố của mạng lưới sông suối ít và phân bố rải rác, dòng chảy nhỏ đã gây những khó khăn lớn về vấn đề cung cấp nguồn nước ngọt, trong đó có cả cung cấp nước ngọt điều tiết cho các vùng nuôi trồng thuỷ sản.

Vân Đồn có chế độ nhật triều thuần nhất. Về mùa hè, nước thường lên vào buổi chiều và về mùa đông thường lên vào buổi sáng.

3.1.2.5. Các nguồn tài nguyên

a) Tài nguyên nước

- Nước mặt: Do địa hình bị chia cắt phức tạp, gồm nhiều các đảo nhỏ nên sông, suối phân bố ở Vân Đồn rất ít, dòng chảy nhỏ, tiết diện hẹp, khả năng lưu trữ nước kém. Toàn huyện chỉ có sông Voi Lớn và 3 con suối chảy trên các xã ven bờ, các đảo chỉ có những khe nước nhỏ từ trên đỉnh đồi, đỉnh núi chảy xuống. Toàn huyện có khoảng 200 ha diện tích nước ngọt bị nhiễm mặn nhẹ trong các hồ, ao, đầm có vai trò cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho nông nghiệp và một phần cho nuôi trồng thuỷ sản. Tài nguyên nước mặt của Vân Đồn rất ít là một khó khăn cho nhu cầu nước ngọt để cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

trữ lượng khoảng 6.130 m3/ngày, có nơi đào khoảng 3 - 4 m đã đến mạch nước ngầm. Hiện tại cũng như tương lai, nước ngầm là nguồn nước sạch chủ yếu cho sản xuất cũng như sinh hoạt của nhân dân toàn huyện. Chất lượng nước nhìn chung đa số là nước nhiễm mặn, phải qua xử lý mới có thể đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt, đáng chú ý là nguồn nước ngọt ở các đảo có thể bị nhiễm mặn. Tại Vân Đồn nguồn nước ngầm bị ảnh hưởng lớn bởi thuỷ triều, mức độ nhiễm mặn bị thay đổi theo mùa và chu kỳ của thuỷ triều, đặc biệt là vào mùa cạn khi thuỷ triều xâm nhập sâu vào đất liền gây ảnh hưởng đến mạch nước ngầm.

b) Tài nguyên động, thực vật rừng:

- Tài Nguyên thực vật rừng: Rừng trên địa bàn huyện là rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. Một đặc điểm nổi bật là cây phân cành sớm và chiều cao thấp. Căn cứ vào cấu trúc tổ thành loài cũng như cấu trúc tầng thứ có thể chia làm 3 kiểu chính:

+ Rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới thứ sinh: Đây là kiểu rừng chiếm diện tích lớn nhất. Rừng bị khai thác quá mức và mới được phục hồi trở lại sau 10 năm gần đây, rừng phân tầng không rõ rệt, tầng tán bị gián đoạn, nhấp nhô theo sự sinh trường của các loài. Các kiểu trạng thái rừng như: Rừng trung bình, rừng nghèo, rừng phục hồi , rừng hỗ giao và rừng trồng. Rừng thứ sinh trên đảo có đường kính trung bình từ 8- 24 cm, chiều cao 8-12 m trữ lượng đạt 27-74m3/ha, mật độ 500-700 cây/ha. Thành phần loài khá phong phú: Ba bét cuống lông (Mallolus hookeriunus (Seem) Muell.Arg); Bách bệnh (Eurycoma logifoliaW,Jack) Thổ mật gai (Bridelia monoica) Sồi núi (Lithocarpus comeus Rehd); Sồi núi (Lithocarpus silvicolarum Chun) Sao hòn gai (Hopea chinensis Hand – Mazz) Lọng bàng (Dillenia tusbinata Fin.et Gagnep). Mật độ tái sinh rừng đạt 2.400 - 2.600 cây/ha, với khoảng 60-70% cây tái sinh có chiều cao >1,5m, cây con tăng trường nhanh ít sâu bệnh.

+ Kiểu trạng cỏ cây bụi cỏ tranh chiếm ưu thế và nguồn gốc kiểu rừng này là do nương dẫy cũ bỏ hoang, diện tích ít phân bố trên các đảo. Loài thực vật chủ yếu là Sim, mua, lau lách, chè vè.. Thảm này cần được phục hồi bằng các biện pháp trồng mới trên các trạng thái (IA, IB, IC).

+ Kiểu rừng ngập nặm: Kiểu rừng này có diện tích nhỏ, phân bố ở phía Tây các đảo, trong các thung áng, cây có đường kính nhỏ, trữ lượng không đáng kể, ít bị khai thác. Các loại cây chủ yếu như: Cóc, Giá, Sú, Trang, vẹt ở thung áng Cái Đé có 2 loài Trang, vẹt tái sinh tốt trên đất bùn tạo thành quần thể rừng ngập nặm phong phú.

Thành phần loài: Vân Đồn có hệ thực vật khá phong phú và đa dạng. Hệ thực vật bao gồm 780 loài, 468 chi, 135 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch trong đó ngành Mộc Lan chiếm đa số với 729 loài, 438chi, 114 họ; Ngành Dương Sỉ với 16 họ, 24 chi, 45 loài; hai ngành ít loài nhất là Lá Thông có 3 họ, 4 chi, 4 loài. Trong 780 loài thực vật được thống kê có 30 loài có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện vân đồn tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030​ (Trang 29)