Quan điểm phát triển kinh tế xã hội huyện Vân Đồn năm 2030

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện vân đồn tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030​ (Trang 82 - 84)

Phát triển phải bảo đảm hiệu quả tổng thể trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời có sự lựa chọn, ưu tiên với bước đi thích hợp hướng tới hình thành một vùng lãnh thổ động lực, hiện đại, bền vững với cơ cấu hợp lý.

Phải đảm bảo tính bền vững, cân đối giữa tăng trưởng cao và bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với đặc điểm văn hóa (đặc biệt giữ trong sạch môi trường vùng vịnh Bắc bộ), trên cơ sở kết hợp hài hòa lợi ích của các ngành và lợi ích quốc gia, lợi ích của địa phương.

Phát triển kinh tế-xã hội kết hợp với đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đảm bảo đầy đủ những yêu cầu về quốc phòng, an ninh cho vùng vịnh Bắc bộ và cả nước.

Xây dựng Vân Đồn thành một Khu kinh tế, toàn huyện trở thành lãnh thổ (thành phố biển) đầu tàu hiện đại của cả nước với các mũi nhọn du lịch biển - đảo, vui chơi giải trí cao cấp, trung tâm thương mại, tài chính và giao thương quốc tế.

Đến năm 2030 cơ cấu kinh tế là nông, lâm nghiệp và thủy sản: 3%, công nghiệp và xây dựng: 46%, dịch vụ: 51%.

3.3.1.3. Quy hoạch sử dụng đất

Phương hướng chung là sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả cao, bằng các biện pháp tăng giá trị của một hecta đất.

Quy hoạch đất đai cho sản xuất nông nghiệp một cách phù hợp: phát triển đất lâm nghiệp, có thể giảm một phần đất để bố trí phát triển dịch vụ, du lịch mang lại hiệu quả cao hơn. Mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai của địa phương như sản xuất nông nghiệp chất lượng cao tại các vùng đồi. Quan tâm đến hiệu quả kinh tế và lợi ích của người lao động, chú trọng phát triển diện tích trồng cây ăn quả, cây dược liệu có giá trị kinh tế cao. Bố trí diện tích đất nuôi trồng thủy, hải sản một cách phù hợp. Nghiên cứu khai thác vùng biển để nuôi đặc hải sản, tăng cả diện tích và giá trị sản xuất.

Dành đủ diện tích đất đai đúng vị trí cần thiết để xây dựng và phát triển các khu đô thị, phát triển các khu du lịch, hình thành một số khu công nghiệp tập trung nhằm sử dụng có hiệu quả hạ tầng cơ sở như: giao thông, điện, nước,..

Bảng 3.15: Dự kiến quy hoạch sử dụng đất 2015 2020 2030 Số lượng (ha) Tỷ lệ (%) Số lượng (ha) Tỷ lệ (%) Số lượng (ha) Tỷ lệ (%) Tổng số 55.320 100,00 55.320 100,00 55.320 100,00 1. Đất nông nghiệp 40.451,5 73,37 39.110,8 70,93 38.670,8 70,17 2. Đất phi nông nghiệp 4.951 8,9 8.570,2 15,54 9.470 17,15 3. Đất chưa sử dụng 9.730,5 17,73 7.452 13,51 6.992,2 12,68

Nguồn: Xử lý theo Quy hoạch sử dụng đất của huyện năm 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện vân đồn tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030​ (Trang 82 - 84)