Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện vân đồn tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030​ (Trang 60 - 66)

Với diện tích đất lâm nghiệp 40.291,3 ha chiếm 72% tổng diện tích tự nhiên, việc phát triển sản xuất lâm nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của một bộ phận không nhỏ người dân sống trên địa bàn huyện.

Rừng huyện Vân Đồn cùng với hệ thống rừng tỉnh Quảng Ninh, có chức năng phòng hộ đầu nguồn, điều tiết nguồn nước; cung cấp nước cho các ngành nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản, hiện tại đã đưa vào sử dụng như hồ Khe Mai, Khe Bòng, hồ Vòng tre..

Vườn Quốc gia Bái Tử Long là nơi bảo tồn các nguồn gen động thực vật quý hiếm.. Rừng là lá phổi xanh của huyện, là lá chắn bảo vệ các công

trình cơ sở hạ tầng, phòng chống lũ quét, sạt lở, sói mòn làm thoái hóa đất, chắn sóng biển, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần không nhỏ trong việc phát triển Khu kinh tế Vân Đồn.

Phát triển sản xuất lâm nghiệp có hiệu quả sẽ tạo thêm việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống của người dân, cung cấp gỗ nguyên liệu cho công nghiệp khai thác than, chế biến lâm sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững, góp phần ổn định trật tự và an ninh chính trị xã hội.

a. Đánh giá diễn biến tài nguyên rừng

Bảng 3.7: Diễn biến rừng và độ che phủ rừng giai đoạn (2010 - 2014)

Đơn vị tính: Ha

TT Hạng mục Năm 2010 Năm 2014 So sánh tăng (+); giảm (-) 1 Đất có rừng (ha) 32.116,80 33.515,59 1.398,79

- Rừng tự nhiên (ha) 20.898,68 14.057,13 -6.841,55 - Rừng trồng (ha) 11.267,40 19.458,46 8.191,06 2 Tỷ lệ che phủ (%) 54,7 59,0 4,3

(Nguồn số liệu: Hạt kiểm lâm huyện Vân Đồn)

Từ năm 2010 đến năm 2014 qua 5 năm thực hiện chương trình 661, chương trình bảo vệ và phát triển rừng diện tích đất có rừng tăng 1.389,79 ha, nâng tỉ lệ che phủ của rừng từ 54,7% năm 2010 lên 59% vào năm 2014 bình quân hàng năm tăng 0,85%.

b, Đánh giá trình độ phát triển khoa học, công nghệ lâm nghiệp

Khâu lâm sinh: Diện tích trồng rừng sản xuất những năm gần đây chủ yếu vẫn trồng bằng cây gieo hạt, chất lượng giống chưa tốt nên rừng phân hóa mạnh, năng suất, chất lượng chưa cao.

Trong khai thác, chế biến lâm sản mức độ ứng dụng công nghệ tiên tiến nhưng còn chậm, sản phẩm chế biến chủ yếu ở dạng thô, sơ chế, giá trị không cao.

Trong quản lý, chỉ đạo điều hành đã tăng cường sử dụng các thiết bị tiên tiến như: công nghệ thông tin địa lý, công nghệ viễn thám, hệ thống bản đồ kỹ thuật số trên nên VN 2000, hệ thống phần mềm Mapinfo, sử dụng định vị GPS trong quản lý xây dựng bản đồ, quy hoạch, thiết kế và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng nên đã phần nào hạn chế được sai số và công tác quản lý, cập nhât kịp thời, chặt chẽ, thuân lợi hơn.

c, Đánh giá nguồn nhân lực trong lâm nghiệp

Theo số liệu thống kê đến hết năm 2014, số cán bộ công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp của huyện, tập trung làm việc tại Hạt kiểm lâm; Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Vân Đồn; Vườn Quốc gia Bái Tử Long và Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn có khoảng 152 người, trong đó trình độ đại học trên 50 người, cán bộ trung cấp khoảng 90 người còn lại là công nhân kỹ thuật. Đối với lực lượng lao động trực tiếp sản xuất, phần lớn là chưa qua đào tạo. Để phục vụ nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp trong thời gian tới, cần tăng cường hơn nữa vấn đề đào tạo, bổ sung thêm nguồn nhân lực có trình độ cao.

d, Thành tựu, tồn tại và nguyên nhân * Thành tựu:

Những năm gần đây, công tác bảo vệ và phát triển rừng đã đạt được kết quả quan trọng, tỷ lệ che phủ rừng toàn huyện từ 54,7% năm 2010 lên 59 % năm 2014, đã góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tăng cường vai trò chức năng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, chống sói mòn; chắn sóng, chắn cát ven biển hạn chế thiệt hại do thiên tai và lũ bão gây ra; bảo vệ nguồn sinh thuỷ đầu mối các công trình thuỷ lợi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống của nhân dân.

Công tác quản lý rừng và đất rừng đã được chuyển đổi mạnh mẽ từ quản lý lâm nghiệp Nhà nước tập trung sang quản lý lâm nghiệp xã hội với sự tham gia ngày càng nhiều các thành phần kinh tế; rừng và đất rừng đã được giao, khoán, cho thuê đến các chủ quản lý, kinh doanh và sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

* Tồn tại

Diện tích rừng tuy có tăng, độ che phủ đạt và vượt so với mục tiêu, nhưng chất lượng, tính đa dạng sinh học chưa cao của cả rừng tự nhiên và rừng trồng;

Một số diện tích rừng vẫn tiếp tục bị thu hẹp, do chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác;

Tăng trưởng của ngành lâm nghiệp có tăng nhưng chưa thực sự bền vững; giá trị gia tăng của sản phẩm còn thấp. Sản xuất ở vùng sâu, vùng xa, chi phí cho khâu khai thác, vận xuất, vận chuyển cao; năng suất rừng trồng quảng canh thấp. Thu nhập của người làm nghề rừng còn thấp và chưa ổn định; đa số người dân ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn chưa thực sự có thu nhập từ rừng và chưa thể sống bằng nghề rừng; đời sống của cán bộ, công nhân làm lâm nghiệp còn rất nhiều khó khăn. Tác động của ngành lâm nghiệp đối với xóa đói giảm nghèo còn hạn chế, chưa tạo ra nhiều việc làm;

Ngành công nghiệp chế biến lâm sản còn rất nhiều bất cập, hệ thống cơ sở chế biến với thiết bị và công nghệ còn lạc hậu; sản phẩm vẫn là nguyên liệu thô chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Việc phát triển các cơ sở chế biến lâm sản còn thiếu quy hoạch và tầm nhìn chiến lược, tính cạnh tranh chưa cao; nguồn nguyên liệu chưa ổn định.

Việc quản lý sử dụng đất quy hoạch cho lâm nghiệp còn bất cập; người dân còn sử dụng đất lâm nghiệp được giao vào các mục đích khác hoặc chưa tận dụng hết tiềm năng của đất, nhiều diện tích đất được nhận nhưng thiếu vốn đầu tư nên để hoang hóa thời gian dài gây lãng phí, một số diện tích đất lâm nghiệp ở xa, hạ tầng đường xá, cầu cống còn hạn chế nên việc triển khai sản

xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn.

Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của rừng và tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều hạn chế.

* Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan:

Chu kỳ sản xuất của cây lâm nghiệp dài ngày, lợi nhuận thấp, nhiều rủi ro bởi ảnh hưởng của thời tiết; nơi có điều kiện phát triển lâm nghiệp lại là các vùng khó khăn, điều kiện kinh tế - xã hội chậm phát triển; thị trường lâm sản chậm phát triển và tính cạnh tranh thấp. Khả năng về vốn đầu tư còn thiếu thốn và nhiều hạn chế.

Rừng trải rộng trên địa bàn lớn; sức ép gia tăng dân số lên đất rừng và lâm sản ngày càng cao, nhất là các khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi thiếu đất sản xuất nông nghiệp;

Hệ thống cơ sở chế biến chậm phát triển; hệ thống giao thông chưa đồng bộ dẫn đến chi phí vận chuyển và dịch vụ cao và thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp thấp;

Thị trường lâm sản còn bị ảnh hưởng, phụ thuộc nhiều từ các đối tác nước ngoài, dẫn đến mất ổn định trong sản xuất kinh doanh.

Nguyên nhân chủ quan

Nhận thức về vai trò của lâm nghiệp trong công tác phát triển kinh tế - xã hội chưa thực sự đầy đủ và toàn diện; chưa đánh giá đúng tiềm năng, giá trị môi trường của rừng đem lại cho xã hội, chưa xác định rõ chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp từ khâu tạo rừng, khai thác, chế biến lâm sản và cung cấp dịch vụ từ rừng. Rừng trải rộng trên địa bàn lớn; sức ép gia tăng dân số lên đất rừng và lâm sản ngày càng cao, nhất là các khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi thiếu đất sản xuất nông nghiệp;

đ,Những lợi thế, hạn chế và thách thức

Lợi thế:

Huyện Vân Đồn có diện tích đất lâm nghiệp chiếm 72,8% diện tích tự nhiên của huyện. Tiềm năng về tự nhiên đã tạo cho Vân Đồn có thế mạnh về du lịch biển đảo đặc thù để phát triển du lịch sinh thái, du lịch tâm linh. Hệ thống đảo đá, đảo đất, bãi cát, bãi triều tạo lên một đặc thù riêng có của Vân Đồn đây là tiềm năng thế mạnh để phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với du lich, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân, đồng thời cải thiện môi trường sinh thái.

Lợi thế đặc biệt trong phát triển lâm nghiệp là vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, nằm trên trục kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh là một vị trí thuận lợi thu hút đầu tư và tiêu thụ sản phẩm.

Hạn chế, thách thức:

Điều kiện tự nhiên thuộc đất lâm nghiệp phức tạp, địa hình chia cắt mạnh, khí hậu, đất đai không đồng nhất tạo thành nhiều tiểu vùng khác nhau, giao thông đi lại trên biển còn nhiều bất cập phụ thuộc vào thời tiết; vì vậy khó khăn trong việc phát triển và quản lý bảo vệ rừng.

Khu kinh tế Vân Đồn đi vào hoạt động vừa là thuận lợi song cũng là khó khăn thách thức trong vấn đề quản lý sử dụng rừng và đất rừng.

Dân số càng tăng theo nhịp độ đo thị hóa gây áp lực về nhu cầu sử dụng đất và lâm sản.

Chất lượng rừng trồng còn thấp, chất lượng rừng tự nhiên ngày càng bị suy giảm, khả năng cung cấp nguyên liệu hạn chế. Đất chưa có rừng phân tán, không tập trung.

Công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật trong tạo giống mới, trồng rừng và khai thác chế biến lâm sản chưa đáp ứng thực tế đòi hỏi của thị trường.

thức lớn nhất trong phát triển lâm nghiệp. Để phát triển lâm nghiệp cần khai thác tài nguyên trong khi nhu cầu đảm bảo an ninh môi trường và đa dạng sinh học đang là đòi hỏi và là xu thế tất yếu của tất cả các quốc gia.

Phát triển lâm nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư lớn, chu kỳ dài trong khi nguồn lực có hạn mà nhu cầu trước mắt lại là vấn đề cấp thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện vân đồn tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030​ (Trang 60 - 66)