Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện vân đồn tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030​ (Trang 53 - 59)

a, Hiện trạng quy hoạch 3 loại rừng

Căn cứ tiêu chí xác định và phân loại rừng theo trữ lượng tại Thông tư số: 35/2009/TT - BNNPTNT ngày 10/06/2009 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Căn cứ Quyết định số: 4903/QĐ - UBND ngày 27/12/2007 của UBND tỉnh Quảng Ninh “V/v phê duyệt kết quả rà soát 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”.

Căn cứ Quyết định số: 2668/QĐ - UBND ngày 14/11/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh “V/v phê duyệt kết quả rà soát điều chỉnh 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”. Hiện trạng diện tích rừng và đất rừng trên địa bàn huyện như sau:

Bảng 3.3: Hiện trạng rừng và đát lâm nghiệp năm 2014:

Đơn vị tính: ha

Rừng đất rừng Tổng DT Rừng đặc dụng Rừng PH Rừng sản xuất

Tổng diện tích lâm nghiệp 40.291,3 5.941,8 10.851,8 23.497,7

I. Diện tích đất có rừng 35.979,3 5.303,1 8.955,43 21.530.81 1. Rừng tự nhiên 20.133,4 5.125,1 6.037,8 8.700,5 a) Rừng gỗ lá rộng 13.235,5 3.616,9 3.247,9 6.370,6 - Rừng giàu - Rừng trung bình 1.597,9 508,9 266,7 903,9 - Rừng nghèo 1.881,1 508,9 491,1 811,1 - Rừng phục hồi 9.756,5 2.680,7 2.490,2 4.585,6 b) Rừng hỗn giao 2.448,8 118,9 2.329,9 - Gỗ, tre nứa 2.448,8 118,9 2.329,9 - Lá rộng, lá kim

c) Rừng tre nứa thuần loài

d) rừng ngập mặn 2.561,7 127,6 2.434,1 e) Rừng núi đá 1.887,4 1.380,5 506,9 2. Rừng trồng 15.845,9 178,0 3.173,5 12.494,3 - Rừng gỗ có trữ lượng 11.922,1 88,8 363,7 11.469,5 - Rừng gỗ chưa có trữ lượng 3.909,9 78,1 2.809,7 1.022,04 II. Đất chưa có rừng 4.312 638,8 1.370,3 2.302,8 - Ia+Ib 2.332,4 170,5 979,5 758,93 - Ic 1.980,2 51,4 391 1.543,79 - Bãi triều; cát lầy 1.177,82 416,9 691,1 69,82

Giải thích bảng 01:

Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 40.291,3ha; Trong đó: rừng phòng hộ 10.851,8 ha; rừng đặc dụng 5.941,8 ha; rừng sản xuất 23.497,7 ha;

Diện tích đất có rừng là: 35.979,3 ha, chiếm 65,03% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện, trong đó: rừng tự nhiên 20.133,4 ha, chiếm 36,39%, rừng trồng 15.845,9 ha, chiếm 28,64% tổng diện tích tự nhiên của huyện;

Diện tích đất chưa có rừng: 4.312,6 ha, chiếm 4,08% diện tích tự nhiên toàn huyện.

Bảng 3.4: Hiện trạng 3 loại rừng trên địa bàn huyện

Đơn vị tính ha Loại rừng và đất lâm nghiệp Hiện trạng rừng và đất LN hết năm 2013 Diện tích QH theo QĐ số: 2668/2014/QĐ- UBND So sánh chênh lệch tăng (+); giảm (-) Tổng DT rừng & đất rừng 40.358,2 40,291,3 -66,9 - DT rừng đặc dụng 5.941,8 5.941,8 0 - DT rừng phòng hộ 10.418,8 10.851,8 433 - DT rừng sản xuất 23.997,6 23.497,7 499,9

Đối chiếu hiện trạng đất lâm nghiệp tính đến hết năm 2013 so với kết quả rà soát điều chỉnh quy hoạch lại 3 loại rừng theo Quyết định số: 2668/2014/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp giảm 66,9 ha (trong đó thuộc quy hoạch đất rừng sản xuất giảm 499,9ha sang phòng hộ 433 ha và 66,9 ha chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích sử dụng đất không phải cho lâm nghiệp).

b, Hiện trạng đất lâm nghiệp theo chủ quản lý

Bảng 3.5: Hiện trạng rừng theo chủ quản lý

Đơn vị tính ha Loại đất rừng Tổng DT Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Tổng BQL Tổng Tổ chức, DN UBND HGĐ Tổng Tổ chức , DN UBND HGĐ Đất LN 40.91,3 5.941,8 5.941,8 10.841,8 4.898,9 2.671,2 3.281,7 23.497,7 8.290,9 2.509 12.459,6 I. Đất có rừng 35.979,4 5.303 5.303 7.474,8 3.399,1 3.7960 3.064,6 21.194,8 7.315,9 1.676,4 11.853,2 1.Rừng tự nhiên 20.133,4 5.125 5.125 6.307,9 3.303,9 1.850 1.154 8.700,5 3.313,4 213,4 5.006,4 2. Rừng trồng 15.846 178 178 3.173,6 1.166,9 96,1 1.910,6 12494,3 4.184,5 1.463 6.846,8 II. Đất chưa có rừng 4.311,9 638,8 638,8 1.370,3 428,1 725,1 217,1 2.302,8 792,9 826,3 606,4

( Chi tiết xem biểu 04/HT đính kèm)

c, Trữ lượng các loại rừng theo chủ quản lý

Bảng 3.6 : Hiện trạng trữ lượng rừng theo chủ quản lý.

Loại rừng Cộng Rừng đặc dụng Rừng P. hộ Rừng sản xuất Tổng trữ lượng rừng 1.009.000 185.100 153.500 670.400 1.Rừng tự nhiên 651.300 182.400 142.600 326.300 2. Rừng trồng 357.700 2.700 10.900 344.100

( Chi tiết xem biểu 05/HT)

Tổng trữ lượng các loại rừng của huyện là 1.009.000 m3 Trong đó: - Trữ lượng rừng gỗ tự nhiên: 651.300 m3 gỗ, rừng trung bình trữ lượng bình quân 32m3/ha, rừng nghèo trữ lượng 35 m3/ha, rừng gỗ hỗn giao trữ lượng bình quân 30 m3/ha.

- Trữ lượng rừng trồng : 357.700 m3 gỗ, chiếm 35,45% tổng trữ lượng rừng của toàn huyện.

Trữ lượng rừng trồng cấp tuổi III, IV từ 60 - 80 m3/ha chiếm tỷ lệ nhỏ, diện tích rừng cấp tuổi II có trữ lượng chiếm tỷ lệ lớn, trữ lượng bình quân rừng trồng cấp tuổi II từ 20 -25m3/ha.

Nhìn chung trữ lượng rừng tự nhiên và rừng trồng còn thấp cần phải có tác động để nâng dần chất lượng rừng nhất là đối với rừng sản xuất.

d, Tình hình tái sinh phục hồi rừng

Kết quả điều tra thu thập số liệu đánh giá tình hình tái sinh phục hồi tự nhiên trên đất trống đồi trọc ở trạng thái Ic và một số phần diện tích rừng IIa1 như sau:

- Trạng thái IIa1: Mật độ cây gỗ tái sinh từ 2000 - 3000 cây/ha, cây có triển vọng, có chiều cao H ≥ 1m, N/ha = 700 - 1.000 cây/ha. Tổ thành loài cây thường gặp là: Thành ngạnh, Re, Dẻ, Kháo, Thầu tấu, Trâm, Muồng, Lọng Bàng, Mần Tang, Vối thuốc... Đối với trạng thái IIa1 trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và sản xuất chỉ tiến hành khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, tăng cường công tác bảo vệ thì sau 5-7 năm sẽ trở thành rừng non phục hồi có trữ lượng 20 - 25m3/ha.

- Trạng thái IC: Mật độ cây tái sinh từ 1000 - 2000 cây/ha, cây mục đích có chiều cao H > 1m, N/ha = 300 - 500 cây/ha.

đ, Tài nguyên lâm sản ngoài gỗ:

Lâm sản ngoài của huyện Vân Đồn khá đa dạng và phong phú như: Ba kích, Thanh mai; Hoàng đằng, Huyết giác, Nấm linh chi, măng tre, nứa, vầu...; các dược liệu quý hiếm được phân bố nhiều dưới tán rừng, đặc biệt huyện đảo có thế mạnh về nguồn nhựa thông do thổ nhưỡng thích hợp nên thông nhựa phát huy ưu thế cả về năng suất và chất lượng.

Lâm sản ngoài gỗ có ở huyện Vân Đồn khá phong phú về chủng loại, nhưng cơ bản chưa được quy hoạch để sản xuất thành hàng hóa.

Khai thác và chế biến gỗ không phải là thế mạnh của địa phương, việc khai thác và chế biến được thực hiện với quy mô nhỏ, chủ yếu của công ty TNHH 1TV Lâm nghiệp Vân Đồn thực hiện trên đối tượng rừng sản xuất của Công ty và dịch vụ trên địa bàn huyện.

Các tổ chức khác và người dân thực hiện khai thác, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ chủ yếu vẫn thực hiện tự phát chưa quy hoạch được vùng sản xuất và quy hoạch được hệ thống danh mục hàng hóa, lâm sản ngoài gỗ làm cơ sở cho việc xây dựng cơ sở vật chất, vùng nguyên liệu tập trung phục vụ cho kế hoạch khai thác và chế biến lâm sản nên chưa khai thác được tối đa giá trị của gỗ và lâm sản trong và sau khai thác.

f, Hiện trạng về cơ sở hạ tầng:

Hiện nay, điều kiện cơ sở hạ tầng lâm nghiệp trên địa bàn huyện còn hạn chế chưa đáp ứng được đã được yêu cầu phát triển ngành lâm nghiệp. Hiện có 56km đường lâm nghiệp còn lại chủ yếu dựa vào hệ thống đường mòn, đường dân sinh. Các trạm, chốt BVR đều bị xuống cấp, hư hỏng cần phải được nâng cấp sửa chữa. Trên địa bàn huyện có 01 vườn ươm của Công ty TNHH 1TV lâm nghiệp Vân Đồn công suất hàng triệu cây chủ yếu phục vụ công ty và trồng cây môi trường của huyện

Đánh giá chung về tài nguyên rừng:

Thuận lợi:

Với vị trí địa lý cửa ngõ thông thương với Trung Quốc qua cửa khẩu Quốc tế Móng Cái và nằm trong tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Vân Đồn có rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng.

Sự đa dạng về tài nguyên khí hậu, tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh học sẽ tạo điều kiện cho Vân Đồn phát triển đa dạng các loài cây trồng.

Vân Đồn có hệ sinh thái tự nhiên biển với nhiều cảnh quan có giá trị bảo tồn thiên nhiên, giá trị thẩm mỹ cao là động lực cho phát triển du lịch.

Qũy đất để sản xuất kinh doanh lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao, là tiềm năng để phát triển lâm nghiệp.

Khó khăn:

Hiệu quả sử dụng đất còn thấp, đặc biệt đối với diện tích rừng tự nhiên nghèo không còn khả năng tái sinh tự nhiên. Thực trạng tranh chấp, lấn chiếm đất rừng trên địa bàn huyện diễn biến phức tạp.

Thách thức lớn là phải bảo vệ và nâng cao chất lương diện tích rừng tự nhiên hiện có, cải tạo một số diện tích rừng và đất lâm nghiệp có khả năng phát triển du lịch sinh thái, phục vụ cảnh quan môi trường, bảo đảm tính đa dạng sinh học, ổn định và phát triển rừng bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện vân đồn tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030​ (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)