Vai trò của chuẩn đầu ra trong dạy học, đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học theo chuẩn đầu ra ở các trường trung học phổ thông, huyện hưng hà, tỉnh thái bình (Trang 35 - 37)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Vai trò của chuẩn đầu ra trong dạy học, đánh giá

1.3.2.1. Đối với việc lập kế hoạch dạy học, xác định mục tiêu bài học

Chuẩn đầu ra là cơ sở để lập kế hoạch dạy học cho cả bậc học, môn học. Căn cứ vào chuẩn đầu ra người lập kế hoạch dạy học xác định được mục tiêu cho cả bậc học, môn học, lớp học. Đồng thời nó cũng là thước đo nhằm đối chiếu mức độ đạt được của hoạt động dạy của giáo viên và mức độ đạt được của hoạt động học của học sinh.

Chuẩn đầu ra giúp xác định mục tiêu bài học. Chú trọng dạy học nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, đảm bảo không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa. Mức độ khai thác sâu kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh trong sách giáo khoa phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.

1.3.2.2. Đối với việc lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trên lớp

Chuẩn đầu ra giúp sáng tạo về phương pháp dạy học, phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của học sinh. Chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập của học sinh.

Chuẩn đầu ra giúp trong dạy học thể hiện được mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh; tiến hành dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, kết giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, làm việc theo nhóm.

Chuẩn đầu ra là cơ sở để trong dạy học, chú trọng đến việc rèn luyện các kỹ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống.

Chuẩn đầu ra là cơ sở để trong dạy học, chú trọng đến việc động viên khuyến khích kịp thời sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập; đa dạng hóa nội dung, các hình thức, cách thức đánh giá và tăng cường hiệu quả việc đánh giá.

Như vây, có thể nói chuẩn đầu ra là cơ sở để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thành công, nhất là yêu cầu lao động của xã hội hiện nay.

1.3.2.3. Đối với việc tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Kiểm tra và đánh giá là hai khâu trong một quy trình thống nhất nhằm xác định kết quả thực hiện mục tiêu dạy học. Kiểm tra là thu thập thông tin từ riêng lẻ đến hệ thống về kết quả thực hiện mục tiêu dạy học. Đánh giá là xác định mức độ đạt được về thực hiện mục tiêu dạy học.

Đánh giá kết quả học tập thực chất là việc xem xét mức độ đạt được của hoạt động học của học sinh so với mục tiêu đề ra đối với từng môn học, từng lớp học, cấp học. Mục tiêu của mỗi môn học được cụ thể hóa thành các chuẩn đầu ra. Từ các chuẩn này, khi tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học, cần phải thiết kế thành các tiêu chí nhằm kiểm tra được đầy đủ cả về định tính và định lượng kết quả học tập của học sinh.

Như vậy, ta có thể thấy chuẩn đầu ra có ảnh hưởng tới tất cả các khâu của quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Chuẩn đầu ra là thước đo xây dựng hệ tham chiếu mức độ đạt được trong quá trình học tập của học sinh, nghĩa là chuẩn đầu ra chính là công cụ nhằm thu thập thông tin phục vụ quá trình kiểm tra. Sau khi thu thập được thông tin, xử lý số liệu ta bắt đầu quá trình đánh giá, tức là đối chiếu kết quả thu đựoc với chuẩn đầu ra để đánh giá hiệu quả học tập của học sinh. Từ đó, có biện pháp tư vấn, thúc đẩy phát triển hoạt động học của học sinh theo hướng đáp ứng yêu cầu của chuẩn đầu ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học theo chuẩn đầu ra ở các trường trung học phổ thông, huyện hưng hà, tỉnh thái bình (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)