Thực trạng quản lý lập kế hoạch dạy học theo chuẩn đầu ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học theo chuẩn đầu ra ở các trường trung học phổ thông, huyện hưng hà, tỉnh thái bình (Trang 56 - 63)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Thực trạng quản lý lập kế hoạch dạy học theo chuẩn đầu ra

2.2.2.1. Thực trạng việc lập kế hoạch dạy học theo chuẩn đầu ra của giáo viên

Lập kế hoạch dạy học là một trong những bước đầu tiên của việc cụ thể hóa mục tiêu chương trình, môn học; nội dung chương trình. Đối với việc dạy học theo chuẩn đầu ra cần phải lấy chuẩn đầu ra của chương trình làm cơ sở để xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá của mỗi môn học, bài học, tiết học. Vì vậy việc lập kế hoạch dạy học là việc làm không thể thiếu đối với mỗi nhà trường, mỗi tổ chuyên môn và mỗi giáo viên. Do vậy Sở giáo dục và đào tạo Thái Bình đã yêu cầu kế hoạch dạy học có trong danh mục loại hồ sơ của các nhà trường, các tổ chuyên môn và của giáo viên. Tuy nhiên việc kiểm tra của sở về lập kế hoạch thường là đầu năm học, của các nhà trường kiểm tra tối đa 2 lần trong một năm học. Điều này dẫn đến tình trạng làm xong để đấy, thậm chí kế hoạch dạy học còn chưa được đầy đủ.

Qua phỏng vấn, tôi nhận thấy các yếu tố đầu vào của quá trình dạy học như: thông tin về học sinh, thông tin về sách giáo khoa, đồ dùng, thiết bị dạy học, … cho đến những chỉ tiêu phấn đấu về xếp loại giáo dục của học sinh, các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện kế hoạch giáo dục … lại được thể hiện thông qua kế hoạch chủ nhiệm của giáo viên.

Như vậy, việc lập kế hoạch dạy học của giáo viên mới chỉ được lồng ghép vào kế hoạch chủ nhiệm và các hoạt động do Đoàn thanh niên tổ chức. Công việc lập kế hoạch dạy học của giáo viên chưa được tiến hành riêng rẽ, có hệ thống.

2.2.2.2. Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch dạy học theo chuẩn đầu ra của giáo viên

Sở giáo dục đào tạo Thái Bình hàng năm yêu cầu các trường trung học phổ thông lập kế hoạch dạy học trong hồ sơ giáo viên, nên ngay từ đầu năm học các nhà trường đều chỉ đạo các tổ chuyên môn và giáo viên lập kế hoạch dạy học trong Hội nghị cán bộ viên chức, sau tổ chuyên môn lập kế hoạch chung của tổ đồng thòi các giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học theo chuyên môn được phân công. Giáo viên cụ thể hóa kế hoạch của nhà trường, của tổ chuyên môn trong kế hoạch của cá nhân. Các loại kế hoạch này đều được nhà trường và tổ chuyên môn phê duyệt.

Như vậy, việc quản lý lập kế hoạch dạy học của giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc phê duyệt kế hoạch của tổ, giáo viên, kế hoạch chủ nhiệm.

2.2.3. Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch bài học (soạn giáo án) theo chuẩn đầu ra

2.2.3.1. Thực trạng việc lập kế hoạch bài học (soạn giáo án) của giáo viên

Kế hoạch bài học có vai trò quan trọng trong việc cụ thể hóa mọi văn bản chỉ đạo về hoạt động dạy học. Mục tiêu giáo dục, chuẩn đầu ra của các môn học được cụ thể hóa ở mục tiêu bài học, mục tiêu cho từng hoạt động. Việc hình thành các mục tiêu của mỗi hoạt động sẽ góp phần hoàn thành mục tiêu của bài học, môn học, cấp học. Vì vậy, việc xác định mục tiêu bài học và mục tiêu cho hoạt động đúng là yếu tố quyết định tới hiệu quả giáo dục.

Mặc dù kế hoạch dạy học của mỗi giáo viên đã được lập riêng. Qua khảo sát 270 giáo viên thuộc 5 trường trung học phổ thông huyện Hưng Hà, tôi thấy thực trạng việc lập kế hoạch bài học của giáo viên như sau:

- Căn cứ để giáo viên xây dựng kế hoạch bài học.

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát căn cứ xây dựng kế hoạch bài học của giáo viên

Căn cứ xây dựng kế hoạch bài học (soạn bài) Sử dụng thường xuyên Sử dụng ít Không sử dụng SL % SL % SL %

Kế hoạch dạy học bộ môn 11 4 32 12 227 84

Mục tiêu môn học 32 12 97 36 141 52

Chuẩn đầu ra của môn học bài học 5 2 27 10 258 88 Nội dung sách giáo khoa và sách

giáo viên 270 100 0 0 0

Cơ sở vật chất phục vụ dạy học 265 98 5 2 0 0 Chỉ đạo của tổ, nhà trường, Sở 265 98 5 2 0 0 Kiến thức nền tảng của học sinh 32 12 119 44 119 44 Nhu cầu học tập môn học của học sinh 27 10 70 26 173 64 Qua bảng trên, có thể thấy: 100% giáo viên chọn sách giáo khoa, sách giáo viên làm căn cứ để xây dựng kế hoạch nhằm xác định mục tiêu bài học, xác định nội dung dạy học và lựa chọn hình thức tổ chức, phương pháp dạy học. Có 98% giáo viên chọn văn bản chỉ đạo của của tổ, nhà trường, Sở giáo dục làm căn cứ xây dựng kế hoạch bài học trong việc cụ thể những chỉ đạo chuyên môn của cơ quan chuyên môn. Các căn cứ còn lại được giáo viên sử dụng ít: kế hoạch môn học (4%), mục tiêu môn học (12%), chuẩn đầu ra (2%) trong quá trình lập kế hoạch dạy học. Những yếu tố mang tính cá biệt của học sinh như: nhu cầu, thái độ của học sinh, sự hứng thú học tập môn học của học sinh chưa được giáo viên xem như một căn cứ để xây dựng kế hoạch bài học. Những điểm này hoàn toàn phù hợp với những điểm đã nêu tại mục 4.2.1; 4.2.2 đã nêu ở trên.

Như vậy, việc lập kế hoạch bài dạy của giáo viên chủ yếu lấy sách giáo khoa, sách giáo viên, cơ sở vật chất phục vụ dạy học và các văn bản chỉ đạo làm căn cứ để xây dựng kế hoạch bài học. Các yếu tố như mục tiêu môn học, chuẩn đầu ra của môn học, bài học chưa được chọn làm căn cứ để xây dựng kế hoạch bài học. Việc xây dựng kế hoạch bài học chưa quan tâm nhiều đến đặc điểm của người học.

- Nội dung kế hoạch bài học

Sau khi tổng hợp lấy ý kiến của 270 giáo viên về nội dung kế hoạch bài học và nghiên cứu kế hoạch bài học của giáo viên, tác giả thu được kết quả như sau: Qua bảng 2.6 ta thấy:

Về xây dựng mục tiêu bài học: giáo viên đã xác định mục tiêu bài học dựa vào sách giáo viên (100%); việc xác định mục tiêu bài học chưa căn cứ vào chuẩn đầu ra(12%). Ngoài ra, các mục tiêu thành phần, mục tiêu cho từng hoạt động chưa được giáo viên nêu trong kế hoạch bài học (4%). Về cách diễn đạt mục tiêu bài học, chỉ có 4% giáo viên đã diễn đạt mục tiêu bài học bằng các động từ cụ thể có thể lượng hóa được.

Về việc lựa chọn hình thức tổ chức dạy học: 100% giáo viên đã dự kiến hình thức tổ chức dạy học.

Về xác đinh các yếu tố cơ sở vật chất trong quá trình thực hiện kế hoạch bài học: 100% giáo viên đã xác định được nhu cầu đồ dùng, thiết bị dạy học của giáo viên và học sinh.

Về dự kiến phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cho từng hoạt động, đơn vị kiến thức cụ thể chưa được thể hiện trong kế hoạch bài học, có 48% giáo viên được hỏi làm việc này.

Việc tổ chức các hoạt động lên lớp: việc tổ chức dạy học chưa được thiết kế dưới dạng các hoạt động với tên gọi, mục tiêu,cách thức tiến hành, dự kiến thời gian, và kết quả đạt được của mỗi hoạt động, … chỉ có 2% giáo viên được hỏi làm việc này. Kế hoạch bài học cũng đã có dự kiến thời gian cho mỗi hoạt động (98%), nhưng chưa chỉ rõ hoạt động của thầy, của trò (chỉ có 46% giáo viên được hỏi làm được).

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát nội dung kế hoạch bài học TT Nội dung thường có trong kế hoạch

dạy học

Không SL % SL %

1 Xác định mục tiêu chung cho bài học (kiến

thức, kỹ năng, thái độ) theo chuẩn đầu ra 32 12 238 88 2 Xác định mục tiêu chung cho bài học(kiến

thức, kỹ năng, thái độ) theo sách giáo viên 270 100 0 0 3 Xác định mục tiêu cho các đối tượng học

sinh yếu, kém, học sinh giỏi 27 10 243 90 4 Xác định mục tiêu riêng cho từng đơn vị kiến

thức (hoạt động) hướng tới mục tiêu bài học 11 4 259 96 5

Các mục tiêu có trong kế hoạch bài học được diễn đạt bằng các động từ cụ thể có thể lượng hóa được

16 6 254 94

6

Tiến trình lên lớp được thiết kế dưới dạng các hoạt động. Trong đó: có tên hoạt động; mục tiêu của mỗi hoạt động; xác định những kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh cần có sau hoạt động; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ đã học để giải quyết; những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách giải quyết phù hợp…

5 2 265 98

7 Nhu cầu đồ dùng, thiết bị dạy học của thầy,

của trò 270 100 0 0

8 Dự kiến hình thức tổ chức dạy học ( trên lớp

hay ngoài trời) 270 100 0 0

9 Dự kiến sử dụng phương pháp dạy học cho

từng đơn vị kiến thức, cho từng hoạt động 130 48 140 52 10 Dự kiến hoạt động của thầy, của trò trong

từng phần việc cụ thể 125 46 146 54 11 Dự kiến thời gian cho từng hoạt động trong

tiết học 265 98 5 2

12 Dự kiến thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá

học sinh 103 38 167 62

13 Thể hiện rõ nội dung của hoạt động tiếp nối

cho học sinh 140 52 130 48

14 Những điều chỉnh, bổ xung, rút kinh nghiệm

Việc hướng dẫn hoạt động tiếp nối cho học sinh mới được thể hiện trên kế hoạch bài học (đạt 52%).

Việc ghi chép, rút kinh nghiệm sau giờ dạy chưa được chú trọng ( có 2% giáo viên làm được).

Như vậy, việc lập kế hoạch bài học vẫn theo lối truyền thống, giáo viên còn bị động trong quá trình xác định mục tiêu môn học, bài học và cụ thể mục tiêu đó thành các mục tiêu bộ phận nhằm từng bước hoàn thành mục tiêu bài học, môn học. Việc sử dụng chuẩn đầu ra trong việc lập kế hoạch bài học chưa được thực hiện một cách chủ động.

2.2.3.2. Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch bài học (soạn giáo án) của giáo viên theo chuẩn đầu ra

Quản lý việc lập kế hoạch bài học là một trong những việc làm quan trọng trong việc quản lý khâu chuẩn bị lên lớp của giáo viên. Nó giúp quá trình quản lý hoạt động dạy học được thống nhất, liên tục.

Qua khảo sát ý kiến của 56 cán bộ quản lý, 270 giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Hưng Hà đã thu được kết quả tại bảng thống kê 2.7 như sau:

Qua bảng trên ta thấy:

- Về việc triển khai các văn bản hướng dẫn chuyên môn: cán bộ quản lý cho rằng việc triển khai các văn bản hướng dẫn chuyên môn có liên quan đến việc thực hiện kế hoạch được thực hiện tốt (28%) và khá (58%), không có ý kiến cho rằng chưa thực hiện, trong khi có 68% giáo viên cho rằng việc này đạt ở mức TB, chỉ có 2% cho rằng thực hiện tốt, không có ý kiến cho rằng chưa thực hiện. Như vậy, có thể kết luận rằng việc triển khai các văn bản hướng dẫn chuyên môn có liên quan đến việc thực hiện kế hoạch đã đạt được ở mức trung bình khá.

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý việc lập kế hoạch bài học (soạn giáo án) của giáo viên theo chuẩn đầu ra

TT Nội dung công việc

Mức độ thực hiện(%) Chưa thực hiện Tốt Khá T.B Yếu CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV 1

Triển khai các văn bản hướng dẫn chyên môn đến việc lập kế hoạch môn học tới giáo viên

28 2 58 12 10 68 4 8 0 0

2 Tập huấn về cách lập kế hoạch

bài học theo chuẩn đầu ra 0 0 0 0 0 0 0 0 100 100 3

Tập huấn về cách xác định mục tiêu bài học theo

chuẩn đầu ra 0 0 0 0 0 0 0 0 100 100

4

Tập huấn về cách lựa chọn nội dung dạy học phù hợp

với mục tiêu dạy học 0 0 0 0 0 0 0 0 100 100 5

Tập huấn về cách lựa chọn phương pháp và hình thức tổ

chức dạy học 0 0 0 0 0 0 0 0 100 100

6 Triển khai quy định về cấu

trúc kế hoạch bài học 28 30 56 58 16 12 0 0 0 0 7

Triển khai quy định về hình thức trình bày kế

hoạch bài học 64 80 28 10 8 10 0 0 0 0

8

Tập huấn về cách thiết kế các hoạt động trên lớp phù

hợp với từng thể loại bài dạy 0 0 0 0 8 10 0 0 92 90 9 Tổ chức duyệt kế hoạch bài

dạy hàng tuần 8 12 12 20 80 68 0 0 0 0

10

Kiểm tra việc sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học thông qua kiểm tra kế hoạch bài học

0 0 12 10 88 90 0 0 0 0

11

Kiểm tra tính phù hợp giữa mục tiêu dạy học với việc lựa chọn nội dung, tổ chức hoạt động trên lớp và lựa chọn phương pháp dạy học

0 0 0 0 8 6 0 0 92 94

12 Tổ chức kiểm tra dân chủ kế

hoạch bài học hàng tháng 0 25 0 51 0 15 0 3 100 5 13

Lưu trữ kế hoạch bài học hàng năm để sử dụng như

một tư liệu dạy học 28 36 60 54 12 10 0 0 0 0 14

Sử dụng kết quả kiểm tra kế hoạch bài học trong đánh

Như vậy, việc duyệt kế hoạch bài học hang tuần mới chỉ dừng lại ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học theo chuẩn đầu ra ở các trường trung học phổ thông, huyện hưng hà, tỉnh thái bình (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)