Thực trạng quản lý thực hiện kế hoạch bài học theo chuẩn đầu ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học theo chuẩn đầu ra ở các trường trung học phổ thông, huyện hưng hà, tỉnh thái bình (Trang 63 - 67)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.4. Thực trạng quản lý thực hiện kế hoạch bài học theo chuẩn đầu ra

theo đúng chương trình, thời khóa biểu khi lên lớp chứ chưa quan tâm nhiều đến nội dung của kế hoạch bài học cũng như tính logic, hệ thống trong kế hoạch bài học.

- Việc lưu trữ kế hoạch bài học: 100% cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng việc này thực hiện ở mức độ tốt (28% cán bộ quản lý và 36% giáo viên) và khá (60% cán bộ quản lý và 54% giáo viên) chỉ có 12% cán bộ quản lý và 10% giáo viên) coi việc này hoàn thành ở mức trung bình.

- Việc sử dụng kết quả kiểm tra kế hoạch bài học trong đánh giá, xếp loại giáo viên: 100% cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng việc này đã thực hiện. Tuy nhiên chỉ có 12% cán bộ quản lý và 16% giáo viên đánh giá ở mức độ tốt còn lại là mức độ trung bình và khá.

Như vậy việc sử dụng kết quả kiểm tra kế hoạch bài học trong đánh giá, xếp loại giáo viên đã được thực hiện trong các đợt kiểm tra toàn diện, kiểm tra theo quý. Tuy nhiên việc sử dụng kết quả này trong đánh giá giáo viên là chưa tốt.

2.2.4. Thực trạng quản lý thực hiện kế hoạch bài học theo chuẩn đầu ra của giáo viên giáo viên

2.2.4.1. Thực trạng thực hiện kế hoạch bài học theo chuẩn đầu ra của giáo viên

Sau khi đã có kế hoạch bài học, việc thực hiện kế hoạch bài học trong giờ học là công việc tiếp theo trong quy trình triển khai trong hoạt động dạy học. hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch bài học có tính chất quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường và là cơ sở để đánh giá năng lực giáo viên.

Khảo sát 270 giáo viên tại 5 trường trung học phổ thông huyện Hưng Hà về thực trạng thực hiện kế hoạch bài học của giáo viên, tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện kế hoạch bài học theo chuẩn đầu ra của giáo viên

STT Nội dung hoạt động

Mức độ thực hiện Thường

xuyên Đôi khi

Chưa thực hiện

SL % SL % SL %

1 Thực hiện đúng thời khóa biểu,

chương trình 270 100 0 0 0 0

2 Cập nhật, mở rộng bài với những

kiến thức mới 49 18 221 82 0 0

3 Thực hiện đúng thời gian lên lớp cho

mỗi tiết học 265 98 5 2 0 0

4 Thay đổi phương pháp dạy học khi

học sinh không hứng thú học bài 32 12 184 68 54 20 5 Trao đổi với học sinh về phương

pháp học tập 70 26 151 56 49 18

6

Yêu cầu và hướng dẫn học sinh tìm và khai thác thông tin liên quan đến bài học ngoài sách giáo khoa

32 12 124 46 114 42

7 Hướng dẫn học sinh tự học 265 98 5 2 0 0

8 Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của

học sinh 262 97 0 0 8 3

9 Thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả

của học sinh theo quy chế 270 100 0 0 0 0

10

Đối chiếu kết quả đạt được của học sinh với mục tiêu bài học, mục tiêu hoạt động

38 14 232 86 0 0

11 Đối chiếu kết quả đạt được của học

sinh với chuẩn đầu ra 22 8 248 92 0 0

12

Lấy ý kiến phản hồi của học sinh để rút kinh nghiệm và sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh phương pháp dạy học

11 4 32 12 227 84

13 Hướng dẫn học sinh các hoạt động

tiếp nối 270 100 0 0 0 0

14 Liên hệ nội dung giờ dạy với thực tế

cuộc sống 151 56 111 41 8 3

15 Tổ chức các hoạt động lên lớp theo

kế hoạch bài học 270 100 0 0 0 0

16 Quan tâm đến đối tượng học sinh

Số liệu bảng trên cho thấy: giáo viên đã thực hiện thường xuyên các công việc: thực hiện đúng thời khóa biểu, chương trình; các khâu của quá trình lên lớp được tiến hành đúng; có chú ý đến việc đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học, tạo hứng thú học tập cho học sinh, … Tuy nhiên, cũng nhận thấy rằng, việc lập kế hoạch bài học vẫn theo lối truyền thống, giáo viên chưa mạnh dạn tiến hành đổi mới cách thức tổ chức dạy học theo hướng tổ chức các hoạt động cho học sinh; việc kiểm tra cho học sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch bài học vẫn được thực hiện thường xuyên nhưng chưa đối chiếu với chuẩn đầu ra của bài học, của chương trình nhằm đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của học sinh cũng như mức độ thành công của việc thực hiện kế hoạch bài học. Như vậy có thể thấy, giáo viên chưa thực sự thực hiện kế hoạch bài học theo chuẩn đầu ra một cách hệ thống.

2.2.4.2. Thực trạng quản lý việc thực hiện kế hoạch bài học theo chuẩn đầu ra của giáo viên

Quản lý việc thực hiện kế hoạch bài học theo chuẩn đầu ra của giáo viên đã được hiệu trưởng các nhà trường thực hiện bằng các hoạt động.

Vào đầu năm học, hiệu trưởng căn cứ vào nhiệm vụ năm học phổ biến tới toàn thể cán bộ giáo viên trong đó có chỉ đạo về việc thực hiện kế hoạch bài học. Theo đó, giáo viên lấy làm căn cứ để tổ chức giờ dạy cho phù hợp và hướng tới hiệu quả tốt nhất. Sau đó, hiệu trưởng chỉ đạo việc kiểm tra theo các hình thức thường xuyên, đột xuất giờ dạy của giáo viên. Theo đó tất cả giáo viên đều được dự giờ thông qua thực tập, thao giảng, dự giờ qua hoạt động thanh tra toàn diện trong hoạt động sư phạm nhà giáo của giáo viên và dự giờ qua các hội thi giáo viên giỏi cấp trường. Tuy nhiên các hoạt động này tập trung chủ yếu vào đợt chào mừng kỷ niệm 20 - 11, việc kiểm tra hồ sơ giáo viên có trường thực hiện một năm một lần, thông thường thì một năm hai lần.

Qua khảo sát ý kiến của 56 cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình về hoạt động quản lý việc thực hiện kế hoạch bài học theo chuẩn đầu ra của giáo viên đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.9: Khảo sát thực trạng quản lý việc thực hiện kế hoạch bài học theo chuẩn đầu ra của giáo viên

STT Các hoạt động đã thực hiện Mức độ thực hiện(%) Tốt Khá T.B Yếu CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV

1 Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá

giờ dạy của giáo viên 64 30 36 30 0 70 0 0

2

Thực hiện kiểm tra thường xuyên, đột xuất việc thực hiện kế hoạch bài học của giáo viên

12 0 76 20 12 70 0 10

3

Thực hiện bồi dưỡng kỹ năng triển khai các hoạt động trên lớp, kỹ năng triến khai các phương pháp dạy học

0 0 8 4 88 90 4 6

4 Bồi dưỡng sử dụng đồ dùng,

thiết bị dạy học hiệu quả 0 0 12 16 88 82 0 0 5

Đánh giá giờ dạy của giáo viên thông qua kết quả học tập của học sinh

0 0 0 0 80 86 20 14

6 Tổ chức thao giảng, thi giáo

viên giỏi 0 0 52 50 32 40 12 10

7 Sử dụng kết quả dự giờ trong

đánh giá, xếp loại giáo viên 80 20 12 70 8 10 0 0

Kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy:

- Về việc xây dựng tiêu chuẩn giờ dạy: phần nhiều cán bộ quản lý đã cho rằng việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy của giáo viên là thực hiện khá (64%) và tốt (36%) nhưng phần lớn giáo viên lại cho rằng hoạt động này chỉ đạt trung bình (70%) và khá (30%), không có giáo viên đánh giá ở mức tốt.

- Việc thực hiện dự giờ thường xuyên đột xuất được giáo viên đánh giá đa số đạt được ở mức trung bình (70%), không có người cho rằng đạt loại tốt còn cán bộ quản lý lại đánh giá đạt loại khá (76%) là chủ yếu.

- Việc bồi dưỡng kỹ năng triển khai các hoạt động trên lớp, kỹ năng triển khai các phương pháp dạy học, kỹ năng sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học được cán bộ quản lý đánh giá ở mức trung bình. Đây là một trong những hoạt động nhằm nâng cao năng lực dạy học của giáo viên nhưng chưa được thực hiện tốt ở các nhà trường.

- Tổ chức thao giảng dưới hình thức các cuộc thi, hội thi gắn với dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm học nhằm khích lệ giáo viên tích cực đầu tư, đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy.

- Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại giờ dạy để đánh giá, xếp loại giáo viên. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các ý kiến đều đánh giá việc sử dụng kết quả đánh giá giờ dạy chủ yếu ở mức khá và tốt, nhưng chất lượng của các hoạt động thao giảng thì chỉ có 52% cán bộ quản lý và 50% giáo viên đánh giá ở mức trung bình, không có giáo viên đánh giá ở mức tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học theo chuẩn đầu ra ở các trường trung học phổ thông, huyện hưng hà, tỉnh thái bình (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)