Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học theo chuẩn đầu ra ở các trường trung học phổ thông, huyện hưng hà, tỉnh thái bình (Trang 42 - 43)

8. Cấu trúc của luận văn

1.6.1. Các yếu tố chủ quan

1.6.1.1. Mục tiêu, nội dung, chương trình sách giáo khoa

Trong quản lý dạy học việc xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình sách giáo khoa là yếu tố quan tâm hàng đầu của các cấp quản lý giáo dục. Muốn đạt được hiệu quả trong dạy học cần xác định rõ mục tiêu của quá trình dạy học theo từng lớp, lứa tuổi, môn học đảm bảo đủ các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Tiếp theo là việc xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học theo từng vùng miền, phù hợp tâm lý và thực tế xã hội. Tất cả những yếu tố đó cần được Hội đồng khoa học cấp Trung ương, Bộ giáo dục và đào tạo thẩm định và đưa vào chương trình, sách giáo khoa áp dụng thực tế sau khi đã thử nghiệm. Việc xây dựng mục tiêu, chương trình, sách giáo khoa ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý dạy học vì đó cũng là kim chỉ nam, là yếu tố để đánh giá chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học của các trường. Vấn đề đang đặt ra hiện nay đối với giáo dục trung học là đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa cho đảm bảo phù hợp với thực tế đáp ứng được nhu cầu hội nhập của đất nước hiện nay.

1.6.1.2. Hoạt động quản lý của cán bộ quản lý đối với hoạt động dạy học trung học

Kết quả quản lý một tổ chức phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng năng lực của các cán bộ quản lý trong tổ chức đó đối với việc thực hiện các chức năng quản lý (kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra) là một trong những yếu tố quyết định. Như vậy, đối với quản lý dạy học của các trường trung học, ngoài năng lực quản lý của người lãnh đạo thì năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý dạy học các cấp có tác động trực tiếp và quan trọng đến kết quả quản lý dạy học.

1.6.1.3. Năng lực đội ngũ giáo viên

Trong quá trình dạy học, trình độ và năng lực của đội ngũ giáo viên có ý nghĩa đối với việc xác định mục tiêu, thực hiện nội dung và chương trình, lựa chọn các phương pháp và hình thức, sử dụng các phương tiện dạy học, xây dựng môi trường dạy học ... nhằm mang lại kết quả dạy học như mục tiêu mong muốn. Do đó, có thể nói chất lượng, hiệu quả giáo dục còn được quy định bởi năng lực, phẩm chất, ý thức, thái độ, trách nhiệm của mỗi giáo viên trước công việc được giao. Đây là yếu tố quan trọng định ra kết quả cao thấp của công tác quản lý dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học theo chuẩn đầu ra ở các trường trung học phổ thông, huyện hưng hà, tỉnh thái bình (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)