Đánh giá chung về giáo dục THPT của huyện Hưng Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học theo chuẩn đầu ra ở các trường trung học phổ thông, huyện hưng hà, tỉnh thái bình (Trang 51 - 53)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.3. Đánh giá chung về giáo dục THPT của huyện Hưng Hà

2.1.3.1. Những mặt mạnh và các kết quả đã đạt được

Công tác chính trị, tư tưởng bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên được chú trọng. Công tác xây dựng Đảng, bồi dưỡng cán bộ nguồn, cán bộ đoàn thể trong nhà trường được đẩy mạnh và phát huy tác dụng. Phong trào thi đua hai tốt sôi nổi, kỷ cương, nề nếp trong nhà trường được giữ vững.

Phương pháp “Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh ” đang được thực hiện tốt, mang lại hiệu quả cao.

Ủy Ban nhân dân Tỉnh và sở giáo dục và đào tạo đã tạo mọi điều kiện để các nhà trường phát huy được thế mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Các phong trào thi đua của nhà trường ngày càng được mở rộng và phát triển.

Công tác xã hội hóa giáo dục, khuyến học, khuyến tài phát triển mạnh. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trung học phổ thông của huyện đều có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên tạo điều kiện cho sự phát triển của nhà trường.

Chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn học sinh giỏi đang từng bước đạt duy trì, đẩy mạnh và phát triển.

Nhìn chung, chất lượng giáo dục trung học phổ thông huyện Hưng Hà luôn nhận được sự lãnh đạo toàn diện của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở giáo dục và đào tạo, huyện ủy Hưng hà và các cấp ủy Đảng chính quyền và nhân dân các xã, thị trấn trong huyện. Đây là điều kiện thuận lợi và thế mạnh góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

2.1.3.2. Những mặt hạn chế và tồn tại

Các phòng chức năng phục vụ cho việc dạy học vẫn còn thiếu, thư viện các trường vẫn chưa đầy đủ và còn chưa thu hút được học sinh, các phòng thí nghiệm xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu của dạy học theo xu hướng đổi mới. Việc xây dựng các trường chuẩn quốc gia còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là cơ sở vật chất, diện tích các nhà trường còn thiếu.

Một số môn chủ chốt còn thiếu giáo viên có năng lực và kinh nghiệm giảng dạy, các giáo viên dạy hợp đồng mới vào nghề năng lực và kinh nghiệm còn yếu. Chất lượng một số ít giáo viên chưa đáp ứng đước theo xu thế đổi mới chương trình dạy học.

Nhận thức của một số cán bộ quản lý nhà trường về đổi mới phong cách lãnh đạo, mạnh dạn thay đổi tư duy trong giáo dục còn chậm và chưa mang tính sáng tạo.

Công tác quản lý dạy học chưa thực sự hiệu quả, vẫn còn thiếu sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường, công tác quản lý dạy học còn chưa thiết thực và mang tính hiệu quả, một số trường công tác này còn mang tính cả nể cao.

Chất lượng giáo dục của các trường qua các năm mặc dù có tăng nhưng tính an toàn và ổn định vẫn chưa cao.

2.1.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế và tồn tại

Một bộ phận nhỏ cán bộ quản lý do năng lực quản lý, chưa thực sự năng động khắc phục khó khăn và tự giác vươn lên trong công việc được phân công. Vẫn còn có những hiệu trưởng vẫn chưa thay đổi cách suy nghĩ về cập nhật thông tin mới, còn trông chờ, ỉ lại, làm được đâu hay đấy, tư tưởng bảo thủ, ngại đấu tranh, …

Nhận thức của một bộ phận nhân dân và một số cán bộ còn ở mức độ thấp chưa thấy được vị trí, vai trò công tác giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đội ngũ cán bộ quản lý các trường, các giáo viên chưa chuyển biến kịp thời về mức độ nhận thức trước sự chuyển biến kinh tế, xã hội, trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin, trước những yêu cầu đòi hỏi của học sinh ngày nay.

Một bộ phận giáo viên còn chưa thực sự tâm huyết, không chịu tu dưỡng, phấn đấu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nên còn chưa cập nhật với những yêu cầu ngày càng cao của giáo dục hiện nay.

Công tác tổ chức cán bộ, công tác thi đua khen thưởng, công tác phê bình, tự phê bình vẫn càn mang tính cào bằng, nể nang, ngại va chạm đồng thời chịu sự chi phối của cấp trên gây khó khăn cho việc cân đối, đánh giá và đồng bộ giáo viên.

Việc tăng trưởng kinh tế địa phương còn chưa đáp ứng được với nhu cầu và sự phát triển giáo dục và đào tạo.

Cơ sở vật chất của nhiều trường còn chưa đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học theo chuẩn đầu ra ở các trường trung học phổ thông, huyện hưng hà, tỉnh thái bình (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)