Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về việc thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học theo chuẩn đầu ra ở các trường trung học phổ thông, huyện hưng hà, tỉnh thái bình (Trang 53 - 56)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về việc thực

quy trình dạy học theo chuẩn đầu ra

Chúng tôi đã tiến hành xin ý kiến của 55 cán bộ quản lý (bao gồm: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên, tổ trưởng tổ chuyên môn) về việc dạy học theo chuẩn đầu ra. Kết quả thu được được tác giả xử lý bằng phương pháp thống kê và đưa ra đánh giá thực trạng việc dạy học theo chuẩn đầu ra như sau:

2.2.1.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên về dạy học theo chuẩn đầu ra

Bảng 2.4: Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học Các yếu tố Ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởng ít Không ảnh hưởng SL % SL % SL %

Nội dung chương

trình dạy học 49 90 6 10 0 0

Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của giáo viên

44 80 11 20 0 0

Công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

53 96 2 4 0 0

Đồ dùng, thiết bị

phục vụ dạy học 6 11 27 49 22 40

Dạy học theo chuẩn

đầu ra 6 10 38 69 11 20

Chất lượng đầu vào

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy: giáo viên đã có nhận thức đúng đắn khi cho rằng các yếu tố: phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dạy học của nhà trường. Trong khi chỉ có 10% số giáo viên coi việc dạy học theo chuẩn đầu ra là có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dạy học. Điều này chứng tỏ giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về tác dụng của phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, chất lượng đầu vào của học sinh, tuy nhiên việc sử dụng chuẩn đầu ra vào quá trình dạy học là chưa rõ nét.

2.2.1.2. Thực trạng thực hiện quy trình dạy học theo chuẩn đầu ra

Qua phỏng vấn cán bộ quản lý chúng tôi nhận thấy: ở tất cả các trường đều chưa chủ động thực hiện quy trình dạy học theo chuẩn đầu ra một cách hệ thống. Tuy nhiên khi đối chiếu các công việc cụ thể trong quá trình dạy học của giáo viên vào quy trình dạy học, tôi thấy như sau:

Bước 1: Chuẩn bị. ở bước này các nhà trường đã thực hiện như sau:

- Phân tích nhu cầu:

+ Giáo viên chưa thấy được vị trí môn học trong tổng thể chương trình bậc trung học phổ thông cũng như giữa các môn học với nhau.

+ Việc tìm hiểu thông tin về người học của giáo viên mới đã được thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên khi được hỏi thông tin về học sinh được dùng để làm gì thì giáo viên chưa nêu được sự liên quan giữa thông tin học sinh với việc lựa chọn nội dung dạy học và việc tác động của giáo viên nhằm điều chỉnh những mong đợi, thái độ của học sinh.

- Xác định mục tiêu dạy học: Việc xác định mục tiêu dạy học còn thực hiện một cách sơ sài. Cơ sở để xác định mục tiêu dạy học là phần mục tiêu trong sách giáo viên chứ chưa căn cứ vào chuẩn đầu ra của chương trình, của bài dạy. Mặt khác việc xác định mục tiêu tổng quát cho từng môn học ở cả cấp học, ở từng khối lớp chưa được nhắc tới. Mục tiêu dạy học vẫn còn chung chung, chưa cụ thể cho từng đối tượng học sinh, chưa có các cấp độ mục tiêu rõ ràng.

- Việc tổ chức nội dung, lựa chọn phương pháp, thiết bị dạy học mới chỉ mang tính chung chung cho tất cả đối tượng học sinh. Chưa rõ nội dung cho đối tượng học sinh yếu, học sinh giỏi, …

- Việc thiết kế công cụ và quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa căn cứ vào chuẩn đầu ra của chương trình, chưa đưa mức độ hợp tác, thái độ của học sinh vào đánh giá.

- Sản phẩm của việc lập kế hoạch dạy học dựa trên cơ sở văn bản chương trình, kế hoạch năm học và những thông tin có được từ sự phân tích nhu cầu mới chỉ dừng lại ở giáo án.

Bước 2: Thực thi

- Xây dựng kế hoạch bài dạy:

+ Việc xác định mục tiêu bài dạy chi tiết ứng với từng đơn vị nội dung của bài chủ yếu dựa vào nội dung mục tiêu trong sách giáo viên, chưa xác định mục tiêu dựa vào chuẩn đầu ra. Chưa có mục tiêu chi tiết cho từng hoạt động.

+ Giáo viên chưa mạnh dạn lựa chọn nội dung ngoài sách giáo khoa để phù hợp với đối tượng học sinh. Chưa tự chủ trong việc lựa chọn nội dung dạy phù hợp với đối tượng học sinh. Chưa tự chủ trong việc lựa chọn nội dung dạy học trong khi điều này đã được nhà trường và sở giáo dục cho phép. Điều này chứng tỏ tư tưởng ngại thay đổi ở giáo viên vẫn còn tồn tại.

+ Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, thiết bị dạy học vẫn còn mang tính truyền thụ kiến thức, chưa lựa chọn theo hướng thiết kế hoạt động cho học sinh.

- Chuẩn bị môi trường dạy học: Tùy vào điều kiện cơ sở vật chất, hoàn cảnh cụ thể của từng nhà trường, giáo viên chuẩn bị các đồ dung, phương tiện,… Tuy nhiên qua khảo sát cho thấy hiện nay đồ dùng hỗ trợ dạy học ở các trường đã xuống cấp, nhiều thiết bị thí nghiệm đã hư hỏng, cán bộ chuyên trách của các trường thì không đúng chuyên môn, điều này gây khó khăn cho các hoạt động dạy học của các trường.

- Việc lập hồ sơ môn học: lịch báo giảng, giáo án, sổ dự giờ, sổ kiểm tra đánh giá kết quả, … theo quy định của Sở giáo dục và đào tạo là đầy đủ. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng đủ về số lượng nhưng chất lượng thì sơ sài, nhiều giáo viên lấy nguyên giáo án ở trên mạng mà không điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn đơn vị lớp giảng dạy, …

Bước 3: Đánh giá, cải tiến

- Việc ghi chép, đánh giá: giáo viên chưa ghi chép được đầy đủ thông số, số liệu, đặc biệt là việc ghi chép các mặt được, chưa được và các vấn đề cần rút kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy; các ý kiến nhận xét của đồng nghiệp, của cán bộ thanh tra chuyên môn, phản hồi của học sinh, …

- Giáo viên chưa chủ động mạnh dạn trong việc xây dựng kế hoạch cải tiến chương trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học theo chuẩn đầu ra ở các trường trung học phổ thông, huyện hưng hà, tỉnh thái bình (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)