Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học theo chuẩn đầu ra ở các trường trung học phổ thông, huyện hưng hà, tỉnh thái bình (Trang 67 - 69)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.5. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học

chưa được hệ thống và cụ thể. Vai trò của chuẩn trong hoạt động này chưa được thể hiện rõ.

2.2.5. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn đầu ra theo chuẩn đầu ra

Hiện nay, kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông được thực hiện theo quy định đánh giá và xếp loại học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh được các nhà trường thực hiện nghiêm túc theo quy chế.

Qua khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên chúng tôi thấy thực trạng quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh như sau:

Bảng 2.10: Kết quả khảo sát thực hiện việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

TT Các hoạt động đã thực hiện Mức độ thực hiện (%) Tốt Khá T.B Yếu CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV

1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh

giá kết quả học tập của học sinh 34 20 76 80 0 0 0 0 2 Tổ chức lực lượng kiểm tra đánh

giá kết quả học tập của học sinh 52 44 48 56 0 0 0 0 3

Tập huấn cho giáo viên về kỹ năng ra đề kiểm tra kết quả học tập của học sinh theo chuẩn đầu ra

0 0 0 0 0 0 100 100

4

Tổ chức xây dựng ngân hang đề thi kiểm tra tiến độ học tập của HS theo từng tuần, kiểm tra định kỳ bám sát yêu cầu chuẩn đầu ra

0 0 0 0 0 0 100 100

5

Tập huấn kỹ thuật kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn đầu ra

0 0 0 0 0 0 100 100

6

Tổ chức kiểm tra đánh giá định kỳ kết quả học tập của học sinh theo yêu cầu của chương trình

58 44 42 56 0 0 0 0

7 Lưu trữ kết quả kiểm tra, đánh

giá kết quả học tập của học sinh 58 44 42 56 0 0 0 0

Kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy:

- Về việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh: 100% cán bộ quản lý và giáo viên đều cho rằng việc này đã thực hiện được ở mức khá (76% cán bộ quản lý và 80% giáo viên);

- Về việc tổ chức lực lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh được 100% cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng đã thực hiện khá (48% cán bộ quản lý và 56% giáo viên) và tốt ((52% cán bộ quản lý và 44% giáo viên).

- Việc tổ chức kiểm tra đánh giá định kỳ kết quả học tập và lưu trữ kết quả kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo yêu cầu của chương trình cũng nhận được sự đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên là khá (58% cán bộ quản lý và 44% giáo viên) và tốt (42% cán bộ quản lý và 56% giáo viên).

- Về việc thực hiện tập huấn cho giáo viên về kỹ năng ra đề kiểm tra kết quả học tập của học sinh theo chuẩn đầu ra nhận được sự đánh giá đều chưa thực hiện, 100% cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá hoạt động này chưa thực hiện. Đa số cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng việc tổ chức xây dựng ngân hàng đề thi kiểm tra tiến độ học tập của học sinh theo từng tuần, kiểm tra định kỳ bám sát yêu cầu của chuẩn đầu ra thực hiện ở mức trung bình, không có người đánh giá ở mức tốt.

Như vậy, việc quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn đầu ra mới chỉ dừng lại ở các hoạt động xây dựng kế hoạch, tổ chức lực lượng, tổ chức lưu trữ kết quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Những công việc mang tính chất đặc trưng của việc quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn đầu ra chưa được thực hiện một cách chủ động và có hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học theo chuẩn đầu ra ở các trường trung học phổ thông, huyện hưng hà, tỉnh thái bình (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)